logo

Soạn bài: Quan Âm Thị Kính (chi tiết)

Ngoài các bản Soạn Văn 7 ngắn nhất và siêu ngắn, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI đã biên soạn thêm bản Soạn văn 7 chi tiết để giúp các bạn học sinh hiểu kĩ hơn, sâu sắc hơn nội dung bài học. Cùng tham khảo phần soạn bài Quan Âm Thị Kính dưới đây nhé

Bố cục:

- Từ đầu … "Thiếp xén tày một mực": Thị Kính toan xén sợi râu mọc ngược của chông, Thiện Sĩ chợt tỉnh giấc hoảng hốt kêu cứu

- Tiếp … "Về cùng cha con ơi": Thị Kính bị vu oan

- Còn lại: Thị Kính bị đuổi ra khỏi nhà, trá hình nam tử đi tu


Soạn bài Quan Âm Thị Kính Đọc - Hiểu


Câu 1 (trang 120 sgk Văn 7 Tập 2):

Án giết chồng: Thị Kính chịu nỗi oan hại chồng, bị đuổi, tình vợ chồng tan vỡ, quyết định nương nhờ cửa phật.

Án hoang thai: Thị Mầu vu oan Thị Kính, nàng bị đuổi ra khỏi chùa

Oan tình được giải : Thị Kính được giải oan


Câu 2 (trang 120 sgk Văn 7 Tập 2):

Xem chú thích từ khó trong SGK Ngữ Văn 7, tập 2


Câu 3 (trang 120 sgk Văn 7 Tập 2):

Trích đoạn có 5 nhân vật chính, bao gồm Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng ông, Sùng bà và Mãng ông.

Các nhân vật đều tham gia vào tạo nên xung đột kích. Song, có hai nhân vật tạo nên xung đột chính trong vở kịch là Thị Kính và Sùng Bà. 

Thị Kính thuộc loại nhân vật nữ chính, hiền hậu, nết na, thuộc tầng lớp thấp, người lao động bình thường. Còn Sùng bà thuộc loại nhân vật mụ ác, tầng lớp cao, địa chỉ phong kiến.


Câu 4 (trang 120 sgk Văn 7 Tập 2):

Khung cảnh ở phần đầu đoạn trích là khung cảnh sinh hoạt trong gia đình đầy ấm cúng: vợ ngồi khâu, chồng đọc sách=> niềm mong ước về hành phúc gia đình của nhân dân.

=>Thị Kính là một người khéo léo, chu đáo, quan tâm, rất mực yêu thương chồng.( Quạt cho cho ngủ,  lo lắng về sợi râu mọc ngược xấu xí của cho nên toan cắt xén, lời nói ân tình, chân thật, lòng dạ tha ngay).


Câu 5 (trang 120 sgk Văn 7 Tập 2):

Liệt kê hành động và ngôn ngữ của Sùng bà đối với Thị Kính:

Hành động

Ngôn ngữ

 

+ Bắt Thị Kính ngửa mặt lên rồi, dúi đầu Thị Kính xuống

+  Khi Thị Kính chạy theo van xin, Sùng Bà dúi tay khiến nàng ngã khuỵu xuống

 

 

 

 

=>Hành động thô bạo, tàn nhẫn

+ Xưng hô: mày, bà, ,..

+ "Cái con mặt sửa, gan lim"

+ “Cái con mặt sứa … định giết con bà à?”

+ “Này con kia …hẹn hò”

+ “Chém bổ băm vằm … giết chồng”

+ “Phi mặt …thớt!”

+ “Đồng nát … ở với cha”

+ “Trứng rồng …cua ốc”

……………………………..

=>Mắng nhiêc, chửi bới đến tàn nhẫn, bản chất trịch thượng, chua ngoa, khinh thường người khác=> độc ác


Câu 6 (trang 120 sgk Văn 7 Tập 2):

Trong đoạn trích, Thị Kính 5 lần kêu oan.

+ Lần thứ nhất, thứ hai và thứ tư, Thị Kính kêu oan với mẹ chồng:

" Giờ ơi! mẹ ơi, oan cho con lắm mẹ ơi"

" Oan cho con lắm mẹ ơi"

" Mẹ xét tình cho con, oan cho con là mẹ ơi"

+ Lần thứ ba, Thị Kính kêu oan với chồng:

Oan cho thiếp là chàng ở

+ Lần thứ năm, Thị Kính kêu oan với cha mình: Mãng ông. Đây là lần mà lời kêu oan nhân của nàng nhận được cảm thông. Nhưng trớ trêu thay, đây là sự cảm thông vô cùng bất lực và đau khổ khi chính Mãng ông cũng chẳng thể giúp đỡ gì được, đành ngậm ngùi:

" Con ơi. Dù oan, dù nhẫn chẳng oan

Xa xôi cha biết nỗi con nhường nào".


Câu 7 (trang 120 sgk Văn 7 Tập 2):

Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, hai vợ chồng Sùng bà còn dựng lên một màn kịch tàn ác: Mời Mãng ông sang ăn cữ cháu nhưng thực chất là sang để nhận Thị Kính về. Sùng ông còn tổ thái độ khinh khi và hành động thô lỗ khi dúi Mãng ông ngã rồi bỏ vào. Đây cũng là thời điểm xung đột kịch đẩy lên cao trào. Vì chính lúc ấy, nỗi đau của nàng đạt tới đỉnh điểm: vừa đau nỗi đau oan ức, vừa đau nỗi đau tan vỡ nghĩa phu thê, vừa đau nó đâu người cha già yếu bị nhà chồng hành hạ, mạt sát vì nàng.


Câu 8 (trang 120 sgk Văn 7 Tập 2):

- Tâm trạng Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà:

      + Cử chỉ: … quay nhìn những vật vốn quen thuộc, cầm lấy chiếc áo đang khâu bóp chặt trong tay.

      + Hát: "Bấy lâu cầm sắt… lẻ loi"

=>Xót xa trước sự tan vỡ hạnh phúc của mình vì một nỗi oan không đáng có. Lo lắng cho số kiếp, thâ phận rồi sẽ như thế nào?

- Việc Thị Kính quyết tâm " trá hình nam tử bước đi tu hành" mang ý nghĩa:

+ Ý nghĩa tích cực: Giúp nàng thoát khỏi những ưu phiền, bế tắc vừa xảy ra với chính mình, có thể được an yên trong tâm hồn và cũng là ngầm khẳng định sự đoan chính của lòng nàng.

+ Mặt tiêu cực: Thị Kính chọn vào cửa phật cũng là khi nàng chấp nhận cho số kiếp hẩm hỉu của cuộc đời mình, nàng không dám đứng lên đấu tranh để vượt thoát hoàn cảnh, nàng thiếu bản lĩnh để giành lấy hạnh phúc của mình mà chỉ chấp nhận, nhẫn nhục mà thôi.


Soạn bài Quan Âm Thị Kính Luyện tập


Câu 1 (trang 121 sgk Văn 7 Tập 2):

Tóm tắt ngắn gọn đoạn trích " Nỗi oan hại chồng":

Trong phòng riếng, Thị Kính đang ngồi khâu, chồng là Thiện Sĩ đang đọc sách bên cạnh. Khi chồng nàng thiu thiu ngủ, Thị Kính quạt cho chồng, thấy có sợi lông mọc ngược dưới cầm chồng, nàng cầm dao toan cắt thì Thiện Sĩ bất ngờ thức dây, hoảng hốt kêu lên vợ định giiết mình. Sùng bà, Sùng ông tỉnh dậy, chạy sang đay nghiến Thị Kính, vu cho nàng tội toan giết chồng. Dù van nài, kêu oan nhưng chẳng được ai chấp nhận, cuối cùng nàng bị đuổi ra khỏi nhà. Nàng trá hình nam tử vào chốn cửa phật nương nhờ.


Câu 2 (trang 121 sgk Văn 7 Tập 2):

Chủ đề đoạn trích " Nỗi oan hại chồng":

+ Thể hiện những đức hạnh tốt đẹp, đáng trân trọng của người phụ nữ xưa

+ Số phận hẩm hiu, bế tắc, chịu nhiều bất công của người phụ nữ trong xã hội.

Thành ngữ : " Oan Thị Kính":

 Chỉ những nỗi oan cùng cực, đạt đỉnh điểm, không thể giải bày được.

***Nội dung bài học:

Ca ngợi vẻ đẹp về phẩm chất của người phụ nữ xưa đồng thời lên án những bất công, ngang trái của xã hội củ đã đẩy số phận người phụ nữ vào cùng cực.

**Nghệ thuật:

+ Xây dựng xung đột kich độc đáo

+ Kết hợp văn vần với các làn điệu hát

**Bài học rút ra:

+ Đồng cảm với số phận ngang trái của những người chịu nhiều bất công, oan khiên

+ Biết dũng cảm đứng lên bảo vệ điều tốt, phê phán những cái xấu, cái ác

+ Có bản lĩnh để đấu tranh trước những bất công trong xã hội

Soạn bài: Quan Âm Thị Kính (chi tiết) | Soạn văn 7


Các bài viết liên quan bài Quan Âm Thị Kính:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác