logo

Soạn bài: Tức nước vỡ bờ

Tuyển tập soạn bài Tôi đi học lớp 8 bằng BA CÁCH tuyệt hay. Cách soạn bài độc đáo với 3 nội dung NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT hứa hẹn sẽ giúp bạn soạn văn 8 xuất sắc nhất


Khái quát tác phẩm: Tức nước vỡ bờ

Soạn bài: Tức nước vỡ bờ lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT


TÓM TẮT:

Chị Dậu thương con đứt ruột vì vừa bán nó, chồng vừa mới trả về sau trận đánh tàn ác của kẻ đòi sưu. Vừa được người hàng xóm cho bát gạo chị Dậu bén nấu cho chồng ăn. Bát cháo chưa kịp ăn xong thì bè lũ cái lệ và người nhà lý trưởng kéo đến đòi sưu. Mặc cho những lời van xin thống thiết của chị Dậu, chúng vẫn hoành hành, hống hách chị. " Tức nước vỡ bờ", chị Dậu xong vào đánh khiến cai lệ ngã chổng khoèo.


BỐ CỤC:

- Phần 1 (từ đầu ... ngon miệng hay không): Cảnh chị Dậu lo lắng chăm sóc cho chồng

- Phần 2 (còn lại): Cảnh chị Dậu đương đầu với cai lệ và tay sai


Soạn bài Tức nước vỡ bờ 3 cách


Câu 1 (trang 32 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị như thế nào?

Soạn bài: Tức nước vỡ bờ lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT

Soạn ngắn nhất

- Anh Dậu- chồng chị tối hôm quá bị bắt và đánh đập đến ngất rồi mới được trả về, sáng nay tỉn lại nhưng người thì “ lề bề lệt bệt”. Anh đang đợi cháo nguội một chút để ăn.

- Cháo vừa nấu chín từ bát gạo mà bà con hàng xóm thương tình cho, đang còn nóng hổi.

Soạn siêu ngắn

Tình thế của chị Dậu:

+ Gia đình đang lâm vào cảnh cùng đường, khốn khổ, tiền nộp sưu không có

+ Anh Dậu vừa được thả về sau  khi bị đánh bầm dập, không còn chút sức lực vì thiếu tiền sưu.

+ Chị đang đút cháo cho chồng, mong chồng có gì lót dạ

+ Chưa kịp đưa chồng đi trốn thì cai lệ đến

Soạn chi tiết

Khi bọn tay sai vào nhà chị Dậu, tình thế của chị lúc bấy giờ:

- Nhà nghèo chị đã phải bán cả con, cả chó, bán cả gánh khoai…

- Anh Dậu đang ốm nặng, vậy mà vẫn bị tên cai lệ trói gô lại, điệu ra đình, anh đã chết ngất ở đấu, người ta vừa khiêng anh về cho chị Dậu, nhờ bà con hàng xóm cứu giúp anh đã tỉnh lại. Sáng sớm hôm sau, cháo vừa chín, cả nhà đang chuẩn bị ăn, anh Dậu nhịn suông từ hôm qua tới giờ đang run rẩy cầm bát cháo, anh vừa kề vào miệng thì lũ tay sai tiến vào


Câu 2 (trang 32 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Phân tích nhân vật cai lệ. Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này và sự miêu tả của tác giả?

Soạn ngắn nhất

- Là một tên nghiện thuốc nặng, giọng nói khàn khàn nhưng cố thét ra những lời dạo nạt.

- Đứng đầu bè lũ đám người đi đòi sưu thuế. Là những tên lính quèn có chút chức tước trong làng, làm tay sai cho lũ tham quan nhưng chúng hống hách, vô lí.

- Những hành động như: tay roi song, tay thước và dây thừng, thét, cưới mỉa mai, chỉ, trợn mắt quát…cho thấy sự độc ác, xấc xược thẳng tay bóc lột một cách ngang ngược tầng lớp nhân dân lao động.

