logo

Soạn bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (siêu ngắn)

Ngoài 2 bản Soạn bài Chi tiết và Ngắn nhất, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI giới thiệu đến các bạn thêm bản Soạn bài Tôi đi học siêu ngắn gọn, hi vọng bản soạn văn 11 siêu ngắn sẽ giúp các bạn học tập tốt hơn


Soạn bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân - Bản 1

Câu 1 (trang 13 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Trong hai câu thơ, từ thôi in đậm được tác giả sử dụng với nghĩa chuyển, chỉ cái chết để nói tránh cái chết của Dương Khuê, một sự việc đau buồn.

Câu 2 (trang 13 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

- Cách sắp đặt từ ngữ trong hai câu thơ có sử dụng biện pháp đảo ngữ: 

+ Danh từ trung tâm đứng trước định ngữ và danh từ chỉ loại (rêu từng đám, đá mấy hòn);

+ Đảo trật tự cú pháp: vị ngữ đứng trước chủ ngữ.

=> Việc đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ giúp tạo ấn tượng mạnh, các động từ đặt ở đầu câu bộc lộ sức sống mãnh liệt của những sự vật tưởng chừng bé nhỏ, tầm thường. Từ đó gợi sự bứt phá, sự bướng bỉnh, phẫn uất cùng khát khao hạnh phúc mãnh liệt của Hồ Xuân Hương.

Câu 3 (trang 13 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

VD: Sương chùng chình qua ngõ/ Hình như thu đã về

=> Từ láy tượng hình chùng chình được Hữu Thỉnh sử dụng thật tinh tế, giúp gợi tả trạng thái ung dung, chậm rãi của sương và cũng là trạng thái chuyển giao của mùa từ hạ sang thu.

=> Các nhà thơ, nhà văn từ kho tàng ngôn ngữ chung của cộng đồng, bằng những cách sử dụng những kết hợp từ lạ, những liên tưởng độc đáo đã tạo nên những lời nói mang dấu ấn riêng của phong cách cá nhân.


Soạn bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân - Bản 2

Câu 1 (trang 13 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Trong câu “Bác Dương thôi đã thôi rồi”, từ “thôi” in đậm được sử dụng với nghĩa chuyển, có nghĩa là qua đời, mất.

Câu 2 (trang 13 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

- Ở hai câu thơ trên, từ ngữ được sắp đặt theo lối đảo ngữ: danh từ trung tâm đứng trước định ngữ và danh từ chỉ loại (rêu từng đám, đá mấy hòn); đảo trật tự cú pháp: vị ngữ đứng trước chủ ngữ.

- Cách sắp đặt như thế tạo ra ấn tượng mạnh về cảm giác: những đám rêu, hòn đá có sức sống mạnh mẽ, khẳng định sự tồn tại của mình, không gian thiên nhiên được sắp đặt một cách độc đáo, khác biệt.

- Ngoài ra, cách sắp đặt này còn thể hiện cá tính mạnh mẽ trong phong cách nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ của tác giả Hồ Xuân Hương.

Câu 3 (trang 13 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Ví dụ:

- Câu thơ của Xuân Diệu trong bài thơ “Đây mùa thu tới”:

“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng”

- Câu văn của Thạch Lam trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”:

“Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát. Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối.”

⇒ Các nhà thơ, nhà văn từ kho tàng ngôn ngữ chung của cộng đồng, bằng những cách sử dụng những kết hợp từ lạ, những liên tưởng độc đáo đã tạo nên những lời nói mang dấu ấn riêng của phong cách cá nhân.


Soạn bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân - Bản 3

Bài 1 (trang 13 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

+ Từ thôi: nghĩa gốc là chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó.

+ Từ thôi trong hai câu thơ có nét nghĩa mới: Nguyễn Khuyến dùng với nghĩa chấm dứt, kết thúc một cuộc đời.

Bài 2 (trang 13 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Đây là cách sắp xếp khác thường của HXH:

+ Các cụm danh từ (rêu từng đám, đá mấy hòn): danh từ trung tâm (rêu, đá) đi trước tổ hợp định từ (từng đám, mấy hòn) đi sau

+ Động từ vị ngữ (xiên ngang mặt đất, đâm toạc chân mây) đi trước danh từ chủ ngữ (rêu từng đám, đá mấy hòn)

- Hiệu quả:

+ Tạo âm hưởng mạnh mẽ

+ Tô đậm hình tượng

Bài 3 (trang 13 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Ví dụ:

+ Tác giả đã có sự chuyển đổi , sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung như tạo các kết hợp từ mới, lựa chọn cách tách câu, tỉnh lược từ,… 

“ Mộng anh hường

tim môi em bói đỏ

Giàn trầu già

khua

những át cơ rơi 

(Át cơ)

+ Một số câu thơ đảo trật tự kết hợp từ như:

“Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!” (Tố Hữu)

“Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà” (Bà Huyện Thanh Quan)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác