logo

Soạn bài: Vi hành (siêu ngắn)

Ngoài 2 bản Soạn bài Chi tiết và Ngắn nhất, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI giới thiệu đến các bạn thêm bản Soạn bài Vi hành siêu ngắn gọn, hi vọng bản soạn văn 11 siêu ngắn sẽ giúp các bạn học tập tốt hơn


Soạn bài: Vi hành - Bản 1


Tóm tắt

"Vi hành" nói về chuyến đi của một người An Nam – nhân vật “tôi” trên tàu điện ngầm ở Pháp, Trong chuyến đi ấy, nhân vật “tôi” bị một đôi trai gái người Pháp hiểu nhầm là vua Khải Định. Câu chuyện nói về những lời nhận xét của đôi trai gái về Khải Định và suy nghĩ của nhân vật “tôi”.


Bố cục

Bố cục: 2 phần

- Phần 1 (từ đầu đến “vi hành đấy”): Cuộc trò chuyện của đôi trai gái Pháp về Khải Định.

- Phần 2 (đoạn còn lại): Thái độ, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về Khải Định, về chế độ cai trị của bọn thực dân.


Nội dung chính

Vi hành tập trung đả kích vua bù nhìn Khải Định khi y sang Pháp dự cuộc đấu xảo (hội chợ) thuộc địa ở Mác - xây.

Câu 1 (trang 171 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện là mâu thuẫn giữa nội dung, bản chất và hình thức bên ngoài:

- Vẻ ngoài bị nhầm với Khải Định >< bên trong thực chất là nhân vật tôi.

- Vai trò làm vua lãnh đạo đất nước >< bản chất bù nhìn, lố bịch của Khải Định.

- Vẻ ngoài tôn trọng Khải Định, vua nước thuộc địa, mời sang dự cuộc đấu xảo >< bản chất khinh thường, bóc lột, đè nén của thực dân Pháp.

Câu 2 (trang 171 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

- Tác giả xây dựng tình huống nhầm lẫn (đôi nam nữ Pháp hiểu nhầm tôi là Khải Định).

- Tác dụng của tình huống truyện:

+ Tạo sự khách quan trong đánh giá Khải Định.

+ Chế giễu, đả kích sự lố bịch, bản chất bù nhìn, như một con dối của Khải Định.

Câu 3 (trang 171 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Phân tích hình tượng nhân vật Khải Định:

- Trang phục: cái nón chụp đèn, quấn khăn, tay đeo đầy nhẫn, người đủ lụa là, hạt cườm.

- Diện mạo: mũi tẹt, mắt xếch, da vàng bủng như vỏ chanh.

- Cử chỉ, tác phong: nhút nhát, lúng túng.

- Những nơi lui tới: trường đua, tiệm cầm đồ, xe điện ngầm.

- Với người Pháp: Khải Định là thứ đồ chơi lạ mắt khi kho giải trí của họ đã cạn kiệt.

=> Châm biếm, đả kích Khải Định, vị vua bù nhìn, lố bịch, thứ đồ chơi để bọn thực dân Pháp lợi dụng tô điểm cho lá cờ khai hóa, bảo hộ bịp bợm và tàn bạo của chúng.


Soạn bài: Vi hành - Bản 2


Tóm tắt

"Vi hành" nói về chuyến đi của một người An Nam – nhân vật “tôi” trên tàu điện ngầm ở Pháp, Trong chuyến đi ấy, nhân vật “tôi” bị một đôi trai gái người Pháp hiểu nhầm là vua Khải Định. Câu chuyện nói về những lời nhận xét của đôi trai gái về Khải Định và suy nghĩ của nhân vật “tôi”.


Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến “vi hành đấy”): Cuộc trò chuyện của đôi trai gái Pháp về Khải Định.

- Phần 2 (đoạn còn lại): Thái độ, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về Khải Định, về chế độ cai trị của bọn thực dân.

Câu 1 (trang 171 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện ngắn:

+ Sự đối lập giữa bản chất bù nhìn, sa đọa, bên trong và vẻ hình thức bên ngoài của Khải Định.

Câu 2 (trang 171 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

- Tình huống truyện: sự nhầm lẫn của một đôi trai gái Pháp giữa một người An Nam và vua Khải Định.

- Tác dụng: bộc lộ chân thực dáng vẻ, bản chất của vua bù nhìn Khải Định dù nhân vật này không trực tiếp xuất hiện trong câu chuyện.

Câu 3 (trang 171 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

- Hình tượng Khải Định:

   + Ngoại hình: da vàng bủng, mũi tẹt, mắt xếch.

   + Trang phục: lố lăng, kệch cỡm, cố phô ra vẻ quyền quý, sang trọng.

   + Điệu bộ, cử chỉ: lấm lét, lúng túng.

→ Một tên vua bù nhìn, bản chất xấu xa, hèn mọn.

- Tính chiến đấu của tác phẩm:

   + Vạch trần bộ mặt thật của vua bù nhìn Khải Định.

   + Lên án, tố cáo. chính sách cai trị bịp bợm, ngu dân, đầu độc nhân dân ta bằng rượu và thuốc phiện của thực dân Pháp.


Soạn bài: Vi hành - Bản 3


Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến “vi hành đấy”): Cuộc trò chuyện của đôi trai gái Pháp về Khải Định.

- Phần 2 (đoạn còn lại): Suy nghĩ của “tôi”


Nội dung bài học

Văn bản làm nổi bật bản chất bù nhìn của Khải Định và sự giải dối, bịp bợm trong chính sách cai trị của thực dân Pháp


Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 171 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện ngắn:

Mâu thuẫn giữa bản chất bên trong và hình thức bên ngoài; giữa vị thế bù nhìn và thói ăn chơi với sứ mệnh của vua Khải Định; giữa mục đích và việc làm của td Pháp đối với nhân dân Pháp khi dùng Khải Định sang thăm Pháp

Câu 2 (trang 171 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Tình huống truyện độc đáo:

- Nhầm lẫn những người da vàng với Khải Định của cập tình nhân trẻ; nhầm lẫn của giới chức an ninh và mật thám Pháp.

- Tình huống này làm tăng tính khách quan, hấp dẫn ; tăng tính trào phúng và đả kích, tăng sức tố cáo trong việc thể hiện chủ đề và khắc họa chân dung vua Khải Định.

Câu 3 (trang 171 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Hình tượng Khải Định:

+ Hành động: Lén lút vi hành

+ Mặt mũi: Vô duyên

+ Trang phục: lố lăng

+ Điệu bộ cử chỉ: Lấm lét, lúng túng

- Tính chiến đấu của tác phẩm:

+ Vạch trần một vị vua bù nhìn Khải Định

+ Lên án, tố cáo. chính sách cai trị giả dối của Pháp.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác