logo

Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 3 - Văn thuyết minh (chi tiết)


Soạn văn 8: Viết bài tập làm văn số 3 - Văn thuyết minh

Đề 1: Thuyết minh về chiếc kính đeo mắt (trang 145 Ngữ Văn 8 Tập 1)

* Mở bài:

Giới thiệu và nêu khái quát vai trò của chiếc kính đeo mắt

* Thân bài:

- Nguồn gốc: Ra đời từ những năm 1200 và không ngừng phát triển, cải tiến đến ngày hôm nay.

- Cấu tạo:

+Gồm gọng kính, khung kính và tròng kính

+ Gắn kết với nhau bằng ốc vít, các rãnh khớp,..

- Chất liệu:

+ Mắt kính: có thể làm bằng kính, mica…

+ Phần gọng và khung có thể làm bằng nhựa, sắt, gỗ, inox,…

- Các loại kính: kính cận, kính râm, kính bảo hộ, ..

Mỗi loại kính mang một công dụng khác nhau.

- Cách bảo quản:

+ Lau chùi kính thường xuyên

+ Không nên để bề mặt mắt kính tiếp xúc với các bề mặt khác có thể gây xước, vỡ …

+ Cho vào hộp đựng kính khi không sử dụng

+ Không vặn, bẻ kính theo sở thích của mình…

* Kết bài: Khẳng định lại vai trò của kính trong đời sống xã hội.

Đề 2: Thuyết minh về cây bút bi (trang 145 Ngữ Văn 8 Tập 1)

* Mở bài: Giới thiệu và nêu vai trò của cây bút bi

* Thân bài:

  a. Giới thiệu về nguồn gốc của nó

- Được tạo ra bởi Hungari Lazo Biro trong những năm 1930

b. Cấu tạo, đặc điểm

-Vỏ bút: ống trụ dài khoảng 14 đến 5 cm, được làm bằng nhựa, có thể làm bằng inox, có ghi thông số nhà sản xuất …

- Ruột bút: được làm bằng nhựa dẻo, chứa mực bên trong

- Các bộ phận khác: lò xo, nút bấm, nắp đậy…

c. Phân loại:

- Tùy theo màu mực có: mực đen, xanh, đỏ, tím,…

- Theo nét bút: bút ngòi 0,5; 0,75,…

- Theo thương hiệu: Hồng Hà, Thiên Long, …

d. Ưu điểm

- Dễ sử dụng, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng

- Sạch sẽ, không dây bẩn khi sử dụng

- Dễ dàng mua, giá thành rẻ, phổ biến

- Bền đẹp, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, tiện lợi

e. Hạn chế

- Trong một số trường hợp không thể hoàn toàn thay chó bút máy, học sinh mới học viết chữ vẫn phải sử dụng bút máy.

- Không phải loại bút có thể tạo nhiều nét đẹp

* Kết bài:

Nêu cảm nghĩ của bản thân và khẳng định lại giá trị của bút bi

Đề 3: Giới thiệu về đôi dép lốp trong kháng chiến (trang 145 Ngữ Văn 8 Tập 1)

* Mở bài: Giới thiệu về đôi dép lốp trong kháng chiến

* Thân bài:

- Nguồn gốc: Bắt đầu xuất hiện từ thời kháng chiến chống Pháp, do điều kiện khó khăn nên nhân dân ta đã tận dụng những lốp xe ô tô của địch để làm dép.

- Cấu tạo:

+ Được cắt từ lốp xe theo hình bàn chân

+ Đế dép có các khe hở nhỏ để luồn quai

+ Quai dép được làm từ xăm của ô tô cắt nhỏ, được buộc song song đơn giản nhưng rất chắc chắn.

- Công dụng:

+ Có công dụng vô cùng lớn trong kháng chiến

+ độ bền cao, đi chắc chắn, ít bị mòn, êm chân

+ Dễ sửa chữa, thay mới

+ Dễ làm, tiết kiệm được nhiều nguyên liệu, toàn các nguyên liệu sẵn có.

- Ý nghĩa: Nó không chỉ là đồ vật dùng để đi lại nó còn là chứng nhân lịch sử cho quân và dân ta trong các thời kỳ bom đạn của chiến tranh. Cùng băng rừng vượt núi với quân và dân ta

* Kết bài: Khẳng định lại giá trị của đôi dép lốp trong kháng chiến.

Đề 4: Giới thiệu chiếc áo dài Việt Nam (trang 145 Ngữ Văn 8 Tập 1)

* Mở bài: Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam – quốc phục của dân tộc

* Thân bài:

a. Nguồn gốc: Có từ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, tiền thân là từ áo tứ thân, qua hoạt động sản xuất lao động, dần dần được cải tiến phù hợp với từng hoàn cảnh.

b. Cấu tạo:

- Áo được thiết kế dài từ cổ xuống dưới chân

- Thân áo gồm 2 mảnh trước và sau được xẻ tà ở hai bên

- Cổ áo có thể được may theo dạng cổ tàu hoặc cổ tròn, được trang trí bằng các hạt ngọc hoặc được thêu họa tiết theo sở thích của từng người

- Khi mặc áo sẽ ôm sát eo,

- Các khuy bấm được thiết kế từ cổ chéo sang vai. Có thiết kế chỉ có 1 đường khóa đằng sau.

- Đi kèm với áo dài là quần rộng ôm eo kết hợp với xẻ tà giúp người mặc đi lại thoải mái tạo nên sự thượt tha, uyển chuyển.

c. Công dụng, ý nghĩa:

- Là quốc phục thường được sử dụng vào các dịp quan trọng

- Là trang phục phổ biến nên dễ dàng may hoặc mua một chiếc áo dài phù hợp với mình.

- Áo dài trắng là biểu tượng không thể thiếu của học sinh, sinh viên Việt Nam.

* Kết bài: Nêu khái quát lại giá trị và ý nghĩa của chiếc áo dài.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác