logo

Soạn bài: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Phần 2: Tác phẩm (siêu ngắn)


Soạn bài: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc . Phần 2: Tác phẩm - Bản 1

Câu 1 (trang 65 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Thể loại và bố cục:

 - Thể văn tế: gắn với phong tục tang lễ, đọc khi cúng tế người chết, âm điệu thường bi thương, lâm li, thống thiết.

- Bố cục gồm 4 phần:

+ Phần 1 (Lung khởi – Câu 1,2): Khái quát bối cảnh thời đại và ý nghĩa cái chết của nghĩa quân.

+ Phần 2 (Thích thực – câu 3 đến câu 15): Hồi tưởng về cuộc đời của người nghĩa sĩ.

+ Phần 3 (Ai vãn – câu 16 đến câu 28): Tiếc thương và cảm phục người đã mất.

+ Phần 4 (Kết - còn lại): Ca ngợi sự bất tử của các nghĩa sĩ.

Câu 2 (trang 65 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ:

- Trước trận công đồn, họ là những người nông dân cần cù, lam lũ trong đời thường:

+ Cuộc đời lam lũ, tủi cực, lam lũ: cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó,...

+ Hoàn toàn xa lạ với việc binh đao: chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung...

- Những biến chuyển của họ khi quân giặc xâm lược:

+ Về tình cảm: sốt ruột trước động thái của triều đình, căm thù giặc sục sôi.

+ Về nhận thức: có ý thức trách nhiệm cao với sự nghiệp cứu nước.

+ Hành động: tự nguyện; ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc.

- Vẻ đẹp hào hùng của đội quân áo vải trong trận đánh Tây:

+ Bức tượng đài tập thể nghĩa sĩ vừa mộc mạc, giản dị vừa đậm chất anh hùng với tấm lòng mến nghĩa, tư thế hiên ngang, coi thường mọi khó khăn, thiếu thốn.

+ Tinh thần anh dũng quả cảm, khí thế tiến công như vũ bão, hành động quyết liệt.

- Nghệ thuật đặc sắc trong xây dựng hình tượng nghĩa quân Cần Giuộc:

+ Bút pháp hiện thực đặc sắc, khai thác những chi tiết chân thực, đậm đặc chất sống, mang tính khái quát và đặc trưng cao ở người nghĩa sĩ nông dân.

+ Hệ thống từ ngữ sử dụng nhiều động từ mạnh, khẩu ngữ nông thôn, từ ngữ mang đặc trưng Nam Bộ, phép đối, từ ngữ bình dị, nhiều biện pháp tu từ được sử dụng rất thành công…

+ Ngòi bút hiện thực kết hợp nhuần nhuyễn với chất trữ tình sâu lắng.

Câu 3 (trang 65 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Tiếng khóc bi tráng xuất phát từ nhiều nguồn cảm xúc:

- Nỗi tiếc hận của người hi sinh khi sự nghiệp còn dang dở (câu 16,24).

- Nỗi xót xa của gia đình mất người thân, nhất là nỗi đau của mẹ già, vợ trẻ (câu 25).

- Nỗi căm hờn đối với những kẻ gây ra nghịch cảnh éo le (câu 21).

- Nỗi nghẹn ngào, uất ức của cả dân tộc (câu 27).

- Nỗi đau xót bao trùm thiên nhiên, sông núi.

- Niềm cảm phục, tự hào về những người nông dân dám đứng lên hi sinh thân mình bảo vệ quê hương, gia đình (câu 19,20).

- Biểu dương công trạng của người nông dân – nghĩa sĩ (câu 26,28).

Câu 4 (trang 65 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

  Sức gợi mạnh mẽ của bài văn tế chủ yếu do những yếu tố sau:

- Sự kết hợp giữa yếu tổ biểu cảm với miêu tả, tự sự

- Cảm xúc chân thành, sâu nặng, mãnh liệt.

- Giọng văn bi tráng, thống thiết.

- Hình ảnh sống động.

- Ngôn ngữ giản dị nhưng được chắt lọc tinh tế, có sức biểu cảm và thẩm mĩ lớn lao.

- Giọng điệu phong phú, thay đổi theo cảm xúc.


Luyện tập

Câu hỏi (trang 65 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

   Để làm sáng tỏ ý kiến của Giáo sư Trần Văn Giàu: "Cái sống được cha ông ta quan niệm là không thể tách rời với hai chữ nhục, vinh. Mà nhục hay vinh là sự đánh giá theo thái độ chính trị đối với cuộc xâm lược của Tây: đánh Tây là vinh, theo Tây là nhục”, có thể dẫn ra và phân tích các câu văn như:

- Sống làm chi theo quán tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn; sống làm chỉ ỏ lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ.

- Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ.

- Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; thác mà ưng dinh miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ.

=> Người nông dân không cam chịu cảnh nước mất nhà tan, cam chịu cảnh nô lê, cam chịu "sống nhục". Họ chọn đứng lên dành lại tự do cho dân tộc, cho chính bản thân mình dù biết là sẽ đi đến cái chết. Chết vì lý tưởng dân tộc, vì theo lời tổ tiên bảo vệ quê hương là cái chết vinh quang. Ngược lại, sống mà luồn cúi dưới ách kẻ thù, bán nước cho giặc thì sống không bằng chết.


Soạn bài: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc . Phần 2: Tác phẩm - Bản 2


Tóm tắt

Tác phẩm là một bài văn tế, được viết để tế những nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc. Tác phẩm kể lại công chiến đấu, sự hi sinh anh dũng của những nghĩa sĩ và bày tỏ nỗi đau thương, mất mát, lòng kính trọng, biết ơn của người ở lại đối với người đã khuất.


Bố cục

Phần 1(từ đầu đến “tiếng vang như mõ”) – phần Lung khởi: Khái quát về cuộc đời những người nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Phần 2 (từ “Nhớ linh xưa” đến “tàu đồng súng nổ”) – phần Thích thực: Kể lại cuộc đời, công đức của những người nghĩa sĩ.

Phần 3 (từ “Ôi!” đến “cơn bóng xế dật dờ trước ngõ”) – phần Ai vãn: Lời thương tiếc trước sự ra đi của người đã khuất.

Phần 4 (đoạn còn lại) – phần Kết: Lòng biết ơn, sự khẳng định đối với những công lao, phẩm tiết của những người nghĩa sĩ.

Câu 1 (trang 65 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Bố cục của bài văn tế:

Phần 1(từ đầu đến “tiếng vang như mõ”) – phần Lung khởi: Khái quát về cuộc đời những người nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Phần 2 (từ “Nhớ linh xưa” đến “tàu đồng súng nổ”) – phần Thích thực: Kể lại cuộc đời, công đức của những người nghĩa sĩ.

Phần 3 (từ “Ôi!” đến “cơn bóng xế dật dờ trước ngõ”) – phần Ai vãn: Lời thương tiếc trước sự ra đi của người đã khuất.

Phần 4 (đoạn còn lại) – phần Kết: Lòng biết ơn, sự khẳng định đối với những công lao, phẩm tiết của những người nghĩa sĩ.

Câu 2 (trang 65 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ:

   + Trong cuộc sống bình thường: cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó, chỉ biết ruộng trâu, việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm.

⇒ Cuộc sống nghèo khó, vất vả lao động, chất phác, chăm chỉ.

   + Khi có giặc ngoại xâm: một manh áo vải, dao tu, nón gõ, không đợi mang bao tấu, bầu ngòi, tay cầm ngọn tầm vông nhưng đạp rào lướt tới. coi giặc như không, đâm ngang, chém ngược,…

⇒ Với vũ khí thô sơ, chưa quen với binh đao nhưng họ vẫn chiến đấu kiên cường, xả thân vì lòng yêu nước.

⇒ Hình ảnh đẹp đẽ, lớn lao, cao cả.

Giá trị nghệ thuật:

   + Nhân vật được khắc họa trên hai bình diện đối lập, trái ngược nhưng lại bổ sung ý nghĩa cho việc xây dựng nhân vật.

   + Nghệ thuật ngôn ngữ: ngôn ngữ giàu hình ảnh, màu sắc biểu tượng cao, kết hợp giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân.

   + Bút pháp trữ tình kết hợp nhuần nhuyễn với tự sự, đậm đặc các yếu tố miêu tả.

Câu 3 (trang 65 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

   + Tiếng khóc bi tráng của tác giả xuất phát từ: nỗi đau đất nước bị xâm lăng, nỗi xót xa cho sự hi sinh của những người nghĩa sĩ.

   + Tiếng khóc này không hề bi lụy bởi nó chứa đựng niềm kính trọng, biết ơn, tự hào về công đức, về lòng yêu nước của những người đã khuất.

Câu 4 (trang 65 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

   + Sức gợi cảm của bài văn tế chủ yếu do những yếu tố biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả.

   + Đau đớn bấy!...bóng xế dật dờ trước ngõ: nỗi đau xót, nhớ thương da diết của gia đình những người nghĩa sĩ đã hi sinh, nỗi đau được cụ thể hóa nhờ những hình ảnh miêu tả, những chi tiết kể.


Luyện tập

Câu hỏi (trang 65 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Những câu trong bài văn thể hiện triết lí chết vinh còn hơn sống nhục:

   + Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc.

   + Sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì.

   + Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh, hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ.

⇒ Chết vì lý tưởng dân tộc, vì theo lời tổ tiên bảo vệ quê hương là cái chết vinh quang. Ngược lại, sống mà luồn cúi dưới ách kẻ thù, bán nước cho giặc thì sống không bằng chết.

Ý nghĩa

Tác phẩm là tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc, là bức tượng đài bất tử về những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc. Bài văn tế cũng là một thành tựu xuất sắc về nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, kết hợp nhuẫn nhuyễn chất trữ tình và tính hiện thực; ngôn ngữ bình dị, trong sáng, sinh động.


Soạn bài: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc . Phần 2: Tác phẩm - Bản 3


Bố cục

4 phần.

+ Lung khởi: khái quát bối cảnh của thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết bất tử của người nông dân.

+ Thích thực: Hồi tưởng lại hình ảnh và công đức người nông dân - nghĩa sĩ.

+ Ai vãn: Bày tỏ lòng thương tiếc, sự cảm phục của tác giả đối với người nghĩa sĩ.

+ Khốc tận ( Kết ): Ca ngợi linh hồn bất tử của các nghĩa sĩ.


Nội dung bài học

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc khắc họa thành công vẻ đẹp bi tráng của người nông dân nghĩa sĩ – những người đã dũng cảm chiến đấu hi sinh cho đất nước


Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 65 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Bố cục: 4 phần.

+ Lung khởi: khái quát bối cảnh của thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết bất tử của người nông dân.

+ Thích thực: Hồi tưởng lại hình ảnh và công đức người nông dân - nghĩa sĩ.

+ Ai vãn: Bày tỏ lòng thương tiếc, sự cảm phục của tác giả đối với người nghĩa sĩ.

+ Khốc tận ( Kết ): Ca ngợi linh hồn bất tử của các nghĩa sĩ.

Câu 2 (trang 65 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ:

+ Trong cuộc sống bình thường: nông dân nghèo khổ, những dân ấp, dân lân, âm thầm lặng lẽ lao động

+ Khi giặc xâm phạm: : Ban đầu lo sợ => trông chờ tin quan => ghét => căm thù => đứng lên chống lại.

+ Vẻ đẹp hào hùng của đội quân áo vải: Tinh thần chiến đấu tuyệt vời, quân trang rất thô sơ nhưng đã lập được những chiến công đáng tự hào

- Cách miêu tả đạt giá trị cao ở:

+ NT tương phản

+ Ngôn ngữ vừa trân trọng vừa dân dã, mang đậm sắc thái Nam Bộ.

+ Chất trữ tình

Câu 3 (trang 65 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Tiếng khóc bi tráng của tác giả xuất phát từ:

+ Nỗi đau mất nước

+ Nỗi xót xa xen lẫn tự hào về những nghĩa sĩ Cần Giuộc đã hi sinh vì tổ quốc

+ Tiếng khóc này không hề bi lụy bởi nó xen lẫn niềm kính trọng, cảm phục và tự hào

Câu 4 (trang 65 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Sức gợi cảm của bài văn tế chủ yếu do yếu tố biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả.

- Một số câu tiêu biểu: Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo, thương vì hai chữ thiên dân, cây hương nghĩa sĩ thắp thêm thơm, cám bởi một câu vương thổ


Luyên tập

Câu hỏi (trang 65 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Phân tích câu trong bài văn thể hiện triết lí nhân sinh của giáo sư Trần Ngọc Giàu

+ Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh, hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ.

+ Phân tích, đánh giá quan niệm sống đó: Khẳng định sự dũng cảm, hi sinh vì độc lập, tự do của tổ quốc là sự hi sinh cao cả. Ngược lại, việc luồn cúi, thuần phục quân xâm lược chính là biểu hiện cho sự hèn nhát

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác