Đề 1: Kể về một lần em trót xem nhật kí của bạn
Mở bài:
Khái quát về hoàn mà em trót xem nhật kí của bạn
Thân bài:
- Tình huống em trót xem nhật kí của bạn: đó là lần em đến nhà bạn chơi, trong lúc bạn nhờ em trông nhà giúp để bạn chạy. Trong lúc đó em đã vô tình nhìn thấy quyển nhật kí của bạn ấy ở trên bàn học.
- Diễn biến hành động của em khi nhìn thấy quyển nhật ký:
+ Tò mò hay do dự
+ Sau đó em đã mở ra đọc như thế nào, có đọc kỹ quyển nhật ký không.
- Tâm trạng em lúc đọc quyển nhật ký: buồn, vui, thích thú hay thế nào
- Kết quả câu chuyện: mải đọc quyển nhật kỹ mà em không biết bạn về, khi bạn nhìn thấy bạn rất tức giận, em đã xin lỗi bạn một cách thật lòng và được bạn ấy tha thứ.
Kết bài:
Em rất hối hận về hành động của mình, em tự hứa với bản thân sẽ không mắc phải những sai lầm tương tự. Em cảm thấy rất vui khi được bạn em tha thứ và tình bạn chúng em lại tốt như trước.
Đề 2: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
Mở bài:
Giới thiệu khái quát về nhân vật và hoàn cảnh gặp nhân vật
Thân bài:
- Miêu tả về nhân vật người lính lái xe: dáng người khỏe khoắn, làn da ngăm đen vì nắng gió, nụ cười thân thiết, lời nói dứt khoát, hài hước, vui vẻ cùng bộ quần áo lính màu xanh đã ngả màu vì mưa, vì bụi.
- Diễn biến cuộc trò chuyện của em với người lính lái xe:
+ Em đã hỏi người lính những chuyện gì?
+ Người lính đã kể với em về những chuyện gì: về những trận mưa bom bão đạn trên con đường trường sơn, về con đường bụi bay thẳng vào buồng lái, về những vất vả gian lao trên chiến trường cũng như những niềm vui giản đơn trong những ngày tháng chiến đấu.
- Lời nhắn nhủ của người lính dành cho em: khuyên em cố gắng học tập, rèn luyện và trở thành một người công dân tốt, là một người có ý chí kiên cường để có thể bảo vệ Tổ quốc,
- Tâm trạng của em sau cuộc trò chuyện đó
+ Em cảm thấy rất tự hào và khâm phục những người lính như chú ấy
+ Em sẽ nhớ lời chú dặn dò và quyết tâm học tập rèn luyện để trở thành một công dân có ích cho xã hội.
Kết bài:
Em rất vui vì có dịp được gặp chú ấy, càng thấy tự hào hơn nữa về tinh thần đấu tranh của những người lính Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến. Em xin hứa sẽ không ngừng học tập và rèn luyện để xứng đáng là con cháu của các thế hệ anh hùng đi trước đã cống hiến và bảo vệ Đất nước.
Đề 3: Nhân ngày 20-11, kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy, cô giáo cũ.
Mở bài:
Giới thiệu khái quát về hoàn cảnh làm bừng lên những cảm xúc trong em nhớ về thầy cô giáo cũ (hôm nay là ngày 20/11 ngày nhà giáo Việt Nam, khắp nơi tưng bừng không khí đón chào ngày kỉ niệm, điều đó là gợi lại cho em những cảm xúc về những người thầy cô giáo ngày xưa đã từng dạy dỗ em.)
Thân bài
- Giới thiệu về một kỉ niệm mà em không thể quên về thầy cô giáo cũ
+ Đó là kỷ niệm nào?
+ Đó là kỉ niệm với thầy (cô) nào? Giới thiệu khái quát về người thầy cô ấy: ngoại hình, tính cách, lời nói, cử chỉ, hành động như thế nào?
- Diễn biến câu chuyện giữa em với thầy cô đó mà em nhớ nhất
- Tình cảm của em dành cho thầy cô đó như thế nào: quý mến, trân trọng và biết ơn,...
- Người thầy cô đó có sức ảnh hưởng như thế nào trong nhận thức và trong những hành trình sau này của em
Kết bài:
Bày tỏ những cảm xúc của mình về thầy cô và kỉ niệm cùng thầy cô ngày đó.
Đề 4: Kể về một cuộc gặp gỡ với các anh bộ đội nhân Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22 – 12). Trong buổi gặp đó, em được thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ của thế hệ mình về thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.
Mở bài:
Giới thiệu về hoàn cảnh, địa điểm, thời gian gặp gỡ các anh bộ đội
Thân bài:
- Hình ảnh của các anh bộ đội cụ hồ :
+ Ngoại hình: khỏe khoắn, vạm vỡ, rắn rỏi, cứng cáp
+ Lời nói, hào sảng
+ Hành động: nghiêm chỉnh, dứt khoát
- Nêu suy nghĩ và tình cảm của em dành cho các anh bộ đội
+ Khâm phục và tự hào về tinh thần, dũng cảm của các anh
+ Biết ơn các thể hệ cha anh đi trước đã cống hiến để bảo vệ đất nước.
+ Lời hứa và cam đoan với các anh sẽ luôn cố gắng phấn đấu xứng đáng là thế hệ tương lai của đất nước, sẵn sàng lên đường khi tổ quốc gọi tên
Kết bài:
Bày tỏ những ấn tượng khó quên sau cuộc gặp gỡ đó cũng như những ước mơ của em về tương lai thế hệ trẻ.