logo

Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 7 - Văn nghị luận (chi tiết)


Soạn Văn 8: Viết bài tập làm văn số 7 - Văn nghị luận

Đề 1. Tuổi trẻ và tương lai đất nước.

a. Mở bài

- Tuổi trẻ đối với tương lai đất nước có vai trò như thế nào trong đời sống ngày nay, nó được thể hiện như thế nào.

- Dẫn dắt câu "Non sông Việt Nam..."

- Thế hệ trẻ ngày nay luôn tự ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với sự phát triển phồn vinh của đất nước.

b. Thân bài

- Tuổi trẻ là gì?

      + Tuổi trẻ chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là chìa khóa cầu nối để mở ra cánh cửa gắn kết năm châu với đất nước.  

      + Tuổi trẻ là những lữa thanh niên học sinh sinh viên còn đang học tập rèn luyện tích lũy kiến thức kinh nghiệm từ các bậc cha ông để đạt được thành công cho chính mình.

- Sự ảnh hưởng của thế hệ trẻ đối với vận mệnh tương lai của đất nước:

      + Thanh niên là thế hệ tiếp tục bảo vệ xây dựng đất nước sau này là những người con kế thừa những truyền thống quý báu của cha ông và phát huy truyền thống ấy phát triển lớn mạnh hơn.

      + Thế hệ trẻ càng nhiều kiến thức đất nước càng đi lên do người trẻ tuổi ham học hỏi tìm tòi hiểu biết tiên tiến theo trình độ phát triển của khoa học công nghệ.

      + Thế hệ trẻ giỏi giang, có đạo đức sẽ làm tương lai phát triển đất nước ngày một tốt đẹp sẵn sàng sánh vai với các cường quốc lớn mạnh.

→ “Muốn sánh vai với các cường quốc thì nhờ công học tập của các cháu “ - của thế hệ trẻ hiện nay.

- Thực tế đã chứng minh việc học tập của thế hệ trẻ tác động đến tương lai đất nước:

      + Những người chăm chỉ học tập rèn luyện khi còn trẻ thì sau này cống hiến cho đất nước.

  • Trước đây những người như Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi từ thời trẻ đã chăm chỉ luyện tập, miệt mài chăm chỉ đèn sách rèn luyện trí lẫn tài để trưởng thành lập được những chiến công làm rạng danh đất nước.
  • Ngày nay: Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng,.. Người sẵn sàng ra đi tìm đường cứu nước với đôi bàn tay trắng khi tuổi đời mới đôi mươi. Vật lộn bôn ba khắp các nước để rồi tìm ra được con đường đúng đắn hướng đi mới cho toàn cách mạng Việt Nam giành được thắng lợi. ….

      + Từ xưa đến nay, thế hệ trẻ luôn là lực lượng tiên phong:

  • Trong chiến tranh: tạm gác đèn sách để tham gia vào chiến đấu bảo vệ tổ quốc, hy sinh trên các chiến trường mặt trận.
  • Trong thời bình: học tập rèn luyện, nghiên cứu khoa học, phát triển kinh tế,..
  • Các thế hệ học sinh, sinh viên hiện nay đang ra sức học tập rèn luyện để phát triển đất nước.

- Làm thế nào để phát huy được vai trò của tuổi trẻ

      + Đảng và nhà nước cần có chính sách ưu đãi và quan tâm hơn nữa để thế hệ trẻ. Khuyến khích động viên những vùng dân tộc thiểu số xa xôi cho các con em được đến trường đến lớp. Phát huy được thế mạnh của mình trong việc đào tạo các chủ nhân tương lai của đất nước.

      + Mỗi người trẻ cần tự nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình.

c. Kết bài

- Khẳng định tầm quan trọng của thế hệ trẻ: Tuổi trẻ là nguồn nhân tài lớn nhất trong sự nghiệp phát triển đất nước của dân tộc Việt Nam.

- Liên hệ bản thân, rút ra bài học.

Đề 2. Văn học và tình thương.

a. Mở bài

- Từ xưa đến nay, nhân dân ta luôn sống một lòng theo nghĩa lớn đó là  yêu nước và thương dân. Lòng nhân ái, tình yêu thương giữa con người với con người là đạo lý của dân tộc ta.

- Tiếp thu truyền thống ấy mà các nhà thơ nhà văn đã đưa tác phẩm của mình, các bài văn học luôn ngợi ca những tấm lòng nhân ái đồng thời cũng lên án những kẻ thờ ơ, dửng dưng hoặc nhẫn tâm chà đạp lên số phận con người.

b. Thân bài

- Giải thích: Văn học là gì? tình thương là gì?

      + Văn học là một môn nghệ thuật dùng ngôn ngữ để tái hiện đời sống. Thông qua văn học người đọc có thể hình dung liên tưởng được những vấn đề xã hội con người,… trong cuộc sống hằng ngày đồng thời bộc lộ được những cảm xúc tình cảm của mình đối với cuộc sống nhân dân.

      + Tình thương là một trong những phẩm chất đạo đức, đức tính tốt đẹp của con người

→ Mối quan hệ giữa văn học và tình thương

      + Nhà văn Hoài Thanh đã từng nhận định : “nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người”.

      + Các tác phẩm văn chương thường khơi gợi tình thương và lòng nhân ái của con người. Nhà văn thường sử dụng văn chương để bày tỏ nỗi niềm cảm thương của mình trước những số phận bất hạnh của người nông dân trong xã hội xưa. Từ đó khơi dậy niềm cảm thương đồng cảm sâu sắc của người đọc

- Thông qua văn học lòng nhân ái được biểu hiện sâu sắc.

      + Trước hết là những tình cảm ruột thịt trong mỗi gia đình: Cha mẹ yêu thương, hết lòng, hi sinh vì con cái. Con cái hiếu thảo, yêu thương, kính trọng cha mẹ. Anh chị em ruột thịt yêu thương, đùm bọc nhau. (lão Hạc, bé Hồng, chị Dậu, cái Tí-thằng Dần)

      + Tình làng nghĩa xóm.(ông giáo với lão Hạc, bà lão láng giềng với gia đình chị Dậu...)

      + Tình đồng nghiệp, bạn bè, thầy trò: 3 nhân vật họa sĩ trong Chiếc lá cuối cùng.

- Văn học phê phán những kẻ thờ ơ hoặc nhẫn tâm chà đạp lên số phận con người

      + Những kẻ thiếu tình thương ngay trong gia đình.(bà cô bé Hồng trong Trong lòng mẹ, ông bố nghiện ngập trong Cô bé bán diêm..).

      + Những kẻ lạnh lùng, độc ác ngoài xã hội. (vợ chồng nghị Quế trong Tắt đèn, những người qua đường đêm giao thừa trong Cô bé bán diêm..).

c. Kết bài

- Giữa văn học và tình thương luôn có một sợi dây gắn kết lại với nhau, thông qua văn học thể hiện tình thương hay từ tình thương hoàn thiện thành một tác phẩm văn học. Khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa văn học và tình thương.

- Liên hệ bản thân em, văn học đã giúp em có những tình cảm và cảm xúc như thế nào?

Đề 3. Hãy nói không với các tệ nạn.

a. Mở bài

- Thời đại xã hội ngày càng phát triển kéo theo hàng loạt các tệ nạn xã hội ra đời.

- Những tệ nạn xã hội ấy nguy hại đến cuộc sống của mỗi người dân và của cả cộng đồng. Vì vậy cần phải loại trừ các tệ nạn đó.

b. Thân bài

- Tệ nạn xã hội là gì – Tại sao phải nói "không" với tệ nạn xã hội.

      + Tệ nạn xã hội là những thói hư tật xấu đem lại nguy hiểm cho cộng đồng và toàn xã hội vì vậy mà ta cần phải nói “không” với tệ nạn xã hội.

   + Cờ bạc, thuốc lá, ma túy là những thói hư tật xấu gây tác hại ghê gớm với con người và cả xã hội. Nó có thể dẫn con người tới các con đường nghiện ngập, ăn trộm ăn cắp vi phạm pháp luật.

      + Chúng là mối nguy cơ với cả đất nước, kéo theo hàng loạt càng hậu quả xấu đi cùng.

- Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội

      + Do bạn bè xấu lôi kéo, rủ rê → lâu dần dẫn tới nghiện..

      + Do tò mò, a dua, học đòi …

   + Do ham chơi thiếu hiểu biết trình độ yếu kém.

- Tác hại của những tệ nạn đó

      + Cờ bạc: khiến con người mất sức khỏe, tiền bạc, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, gây ra các nạn trộm cắp, cướp giết,..

      + Thuốc lá: khói thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân người hút và cả những người xung quanh, tiêu tốn tiền bạc,.. Không chỉ người hút thuốc nguy hiểm mà còn cả người hít phải khói thuốc dẫn đến sức khỏe suy yếu lâu dần dẫn đến tử vong.

      + Ma túy: là chất kích thích khiến người ta rơi vào trạng thái ảo giác, hoang tưởng, khiến sức khỏe suy kiệt. Nghiện ma túy sẽ dẫn tới làm mất danh dự, nhân phẩm, đạo đức của mình vì sẽ rơi vào trộm cắp, cướp của để lấy tiền thỏa mãn cơn nghiện,.. Bên cạnh đó ma túy cũng là thứ mà nhà nước cấm, việc chơi ma túy là vi phạm pháp luật đặt chân vào con đường xấu thiếu suy nghĩ.

c. Kết bài

Tệ nạn xã hội là vấn đề bức thiết của khu vực cần phải nói không với các tệ nạn xã hội.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác