logo

Soạn bài: Tinh thần thể dục (siêu ngắn)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Tinh thần thể dục siêu ngắn gọn, đây là phiên bản soạn văn 11 siêu ngắn được các thầy cô biên soạn nhằm giúp các bạn học sinh tiếp cận bài học một cách dễ dàng nhất.


Soạn bài: Tinh thần thể dục - Bản 1


Tóm tắt

Truyện miêu tả mâu thuẫn giữa một bên là chính quyền thực dân và bọn chức dịch kì hào cổ vũ, khuếch trương phong trào thể dục. Mà cụ thể là giữa một bên là bóng đá với một bên là tình cảnh khốn khó và tìm cách thoái thác của người dân nghèo khổ để làm bật lên tiếng cười mỉa mai, châm biếm.


Nội dung chính

Tinh thần thể dục vạch rõ bản chất bịp bợm của "phong trào thể dục" đương thời mà thực dân Pháp cổ động rầm rộ để đánh lạc hướng thanh niên.

Câu 1 (trang 177 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Bố cục và cách dựng truyện đặc sắc:

- Bố cục: 3 phần

+ Phần 1 (từ đầu đến nay sức, Lê Thăng): Trát quan về làng.

+ Phần 2 (tiếp đến vâng): Những người bị bắt đi xem đá bóng trực tiếp xin ông lí.

+ Phần 3 (còn lại): Cảnh lùng sục bắt người đi xem đá bóng.

- Cách dựng truyện:

+ Truyện kết cấu như như vở bi – hài kịch.

+ Ba nhân vật đối thoại với lí trưởng đại diện cho những tầng lớp khác nhau ở nông thôn dưới chế độ thực dân nửa phong kiến, đều chịu chung tai họa do trò “thể dục thể thao” gây ra.  

Câu 2 (trang 177 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Khai thác mâu thuẫn truyện:

- Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện: mâu thuẫn giữa chính quyền bịp bợm, tàn bạo với người dân nghèo khổ.

- Mâu thuẫn riêng ở từng cảnh:

+ Cảnh đối thoại giữa anh Mịch – lí trưởng: kẻ đói rách cùng cực phải đi xem bóng đá.

+ Cảnh đối thoại giữa bác Phô gái – lí trưởng: người ốm đau phải đi xem bóng đá.

+ Cảnh đối thoại giữa cụ phó Bính – lí trưởng: người bận đi ăn cưới phải đi xem bóng đá.

+ Cảnh săn lùng những người trốn đi xem bóng: “khán giả” lẽ ra phải đi với sự tự nguyện, vui vẻ thì đây khổ sở, trốn chui trốn lủi và bị săn lùng.

+ Cảnh áp giải đoàn người: nghiêm ngặt, chặt chẽ như áp giải tù binh.

Câu 3 (trang 177 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Ý nghĩa của truyện Tinh thần thể dục:

- Vạch trần sự tàn bạo, bịp bợm của chính quyền thực dân nửa phong kiến qua cái gọi là “phong trào thể dục thể thao”.

- Phản ánh thảm cảnh khốn khổ, cùng cực của dân ta.


Soạn bài: Tinh thần thể dục - Bản 2


Tóm tắt

Truyện ngắn "Tinh thần thể dục" là câu chuyện về việc bắt bớ người đi xem thể thao ở xã Ngũ Vọng theo lệnh của quan tri huyện. Đi xem đá bóng nhưng cuộc vận động diễn ra không khác gì bắt bớ phu phen, đày ải người dân.


Bố cục

– Đoạn 1 (từ đầu đến… “Nay sức, Lê Thăng”): Lệnh của trên qua trát quan về làng.

– Đoạn 2 (tiếp đó đến… “Vâng”): Cuộc bắt bớ người dân đi xem bóng đá.

– Đoạn 3 (còn lại): Cảnh áp giải người đi xem bóng đá.

Câu 1 (trang 177 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

- Truyện được phân chia bố cục và dựng lên như những cảnh phim, giới thiệu nguyên do dẫn đến câu chuyện và sau đó là diễn biến câu chuyện.

- Sau tờ trát của quan tri huyện, truyện có hai cảnh, hai cảnh đó nối tiếp nhau về mặt trình tự, diễn biến.

- Hai cảnh đó là hệ quả mà tờ trát gây ra.

Câu 2 (trang 177 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

- Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện: mâu thuẫn giữa tinh thần vốn có của thể thao và thực tế diễn ra ở xã Ngũ Vọng.

- Mâu thuẫn trào phúng ở cảnh bắt bớ đi xem bóng đá: đi xem bóng đá là tự nguyện nhưng ở đây lại tính theo sổ đinh.

- Mâu thuẫn trào phúng ở cảnh áp giải người xem bóng đá: đi xem bóng đá là vui vẻ, giải trí nhưng lại như đàn áp, áp giải.

Câu 3 (trang 177 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Truyện phê phán tính chất bịp bợm của "phong trào thể dục thể thao" đương thời mà thực dân Pháp đã bày ra.

Ý nghĩa

Truyện ngắn "Tinh thần thể dục" của Nguyễn Công Hoan đã vạch trần tính chất bịp bợm của "phong trào thể dục thể thao" đương thời mà thực dân Pháp cổ động rầm rộ để đánh lạc hướng thanh niên.


Soạn bài: Tinh thần thể dục - Bản 3


Bố cục

– Đoạn 1 (từ đầu đến… “Nay sức, Lê Thăng”): Lệnh của quan tri huyện

– Đoạn 2 (tiếp đó đến… “Vâng”): Cuộc bắt bớ người dân đi xem bóng đá.

– Đoạn 3 (còn lại): Cảnh áp giải người đi xem bóng đá.


Nội dung bài học

Thông qua tái hiện về cuộc vận động người đi xem bóng đá, tác giả phê phán sự giả dối trong phong trào thẻ dục thể thao thời Pháp thuộc


Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 177 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Sau đoạn mở đầu, truyện có hai cảnh, hai cảnh đó nối tiếp nhau theo quan hệ nhân quả và tất cả hai cảnh đó đều từ nội dung của tờ trát

Câu 2 (trang 177 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Mâu thuẫn trào phúng cơ bản ở đây là ở nội dung mệnh lệnh bắt buộc gắt gao dân làng Ngũ Vọng phải đi xem đá bóng và sự sợ hãi, lẩn trốn của dân làng

- Mâu thuẫn trong từng cảnh:

+ cảnh bắt đi xem: đi xem bóng đá là tự nguyện >< đi xem tính theo sổ đinh

+ cảnh áp giải người xem: đi xem bóng đá là vui vẻ >< đàn áp, áp giải.

Câu 3 (trang 177 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Tác giả phê phán sự giả dối, bịm bợm của phong trào thể dục thể thao thời Pháp thuộc, trong khi đời sống nhân dân còn vô cùng nghèo khổ, đói cơm rách áo thì mọi sự cổ động chỉ là trò bịp bợm.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác