logo

Soạn bài: Vào phủ Chúa Trịnh (siêu ngắn)

Hướng dẫn Soạn bài Vào phủ Chúa Trịnh siêu ngắn gọn. Với bản soạn văn 11 siêu ngắn gọn này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm dễ dàng nhất.


Soạn bài: Vào phủ Chúa Trịnh siêu ngắn - Bản 1

Câu 1 (trang 9 SGK Ngữ Văn 11 tập 1)

- Quang cảnh trong phủ chúa tráng lệ, lộng lẫy, tôn nghiêm:

+ Đường vào phủ: qua nhiều lần cửa, nhiều vệ sĩ canh giác, người ra kẻ vào phải có thẻ.

+ Khuôn viên: danh hoa đua thắm, cây và đá lạ lùng, có điếm hậu mã quân túc trực, đại đường, quyển bồng, gác tía…

+ Bên trong phủ: nhà Đại Đường, Quyển Bổng,...

+ Toàn những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy.

- Cung cách sinh hoạt xa hoa hưởng lạc trong phủ chúa:

+ Người hầu kẻ hạ tấp nập, lời ăn tiếng nói trang trọng.

+ Chúa có quyền uy tuyệt đối, có phi tần chầu chực, thái tử có 7,8 thầy thuốc phục dịch.

+ Ăn uống: mang vàng chén bạc, toàn của ngon vật lạ.

- Cách nhìn, thái độ của Lê Hữu Trác đối với cuộc sống nơi phủ chúa:

+ Choáng ngợp trước khung cảnh xa hoa, quyền quý nơi phủ Chúa.

=> Thái độ phê phán

+ Kín đáo chê cảnh sống tù túng, thiếu sinh khí (ăn quá no, mặc quá ấm nên phủ tạng yếu đi)

=> Không đồng tình với cuộc sống xa hoa tột đỉnh của phủ chúa khi nhân dân còn lầm than.

Câu 2 (trang 9 SGK Ngữ Văn 11 tập 1)

Những chi tiết đắt làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm: " Một đứa bé độ 5, 6 tuổi ngồi chễm chệ trên sập vàng để cho thầy thuốc già cúi lạy bốn lần rồi cười và ban một lời khen "ông này lạy khéo". Đi qua độ năm sáu lần trướng gấm tối om như vậy là một khung cảnh vàng son nhưng tù hãm, thiếu sinh khí của thế tử. Xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt mấy người hầu cận đứng xúm xít" 

- Thế tử là một đứa trẻ nhưng ngồi chễm chệ trên sập vàng để thầy thuốc – một cụ già – quỳ dưới đất bốn lạy, rồi cười và ban lời khen: Ông này lạy khéo!

- Phòng ở của thế tử (tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả. Đi qua độ năm sáu lần trướng gấm như vậy) tuy vàng son nhưng thiếu sinh khí, tù túng.

Câu 3 (trang 9 SGK Ngữ Văn 11 tập 1)

Cách chẩn đoán và chữa bệnh của Lê Hữu Trác cùng diễn biến tâm tư của ông cho thấy:

- Ông là một thầy thuốc giàu y đức và kinh nghiệm: thẳng thắn đưa ra cách chữa bệnh đúng đắn và bảo vệ ý kiến của mình dù trái với ý của nhiều thầy thuốc trong cung.

- Coi thường danh lợi: Hiểu rõ bệnh của thế tử nhưng sợ chữa có hiệu quả lại bị chúa tin dùng, bị công danh trói buộc.

Câu 4 (trang 9 SGK Ngữ Văn 11 tập 1)

Đặc sắc trong bút pháp kí sự của tác giả:

- Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực.

- Tả cảnh sinh động.

- Kể diễn biến sự việc khéo léo

- Lựa chọn được những chi tiết nhỏ nhưng tạo nên cái thần của cảnh và việc.


Soạn bài: Vào phủ Chúa Trịnh siêu ngắn - Bản 2

Bố cục

3 phần

+ P1: Từ đầu đến...Đông Cung cho thật kĩ : Quang cảnh và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa

+ P2: Còn lại: Qúa trình bắt mạch, kê đơn cho thế tử và suy nghĩ tác giả

Nội dung bài học

Đoạn trích tái hiện chân thực bức tranh sinh hoạt sa hoa quyền quý nơi phủ chúa Trịnh, đồng thời, bộc lộ thái độ thanh cao, coi thường danh lợi của Lê Hữu Trác.

Câu 1 (trang 9 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

- Quang cảnh trong phủ chúa:

+ Phải qua nhiều lần cửa, “ai muốn ra vào phải có thẻ”

+ Vườn hoa: cây hoa um tùm, chim kêu, gió đưa

+ Lầu son gác tía

+ Đồ đạc quý hiếm, sơn son thếp vàng

+ Nội cung thế tử: Phải qua năm sáu lần trướng gấm, phòng thắp nến, sập thếp vàng, ghế rồng sơn son thếp vàng lấp lánh, hương hoa ngào ngạt

=> Khung cảnh: lộng lẫy, tráng lệ

- Cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa:

+ Đầy quyền uy, có đầy tớ truyền lệnh

+ Nhắc đến chúa và thế tử một cách cung kính: “thánh thượng đang ngự ở đấy, chưa thể yết kiến”, “hầu mạch Đông cung thế tử”, “hầu trà”...

+ Không được trực tiếp nhìn mặt chúa, trước khi vào xem bệnh cho thế tử phải lạy bốn lạy, muốn xem thân hình của thế tử phải có viên quan nội thần đến xin phép

+ Nhiều phi tần, kẻ hầu người hạ, thế tử có 7-8 thầy thuốc,..

=> Cung cách sinh hoạt sa hoa quyền quý

- Cách nhìn, thái độ của Lê Hữu Trác: không màng tới những thứ sa hoa, không đồng tình với cuộc sống quá no đủ, tiện nghi nhưng thiếu tự do

Câu 2 (trang 9 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

- Chi tiết đắt: “ Mâm vàng chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ” hay chi tiết miêu tả về nơi ở của thế tử: qua năm sáu lần trướng gấm, phòng thắp nến, sập thếp vàng, ghế rồng sơn son thếp vàng lấp lánh, hương hoa ngào ngạt

- Các chi tiết thể hiện sự quyền quý, giàu có, chứng tỏ quyền uy và cuộc sống sa hoa, ăn chơi hưởng lạc của nhà chúa lúc bấy giờ

Câu 3 (trang 9 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

- Cách chuẩn đoán, chữa bệnh và tâm tư khi kê đơn cho ta hiểu ông là:

+ Thầy thuốc giỏi, kinh nghiệm khi tìm ra căn nguyên bệnh tình thế tử

+ Giàu đức độ, tận tâm, hết lòng chữa bệnh vì bệnh nhân

+ Một người không màng danh lợi

Câu 4 (trang 9 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

- Đặc sắc trong bút pháp kí sự:

+ Ghi chép chi tiết, chân thực, tỉ mỉ (chứng minh trong một số đoạn miêu tả khung cảnh và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa)

+ Kể diễn biến sự việc khéo léo, lôi cuốn

+ Tả cảnh sinh động

Luyện tập (trang 9 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

 

Vũ trung tùy bút

Vào phủ Chúa Trịnh

Giống nhau

- Giá trị hiện thực, thái độ của tác giả trước hiện thực

Khác  nhau

- Ghi chép tản mạn

- Thái độ phê phán gay gắt

- Ghi chép chi tiết , bút pháp kể và tả khách quan, những chi tiết chọn lọc sắc sảo tự nói lên ý nghĩa sâu xa…

- Thái độ phê phán nhưng kín đáo


Soạn bài: Vào phủ Chúa Trịnh siêu ngắn - Bản 3

Tóm tắt:

Có thể so sánh với Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, người cùng thời với Lê Hữu Trác 

“Vào phủ Chúa Trịnh” thuộc “Thượng Kinh kí sự”, là tác phẩm kí sự của Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông). Đoạn trích “Vào phủ Chúa Trịnh” kể lại chuyến vào phủ Chúa để chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán của chính tác giả. Qua chuyến đi đó, tác giả đã vẽ lại một bức tranh chân thực và sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh, đồng thời bộc lộ thái độ coi thường danh lợi của bản thân.

Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến “phiền một nỗi là không có dịp”): Khung cảnh xa hoa, quyền quý nơi phủ Chúa hiện lên qua hành trình của Lê Hữu Trác.

- Phần 2 (đoạn còn lại): Lê Hữu Trác bắt mạch, kê đơn chữa bệnh cho thế tử.

Câu 1 (trang 9 SGK Ngữ Văn 11 tập 1):

Quang cảnh trong phủ chúa được miêu tả như thế nào? Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa ra sao? Những quan sát, ghi nhận này nói lên cách nhìn, thái độ của Lê Hữu Trác đối với cuộc sống nơi phủ chúa như thế nào?

- Quang cảnh trong phủ Chúa: xa hoa, tráng lệ.

 + Trong phủ có đủ những loại cây lạ lùng, những hòn đá kì lạ, cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm.

 + Trong phủ rộng, có nhiều dãy nhà lớn, đường đi phức tạp: điếm “Hậu mã quân túc trực”, nhà “Đại đường”, “Quyển bồng”, “Gác tía” hay “phòng trà”.

 + Đồ đạc, cách bài trí trong phủ Chúa đều sang trọng, xa hoa:

 → sơn son thếp vàng, làm bằng vàng, toàn những đồ bài trí nhân gian chưa từng thấy;

 → đồ dùng ăn uống: mâm vàng, chén bạc, những của ngon vật lạ;

 → nơi ở của thế tử cũng bày trí toàn trướng gấm, sập thếp vàng, giá đồng, ghế rồng sơn son thếp vàng, nệm gấm.

- Cung cách sinh hoạt trong phủ Chúa: nhiều lễ nghi, uy nghiêm, ai nấy cũng cẩn trọng, Chúa và thế tử chính là trời, được trọng vọng, kính sợ.

 + Người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi, ai muốn ra vào cung phải có thẻ.

 + Thị vệ nghiêm cẩn, thận trọng với những người ra vào phủ Chúa.

 + Nhiều phi tần, giai nhân chầu chực quanh thánh thượng.

 + Trước thế tử, ai cũng phải co ro, khúm núm, lạy rồi thưa.

- Những quan sát, ghi nhận này của Lê Hữu Trác thể hiện cách nhìn, thái độ của Lê Hữu Trác đối với cuộc sống nơi phủ chúa: Đó là sự choáng ngợp, xa lạ của tác giả trước vẻ xa hoa, quyền quý không một nơi nào trên nhân gian có được.

Câu 2 (trang 9 SGK Ngữ Văn 11 tập 1):

Phân tích những chi tiết trong đoạn trích mà anh (chị) cho là “đắt”, có tác dụng làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm.

+ Chi tiết về nơi ở của thế tử: Tối om, không có cửa ngõ, nằm bên trong năm, sáu lần trướng gấm, bày biện hoa nến, người hậu hạ đứng xúm xít.

⇒ Nơi ở của thế tử xa hoa, sang trọng nhưng thực chất như một chiếc bình được đậy kín. Đây là cuộc sống được phong bế, ủ bọc quá mức.

+ Chi tiết về căn bệnh của thế tử: ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm, tạng phủ yếu đi, tinh khí khô hết, da mặt khô, rốn lồi to, gân xanh, tay chân gầy gò.

⇒ Căn bệnh của thế tử chính là sản phẩm, là hệ quả của cuộc sống quá đủ đầy, dư thừa, xa hoa nơi phủ Chúa.

Câu 3 (trang 9 SGK Ngữ Văn 11 tập 1):

Cách chẩn đoán và chữa bệnh của Lê Hữu Trác cũng những diễn biến tâm tư của ông khi kê đơn cho ta hiểu gì về người thầy thuốc này?

+ Cách chẩn đoán: Lê Hữu Trác nhận ra ngay nguyên do dẫn đến căn bệnh của thế tử, phương thuốc của ông đưa ra cũng cốt giữ lại thể chất bẩm sinh đã bị héo rũ đi.

+ Diễn biến tâm tư khi kê đơn: phân vân có nên dùng phương thuốc hòa hoãn hay không, cuối cùng Lê Hữu Trác đã chọn cách dốc hết cả lòng thành, lòng trung để chữa bệnh.

⇒ Lê Hữu Trác là con người không màng đến danh lợi, quyền quý, có lòng trung nghĩa.

⇒ Ông khiêm tốn dù rất có danh tiếng.

⇒ Ông còn là vị lương y chân chính, tài giỏi, chuyên chú chữa bệnh cứu người, sẵn sàng chịu trách nhiệm với đơn thuốc của mình kê.

Câu 4 (trang 9 SGK Ngữ Văn 11 tập 1):

Theo anh (chị), bút pháp kí sự của tác giả có gì đặc sắc? Phân tích những nét đặc sắc đó.

+ Đậm đặc yếu tố miêu tả:

 → Tác giả miêu tả chi tiết, tường tận những điều trông thấy ở phủ Chúa: giúp khắc họa một bức tranh về cuộc sống nơi đây, gián tiếp thể hiện cách nhìn, thái độ choáng ngợp, “dị ứng” của ông.

+ Giọng văn mang sắc thái trung hòa, không bày tỏ cảm xúc trực tiếp:

→ Không áp đặt bằng những câu từ bình thán ⇒ Tạo nên sự khách quan trong việc miêu tả, đồng thời thể hiện thái độ dửng dưng trước quyền quý, vật chất.

Luyện tập (trang 9 SGK Ngữ Văn 11 tập 1):

Câu 1:So sánh đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh với một tác phẩm (hoặc đoạn trích) kí khác của văn học trung đại Việt Nam mà anh (chị) đã đọc và nêu nhận xét về nét đặc sắc của đoạn trích này.

Vào phủ chúa Trịnh      Truyện Hồng Bàng Thị (trích Lĩnh Nam Chích Quái)
Tác giả kể lại chuyến hành trình vào phủ Chúa để chữa bệnh cho thế thử của chính mình, qua đó khắc họa cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa đồng thời bày tỏ thái độ xem thường danh lợi, quyền quý.  Truyện lý giải nguồn gốc của người Bách Việt (nghĩa là người Việt ta ngày nay) thông qua câu chuyện của Lạc Long Quân và Âu Cơ, nhưng với cách kể rất khác so với truyền thuyết dân gian.

Nét đặc sắc của truyện Hồng Bàng thị:

→ Tác giả đã biến một truyền thuyết hư cấu của dân gian thành một câu chuyện có căn cớ lịch sử. Nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ được gán cho xuất thân rõ ràng hơn.

→ Câu chuyện này đã khẳng định nguồn gốc cao quý của người Việt, ca ngợi ý thức, sự đoàn kết dân tộc.

Ý nghĩa bài học

Đoạn trích Vào phủ Chúa Trịnh mang giá trị hiện thực sâu sắc. Bằng tài quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết, chân thực, sắc sảo, tác giả đã vẽ lại một bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh, đồng thời bộc lộ thái độ coi thường danh lợi của mình.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác