logo

Soạn bài: Xây dựng đoạn văn trong văn bản (siêu ngắn)


Soạn bài: Xây dựng đoạn văn trong văn bản


I. THẾ NÀO LÀ ĐOẠN VĂN?

Câu 1 (trang 34 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

 Văn bản gồm 2 ý.

+ Viết về Ngô Tất Tố

+ Tác phẩm ‘Tức nước vỡ bờ” và giá trị của nó

Mỗi ý được thể hiện thành một đoạn văn.

Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Dấu hiệu nhận biết đoạn văn:

+ Mở đầu bằng chữ cái viết hoa, lùi đầu dòng và có dấu chấm cuối đoạn

+ Nội dung thể hiện một ý hoàn chỉnh

+ Được kết hợp bởi nhiều câu

Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Đoạn văn là đơn vị trực tiếp cấu thành văn bản, diễn đạt một nội dung nhất định. Hình thức của đoạn được xác định bằng việc mở đầu đoạn có lùi đầu dòng, kết thúc đoạn có dấu chấm câu ngắt đoạn. Nội dung của đoạn văn thể hiện ý trọn vẹn và hoàn chỉnh.


II. TỪ NGỮ VÀ CÂU TRONG ĐOẠN VĂN

Câu 1 (trang 35 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

a)

+ Đoạn văn thứ nhất không có câu chủ đề. Các từ ngữ chủ đề như " Ngô Tất Tố", " nhà văn", "tác phẩm chính của ông", " ông"làm yếu tố duy trì.

b)

+ Câu then chốt của đoạn văn là: "Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố",đó là câu chủ đề vì nó có nội dung khái quát toàn bộ nội dung của đoạn, các câu tiếp theo bổ sung ý cho câu chủ đề.

c)

+ Các từ ngữ chủ đề thường được lặp đi lặp lại nhiều lần và được dùng để làm đề mục để duy trì đối tượng biểu đạt

+ Câu chủ đề có vai trò khái quát được toàn bộ nội dung của đoạn văn, thường đứng đầu hoặc cuối đoạn, các câu sau triển khai ý của câu chủ đề.

+ Câu chủ đề và từ ngữ chủ đề có vai trò duy trì được đối tượng cần biểu đạt, làm rõ vấn đề của đối tượng.

Câu 2 (trang 35 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

a)

+ Đoạn văn đầu tiên không có câu chủ đề, đoạn văn thứ hai có câu chủ đề

+ Trong đoạn 1, từ ngữ chủ đề duy trì đối tượng. Trong đoạn 2, câu chủ đề duy trì đối tượng

+ Đoạn văn 1 được triển khai theo lối song hành. Đoạn văn 2 được triển khai theo lối diễn dịch.

+ Câu chủ đề đoạn 2 đặt ở đầu đoạn, ý được diễn đạt theo trình tự: đi từ giá trị nội dung đến giá trị nghệ thuật.

b)

Đoạn văn trên có câu chủ đề.

Đó là câu: "Như vậy, lá cây có màu xanh là do chất diệp lục chứa trong thành phần tế bào"

Vị trí câu chủ đề: nằm ở cuối đoạn

Nội dung đoạn trình bày theo lối quy nạp


III. LUYỆN TẬP

 Câu 1 (trang 36 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

+ Văn bản trên được diễn đạt làm 2 ý, mỗi ý diễn đạt một đoạn văn

- Đoạn 1: bài văn tế đó thầy đồ chép

- Đoạn 2: thầy đồ bơi giá chủ trách

Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Đoạn văn có câu chủ đề, nó là câu đầu đoạn.

Được viết theo lối diễn dịch

Đoạn sử dụng các từ ngữ chủ đề. Triển khai theo lối song hành

Câu 3 (trang 37 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): 

Học sinh tham khảo đoạn văn sau:

- Đoạn văn diễn dịch:

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.”

(Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, NXB Sự thật, Hà Nội, 1986)

- Đoạn văn quy nạp:

Những trang sử chói lọi với bao chiến công hiển hách của dân tộc ta từ thời Bà Trưng, Bà Triệu đến Trần Hưng Đạo, Lê Lợi hay vua Quang Trung,…luôn là niềm tự hào mãnh liệt của thế hệ mai sau. Chúng ta hôm nay ghi nhớ sự hy sinh và công lao của những người hùng đất nước, họ chính là đại diện của dân tộc anh hùng. Những cuộc kháng chiến vĩ đại ấy đã cho thấy tinh thần yêu nước của dân tộc ta.

Câu 4 (trang 37 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Tham khảo ý c

Trong cuộc sống, không phải khi nào cũng thuận theo ý mình, công việc và học tập luôn có những vấp ngã, những thất bại, những khó khăn, khi đó, có người lại chùn chân, gục ngã bởi sự chán nản, mệt mỏi, có người lại xem đó là tiền đề của động lực để phát triển, cố gắng hơn. Làm một bài tập khó, bạn buông xuôi vì giải không ra, nhưng nếu bạn cố gắng suy nghĩ, đúc rút từ kinh nghiệm những lần giải sai trước để tìm cho mình một cách giải phù hợp thì bài toán sẽ được giải quyết sớm. Những lần bị điểm thấp, bạn tự ti, nhưng nếu xem lại bài làm, những lời nhận xét, phê bình của giáo viên, bạn sẽ nhận ra khuyết điểm của mình và sửa chữa, khắc phục thì những bài sau điểm sẽ cao hơn. Thất bại có đáng sợ nhưng đáng sợ hơn là ta không học được gì từ những thất bại đó đấy các bạn ạ, hãy biến thất bại thành động lực để thành công các bạn nhé!

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác