logo

Soạn bài: Vịnh khoa thi Hương - Trần Tế Xương (siêu ngắn)

icon_facebook

Hướng dẫn Soạn bài Vịnh khoa thi Hương - Trần Tế Xương siêu ngắn gọn. Với bản soạn văn 11 siêu ngắn gọn này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm dễ dàng nhất.


Soạn bài: Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương) - Bản 1


Bố cục

Bố cục: 3 phần

- Phần 1 (hai câu thơ đầu): Lời giới thiệu kì thi hương.

- Phần 2 (bốn câu thơ tiếp theo): Cảnh tượng trường thi.

- Phần 3 (hai câu thơ còn lại): Thái độ của nhà thơ trước kì thi hương.


Nội dung chính

- Tác giả Tú Xương vẻ lên cảnh nhốn nháo, ô hợp của trường thi trong xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu

- Tâm sự của tác giả trước tình cảnh đất nước

Câu 1 (trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

  Hai câu đầu cho thấy sự khác thường của khoa thi Đinh Dậu (1897):

- Nhà nước: phản ánh tính chất bù nhìn của triều đình phong kiến.

- Lẫn: gợi quang cảnh lẫn lộn, bát nháo khi trường thi Hà Nội và Nam Định thi chung.

Câu 2 (trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Hình ảnh sĩ tử và quan lại ở trường thi:

- Biện pháp đảo ngữ (lôi thôi, ậm ọe): sĩ tử và quan trường hiện lên luộm thuộm, nhếch nhác, thảm hại, sa sút nho phong sĩ khí.

- Hình ảnh vai đeo lọ, miệng thét loa: ồn ào, lố bịch, bát nháo, mất hết diện mạo tôn nghiêm và tôn ti trật tự.

=> Cảnh thi cử nhốn nháo, nhếch nhác, không còn không khí trang trọng, thiêng liêng của các kì thi xưa.

Câu 3 (trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

  Hình ảnh quan sứ, bà đầm trong hai câu luận:

- Quan sứ, bà đầm: được đón tiếp long trọng ở trường thi, những nhân vật mới đại diện cho chế độ thực dân.

- Phép đối sâu cay: lọng quan sứ >< váy bà đầm: châm biếm, hạ nhục bọn cướp nước và bán nước, đồng thời thể hiện nỗi chua xót, nhục nhã cho số phận sĩ tử thời mạt vận và cho dân tộc nô lệ nói chung.

Câu 4 (trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

- Hai câu thơ cuối thấm đẫm tính trữ tình, thể hiện tâm trạng đau xót, phẫn uất và nỗi lo lắng cho tình hình đất nước.

- Tình yêu nước thiết tha, sâu nặng của nhà thơ.


Soạn bài: Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương) - Bản 2


Bố cục

Phần 1 (hai câu thơ đầu): Lời giới thiệu kì thi hương.

Phần 2 (bốn câu thơ tiếp theo): Cảnh tượng trường thi.

Phần 3 (hai câu thơ còn lại): Thái độ của nhà thơ trước kì thi hương.

Câu 1 (trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Hai câu thơ đầu cho thấy sự tạp nham, hình thức lộn xộn của kì thi, kì thi không còn nhằm tuyển chọn những nhân tài thực sự cho đất nước: Các sĩ tử ở trường Hà Nội xuống thi “lẫn” với sĩ tử ở trường Nam Định.

Câu 2 (trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

- Hình ảnh sĩ tử:

   + Lôi thôi: khác xa với hình ảnh sĩ tử ngày xưa.

   + Phép đảo ngữ “vai đeo lọ” nhấn mạnh sự lôi thôi.

- Quan trường:

   + Ậm ọe: Lời nói không ra lời nói, không có phong thái nghiêm túc.

   + Phép đảo ngữ “miệng thét loa”: gợi cảnh tượng om sòm, nhốn nháo.

⇒ Cảnh thi cử nhốn nháo, om sòm như một cái chợ, không còn vẻ nghiêm túc của trường thi.

Câu 3 (trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

- Hình ảnh quan sứ: đến trong sự phô trương, “lọng cắm rợp trời”.

- Hình ảnh mụ đầm: đến trường thi nhưng lại mặc trang phục lố lăng, rườm rà “váy lê quét đất”.

- Biện pháp đối: “Lọng cắm rợp trời” đối với “váy lê quét đất”, “quan sứ” đối với “mụ đầm”, “đến” đối với “ra” → đả kích những kẻ biến trường thi thành chốn phô trương danh thế, ô hợp, nhốn nháo.

Câu 4 (trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

- Tâm trạng, thái độ của tác giả: Khinh ghét, căm tức, châm biếm, đả kích.

- Lời nhắn gửi ở hai câu cuối: thể hiện nỗi trăn trở, sự lo lắng của nhà thơ trước vận mệnh đất nước thời buổi ô hợp, nhốn nháo, việc học, việc chọn người tài bị coi nhẹ.


Ý nghĩa

Tác giả Tú Xương thông qua bài thơ đã vẽ nên một phần hiện thực nhốn nháo, ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu, đồng thời nói lên tâm sự của mình trước tình cảnh đất nước.


Soạn bài: Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương) - Bản 3


Bố cục

- Hai câu đầu: Sự xáo trộn của trường thi…

- Bốn câu tiếp: Cảnh trường thi nhốn nháo ô hợp.

- Hai câu cuối: Thức tỉnh các sĩ tử và nỗi xót xa của nhà thơ trước cảnh mất nước.


Nội dung bài học

Đoạn trích tái hiện tình trạng thi cử trong buổi đầu chế độ thuộc địa nửa phong kiến, đồng thời thể hiện tâm sự lo nước thương đời của tác giả


Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 34 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Sự khác thường trong kì thi: thí sinh Hà Nội và Nam Định thi chung ở Nam Định (theo chủ trương giảm bớt kì thi để đến năm 1915, 1918 bỏ hẳn kì thi chữ Hán). Từ lẫn chỉ sự lẫn lộn, báo trước sự thiếu nghiêm túc, ô hợp, láo nháo trong thi cử.

Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Hình ảnh:

+ Sĩ tử: Nhếch nhác, lôi thôi

+ Quan trường: ậm ọe, miệng thét loa: ra oai một cách giả tạo

- Nghệ thuật:

+ Sử dụng từ láy tượng thanh và tượng hình: ậm ọe, lôi thôi.

+ Đối: lôi thôi sĩ tử >< ậm ọe quan trường.

+ Đảo ngữ

⇒ Cảnh thi cử láo nháo, lộn xộn, trường thi đầy những cảnh chướng tai gai mắt (sĩ tử nhếch nhác, mụ đầm thì váy lê,..)

Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Hình ảnh:

+ Quan sứ: được tiếp đón long trọng với võng lọng rợp trời

+ Mụ đầm: ăn mặc diêm dúa

- Nghệ thuật đối: Lọng cắm rợp trời >< váy lê quết đất, quan sứ đến >< mụ đầm ra => Sự mỉa mai, châm biếm sâu cay, gọi ông quan Tây thì trang trọng, nhưng gọi vợ ông quan là con mụ chẳng ra gì, đó là cách chửi của Tú Xương.

Câu 4 (trang 34 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Tâm trạng thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi: Sự mỉa mai, châm biếm với chế độ khoa cử láo nháo, lôi thôi, niềm xót xa trước hiện thực đất nước

- Lời nhắn gọi ở hai câu cuối: lay gọi sĩ tử - những trí thức, những nhân tài đất nước trong hiện tại cần thấy sự nhục nhã của hoàn cảnh, thân phận, của đất nước mà căm ghét bọn ngoại bang, bọn sứ đầm, không quên nhục mất nước.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích

Tham khảo các bài học khác

image ads