logo

Soạn Công nghệ 11 Bài 24 ngắn nhất trang 111, 112, 113: Cơ cấu phân phối khí

Hướng dẫn Soạn Công nghệ 11 Bài 24 ngắn nhất: Cơ cấu phân phối khí bám sát nội dung SGK Công nghệ 11 trang 111, 112, 113 theo chương trình SGK Công nghệ 11. Tổng hợp lý thuyết Công nghệ 11 đầy đủ, giúp các bạn nắm vững nội dung bài học.

Bài 24: Cơ cấu phân phối khí trang 111, 112, 113 SGK Công nghệ 11


I. Nhiệm vụ và phân loại


II. Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp

Trả lời câu hỏi trang 112 SGK Công nghệ 11

Tại sao trong động cơ 4 kì số vòng quay của trục cam chỉ bằng 1/2 số vòng quay của trục khuỷu.

Lời giải:

Vì trong động cơ 4 kỳ, 1 chu trình gốm hút, nén, cháy – giãn nở, xả diễn ra trong 2 vòng quay trục khuỷu. Các gối cam trên trục cam điều khiển việc đóng mở các xupap nạp và xả, mà 1 chu kỳ đóng mở cả xupap ứng với 1 chu trình động cơ thực hiện trong 1 vòng quay trục cam. Nên số vòng quay trục khuỷu bằng 2 lần số vòng tay trục cam.

Trả lời câu hỏi trang 113 SGK Công nghệ 11

Trình bày nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí xupap đặt.

Lời giải:

Nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí xupap đặt: Trục khuỷu quay sau đó nhờ cặp bánh răng tác động làm trục cam quay, cam tác động vào con đội, con đội tác động vào đũa đẩy, đũa đẩy tác động vào cò mổ, cò mổ tác động vào xupap. Sau đó nhờ lò xo xupap mà cửa nạp (thải) được đóng mở.


Luyện tập

Trả lời câu hỏi 1 trang 113 SGK Công nghệ 11

Trình bày nhiệm vụ của cơ cấu phân phối khí.

Lời giải:

Nhiệm vụ: Đóng mở các cửa nạp cửa thải đúng lúc để động cơ thực hiện quá trình nạp khí mới vào xilanh và thải khí đã cháy ra ngoài.

Trả lời câu hỏi 2 trang 113 SGK Công nghệ 11

So sánh cấu tạo của cơ cấu phân phối khí xupap đặt và cơ cấu phân phối khí xupap treo.

Lời giải:

Nói về xupáp thì trong lịch sử động cơ đốt trong có 2 cách bố trí xupáp khi thiết kế động cơ: 
- Một loại được lắp với mặt xupáp hướng lên trên (hướng lên nắp máy), đuôi xupáp hướng xuống dưới (hướng về phía lốc máy) được gọi là xupáp đặt, loại này thể tích buông đốt lớn à tỷ số nén thấp à hiệu suất động cơ thấp, số vòng quay động cơ cũng thấp; đây là thiết kế động cơ kiểu cũ và hiện nay, gần như không còn thiết kế động cơ theo kiểu này. 
- Một loại nữa xupáp được lắp với mặt xupáp quay xuống dưới hướng vào đỉnh pít-tông, đuôi xupáp quay lên trên và được lò lo giữ ở dạng treo nên được gọi là xupáp treo. Loại này có được nhiều ưu điểm hơn như tỷ số nén cao hơn, số vòng quay động cơ cao, hiệu suất động cơ cao… Các động cơ hiện nay hầu như sử dụng loại xupáp treo. 

Trả lời câu hỏi 3 trang 113 SGK Công nghệ 11

Trình bày nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí xupap đặt và cơ cấu phân phối khí xupap treo.

Lời giải:

- Nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí xupap treo: Khi động cơ làm việc, trục cam 1 và các cam trên đó được trục khuỷu 6 dẫn động thông qua cặp bánh răng 10 sẽ quay để dẫn động đóng, mở các xupap nạp, thải.

- Cụ thể là: Khi vấu cam quay qua, nhờ lò xo xupap dãn ra, các chi tiết của cơ cấu lại trở về vị trí ban đầu, cưa nạp (hoặc thải) lại được đóng kín.

- Nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí xupap đặt: Khi trục khuỷu quay, trục cam quay theo, vấu cam đẩy con đội đi lên, xupáp lên theo, mở đường ống hút ( hoặc xả ) thông với buồng đốt để thực hiện kỳ hút (hoặc xả). Khi vấu cam quay tới vị trí thấp thì xupáp được lò xo kéo xuống đậy kín lỗ thông ngắt khoang ống hút ( hoặc xả ) với buồng đốt. Vít chỉnh ở con đội dùng để điều chỉnh khe hở nhiệt đuôi xupáp. 

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Công nghệ 11 Bài 24 ngắn nhất: Cơ cấu phân phối khí trong bộ SGK Công nghệ 11. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 16/10/2022 - Cập nhật : 29/07/2023