logo

Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 7 (siêu ngắn)


Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 7

Đề bài 1:

Mở bài:

Nêu vấn đề về vai trò của tuổi trẻ đối với vận mệnh trong tương lai của đất nước

Thân bài:

+ Thế nào là tuổi trẻ? Là những thế hệ thanh niên, thiếu niên, những học sinh sinh viên của đất nước.

+ Tuổi trẻ là độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời mỗi con người, cũng là độ tuổi có nhiều khát vọng và ước mơ chinh phục nhất

+ Tương lai của đất nước là gì? Đó là một đất nước của mai sau, của ngày mà Tổ quốc có những thành niên tuổi trẻ trở thành một công dân có ích, trưởng thành, góp sức dựng xây nước nhà.

- Tuổi trẻ và đất nước:

+ Người trẻ có nhiều cơ hội, được học tập và phát triển tốt hơn-> thông minh và phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ

+ Người trẻ có sức trẻ, có thời gian, có bản lĩnh và tinh thần xung phong, dám nghĩ dám làm

+ Người trẻ giàu ước mơ, giàu khát vọng, có sức bật mạnh mẽ và có nhiều cơ hội

+ Người trẻ là những chủ nhân của tương lai đất nước, họ sẽ cống hiến sức mình cho xã hội mãi sau.

+ Người trẻ chính là nguồn nhân lực đưa đất nước ngày một cường thịnh, giàu mạnh

- Nhiệm vụ của tuổi trẻ:

+ Ra sức học tập

+ Sống có mục tiêu, lý tưởng

+ Biết rèn luyện sức khỏe

+ Sống có trách nhiệm, biết cho đi

+ Tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện

+ Trau dồi và hoàn thiện đạo đức

- Trách nhiệm của đất nước:

+ Tạo cơ hội thuận lợi nhất có người trẻ được học tập và phát triển

+ Có các chính sách hỗ trợ cho những học sinh, sinh viên nghèo đến trường

+ Tổ chức nhiều cuộc thi để phát triển, tìm kiếm người trẻ tuổi, tài cao cho đất nước

- Hiện nay, một bộ phận thế hệ trẻ còn chưa ý thức được trách nhiệm của bản thân mình.

Kết bài:

Khẳng định lại vai trò của thế hệ trẻ với đất nước

Bài học, thái độ của bản thân

Đề bài 2:

Mở bài:

Đặt vấn đề: Giới thiệu về mối quan hệ giữa văn học và tình thương.

Thân bài:

+ Văn học là những sáng tạo nghệ thuật xuất phát từ tâm hồn của người nghệ sĩ, nó đến với người đọc bằng ngôn từ nghệ thuật.

+ Tình thương là sự yêu thương xuất phát từ trái tim, là sự quan tâm, sẻ chia giữa con người với nhau.

***Văn học luôn gắn liền với tình thương:

- Tình thương yêu, sự đồng cảm của tác giả dành cho những số phận bất hạnh, nhiều đau thương:

+ Nguyễn Du xót xa cho phận Kiều trái ngang cũng là lời ai oán cho xã hội bất công đã đấy bao kiếp người như Kiều vào chốn tối tăm của cuộc đời

+ Năm Cao thương xót cho số phận của báo kẻ tri thức nghèo bị cái đói ghì sát mặt, tâm hồn thì giàu có mà vật chất quá nghèo nàn.

+ Ngô Tất Tố buồn thương và trân trọng hình ảnh chị Dậu cũng như bao người nông dân khác, họ tuy nghèo, tuy bị những bất công ghì sát mặt vẫn tồn tại trong mình một sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ để tránh đấu.

- Văn học mạng đến tình thương, lan toả tình thương cho con người:

+ Trong Lão Hạc của Nam Cao, người đọc cũng khóc, cùng xót thương cho người cha nghèo thương con Lão Hạc, chấp nhận cái chết để giữ nguyên những đồng bạc cho con

+ Người đọc cùng vui thú với sự hào sảng, lạc quan của Bác Hồ giữa sự thiếu thốn nơi núi rừng Pác Bó

+ Văn học cũng bồi đắp cho con người tình yêu quê hương, đất nước, tự hào với truyền thống quê hương, căm phẫn với tội ác thực dân và ý thức dựng xây đất nước: dẫn chứng trong Hịch tướng sĩ, Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo,...

+ Văn học bồi đắp cho con người tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống: Ngắm trăng của Hồ Chí Minh; Sang thu của Hữu Thỉnh,...

- Văn học gắn kết những tình cảm gia đình đầy yêu thương thể hiện qua Nói với con của Y Phương, Thương vợ của Tú Xương, Lão Hạc của Nam Cao,

=> Văn học góp vào lòng người sự yêu thương, khơi dậy những nguồn cảm xúc vốn lắng sâu trong lòng người đọc. Đẻ con người tự nhìn nhận, dần hoàn thiện mình hơn, vươn tới chân, thiện, mỹ ở đời.

Kết bài:

- Khẳng định vai trò của văn học 

- Thái độ trân trọng, giữ gìn các tác phẩm văn học

Đề bài 3:

Mở bài:

Nêu vấn đề: Tình trạng tệ nạn xã hội hiện nay.

Thân bài:

*

+ Tệ nạn xã hội là những hành vi sai trái, vì phạm chuẩn mực vốn có của đời sống văn hoá xã hội, pháp luật, an ninh quốc gia.

* Thực trạng:

+ Nhiều tệ nạn xã hội diễn ra hàng ngày: hút ma túy, cờ bạc, rượu, các chất gây nghiện, cá cược,

+ Phạm vi diễn ra: từ thành thị đến nông thôn, đâu đâu cũng bị tiêm nhiễm các tệ nạn

+ Đối tượng: đa dạng, tuổi già, người trưởng thành, đặc biệt là trẻ vị thành niên chiếm số lượng lớn

* Tác hại:

+ Ảnh hưởng sức khoẻ -> tử vong

+ Ảnh hưởng đến kinh tế gia đình và xã hội

+ Tinh thần căng thẳng, mệt mỏi

+ Gây lo lắng cho gia đình, những người thân

+ Ảnh hưởng đến văn minh cộng đồng, đất nước

* Nguyên nhân:

+ Bị rủ rê, lôi kéo

+ Tò mò, ham cái mới lạ

+ Quản lý chưa chặt chẽ

+ Du nhập văn hoá không chọn lọc

* Giải pháp:

+ Cần có chính sách quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm

+ Cộng đồng giúp đỡ những nạn nhân bị lôi kéo

+ Cá nhân mỗi người phải kiên định, học hỏi điều tốt, tránh xa điều xấu

+ Nêu gương tốt

+ Tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội

Kết bài:

Kêu gọi hành động, nói không với tệ nạn.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác