logo

Soạn bài: Văn bản đề nghị (chi tiết)

Hướng dẫn Soạn bài Văn bản đề nghị chi tiết. Với bản soạn văn 7 này các bạn sẽ được trả lời toàn bộ các câu hỏi trong phần Đọc- hiểu và Luyện tập chi tiết nhất, qua đó nắm vững nội dung bài học


I. Đặc điểm của văn bản đề nghị


Câu 1. Đọc


Câu 2. Trả lời câu hỏi:

a. Viết giấy đề nghị nhằm mục đích kiến nghị lên cá nhân hoặc tổ chức nào đó có thẩm quyền giải quyết về những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của cá nhân hoặc tập thể.

b. 
+ Nội dung: rõ ràng, kiến nghị đúng người, đúng việc , xuất phát từ nguyện vọng chính đáng.Chú ý đến các mục: ai đề nghị? Đề nghị điều gì? Đề nghị ai ?

+ Về hình thức: ngắn gọn, sáng sủa, trang trọng, trình bày theo các mục của khuôn mẫu sẵn có:

-  Quốc hiệu và tiêu ngữ

-  Địa điểm, ngày tháng làm giấy đề nghị

-  Tên văn bản: Giấy đề nghị (hoặc kiến nghị)

-  Nơi nhận đề nghị

- (Người (tổ chức) đề nghị

- Nêu sự việc, lí do và ý kiến cần đề nghị

- Chữ kí và họ tên người đề nghị

c)

+ Viết giấy đề nghị giải quyết tranh chấp tài sản

+ Viết giấy đề nghị làm lại tuyến đường nông thôn mới

+ Viết giấy đề nghị giáo viên chủ nhiệm lớp xem xét kỉ luật học sinh có hành vi vi phạm giao thông gây hậu quả nghiêm trọng.

+ Viết giấy đề nghị bồi thường hợp đồng lao động


Câu 3.

Tình huống nên viết giấy đề nghị là tình huống a và tình huống c

Tình huống b nên viết bản tường trình

Tình huống c nên viết bản kiểm điểm.


II. Cách làm văn bản đề nghị


Câu 1. Tìm hiểu cách làm văn bản đề nghị.

a. 

Các mục trong hai văn bản đề nghị 1 và 2 (SGK trang 124 - 125) được trình bày theo thứ tự hợp lí, logic với các mục lần lượt trước sau:

+ Quốc hiệu và tiêu ngữ

+  Địa điểm, ngày tháng làm giấy đề nghị

+ Tên đơn đề nghị

+ Nơi nhận đề nghị

+ Người (tổ chức) đề nghị

+ Nêu sự việc, lí do và ý kiến cần đề nghị

+Chữ kí và họ tên người đề nghị

- Hai văn bản trên giống nhau ở các mục và cách trình bày các mục trong văn bản. Khác nhau về phần nội dung của từng văn bản.

-Các phần quan trọng trong hai văn bản là: Ai đề nghị? Đề nghị ai? Đề nghị điều gì? Đề nghị để làm gì ?

b. Để làm một văn bản đề nghị cần chú ý cả về hình thức và nội dung:

Xem phần 2 và phần 3 (SGK – Trang 126 Ngữ Văn 7 tập 2)


III. Luyện tập


Câu 1 (trang 127 sgk Văn 7 Tập 2):

Xét hai tình huống, ta thấy lí do viết đơn đề nghị và lí do viết đơn đều xuất phát từ những nguyện vọng và nhu cầu hết sức chính đáng của người làm đơn. Tuy nhiên nếu viết đơn là nguyện vọng cá nhân ( tình huống a) thì viết đơn đề nghị lại là nguyện vọng của tập thể ( tình huống b)


Câu 2 (trang 127 sgk Văn 7 Tập 2):

+ Lí do đề nghị còn dài dòng, thiếu rõ ràng, mạch lạc

+ Viết thiếu các mục

+ Còn mắc lỗi chính tả

+ Dùng ngôn từ thiếu khoa học

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác