logo

Bài 24. Thực hành: Quan sát, nhận dạng ngoại hình giống vật nuôi

Bài 24: Thực hành: Quan sát, nhận dạng ngoại hình giống vật nuôi

I – CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị ít nhất hai giống vật nuôi khác nhau của cùng một loài trong số các vật nuôi phổ biến trong nước hay giống có sẵn địa phương.

2. Tư liệu về khả năng sản xuất, hình thức nuôi dưỡng các giống.

II – QUY TRÌNH THỰC HÀNH

1. Quan sáttrên con vật thật hoặc hình ảnh một số giống vật nuôi các tiêu chí sau:

Các đặc điểm ngoại hình dễ nhận biết nhất của giống (để phân biệt với giống khác): màu sắc lông, đầu cổ, sừng, yếm, tai mõm, mỏ, mào, chân….

Hình dáng tổng thể và chi tiết các bộ phận có liên quan đến sức sản xuất của con vật ( tầm vóc , thể hình, cơ bắp , bầu vú …) để dự đoán hướng sản xuất của nó .

Soạn Công nghệ 10: Bài 24. Thực hành: Quan sát, nhận dạng ngoại hình giống vật nuôi | Giải bài tập Công nghệ 10

Soạn Công nghệ 10: Bài 24. Thực hành: Quan sát, nhận dạng ngoại hình giống vật nuôi | Giải bài tập Công nghệ 10

2. Nhận xét và trình bày kết quả

Sau khi quan sát, hãy ghi kết quả nhận xét về đặc điểm ngoại hình và dự đoán hướng sản xuất của một số giống vật nuôi theo mẫu bảng 24:

Giống vật nuôi

Nguồn gốc

Đặc điểm ngoại hình dễ nhận biết

Hướng sản xuất

Vịt siêu thịt

Giống nhập nội

Toàn thân màu trắng

Nuôi để lấy thịt (chính) ngoài ra nuôi để lấy trứng

Gà Hu bat

Giống nhập nội

Toàn thân màu trắng, ngực rộng, nở nang.

Nuôi để lấy thịt là chính.

Lợn Landrace

Giống nhập nội

Toàn thân trắng tuyền, lông trắng, đầu nhỏ, dài, tai to rủ kín mặt, tai cúp về phía trước, cổ nhỏ và dài

Tỉ lệ nạc cao, chất lượng thịt tốt, khả năng thích nghi cao, chống bệnh tốt. Nuôi lấy thịt.

III – ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

- Học sinh điền vào bảng và tự đánh giá kết quả thực hành

- Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh thể hiện qua các bảng.

Xem toàn bộ Soạn Công nghệ 10: Bài 24. Thực hành: Quan sát, nhận dạng ngoại hình giống vật nuôi