Cách miêu tả chi tiết, chân thực về hình dáng, hành động của tên cai lệ đã khắc họa nên sự thối nát và xấu xa của tầng lớp thống trị trong xã hội bấy giờ. Những điều đó cũng cho thấy thái độ căm ghét, khinh bỉ của tác giả.

Soạn siêu ngắn

Nhân vật cai lệ:

- Cử chỉ: Gõ đầu roi xuống đất thét, trợn ngược hai mắt quát, giọng hầm hè, đùng đùng giật phắt cái thừng, chạy sầm sập, bình bịch, tát,…

- Tiếng hắn như tiếng chó sủa, rít gầm của thú dữ. Hắn không biết nói tiếng của người và cùng không có khả năng nghe tiếng nói của đồng loại. Hắn cậy có quyền nên chửi bới, xưng hô rất thô lỗ. Bỏ ngoài tai lời van xin của chị Dậu.

-> Bằng những hành động và lời nói của mình, tên cai lệ đã tự lột trần bản chất tàn ác và đểu giả của hắn.

=> Bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời qua việc miêu tả lối hành xử của các nhân vật thuộc bộ máy chính quyền thực dân nửa phong kiến, chúng đại diện cho giai cấp thống trị.

Soạn chi tiết

Nhân vật cai lệ:

+ Cai lệ là một tên lính hầu hạ, phục vụ bọn quan nha, thực chất là những kẻ không có một chức trách gì quan trọng mà chỉ là một tay sai chuyên hành dân, đánh người

+ Hắn cùng người nhà lý trưởng xông thẳng vào nhà anh Dậu để bắt ép đòi bằng được tiền nộp sưu

+ Vào nhà chị Dậu một cách hống hách, lộng hành:

- Đập mạnh rồi xuống đất, hét to

- Trói người tàn bạo, hùng dữ, hắn sầm sập chạy đến bên anh Dậu mà trói mặc chị Dậu can ngăn

- Tát vào mặt người phụ nữ khốn khổ không do dự

- Bị ngã chỏng khoèo vẫn hét trói vợ chồng anh Dậu- trói người thành nghề của hắn

Ngôn ngữ, lời nói:

- Quát mắng, hầm hè, xưng hô "mày"-"tao" , giọng điệu hống hách, tỏ vẻ quyền uy

- Dù chị Dậu có hết lời van xin hắn vẫn ngang ngược, cố chấp, cắt ngang lời chị, không chút động lòng thương xót.

=> Dù chỉ là một kẻ tay sai mạt hàng mà hắn vẫn ngang nhiên hành hạ, đánh đập, chửi bới, bắt trói người khác bởi xã hội thực dân thiếu tình người đã dung túng cho những kẻ bất nhân như thế. Hắn chính là đại diện tiêu biểu của một tầng lớp thống trị hung tàn, bạo quyền, "chó đểu" lúc bấy giờ.

Tác giả đã khắc hoạ nhân vật cai lệ thông qua miêu tả về cả ngoại hình và hành động, đặc biệt là ngôn từ phát ra từ lời nói để thể hiện bản chất đê tiện và xấu xa của nhân vật cai lệ.


Câu 3 (trang 33 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích. Theo em, sự thay đổi thái độ của chị Dậu có được miêu tả chân thực, hợp lí không? Qua đoạn trích này, em có nhận xét gì về tính cách của chị?

Soạn bài: Tức nước vỡ bờ lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT

Soạn ngắn nhất

- Khi gặp bọn lính đến bắt người: lo lắng, nhẫn nhục, chịu đựng và van xin. Chị chỉ biết dùng lí lẽ phân tích cho đám người đó mong chúng thấu hiểu cho.

- Khi bọn lính quyết không tha cho anh Dậu: phẫn hận, căm tức tột cùng. Đám lính lệ không buông tha anh Dậu thậm chí còn đánh anh. Sự kìm nén quá sức chịu đựng bị bộc phát. Đổi xưng hô thành ông-tôi rồi mày-bà, dùng sực khỏe mạnh của người dân lao động để chống trả.

Như bao người phụ nữ Việt Nam tảo tần khác, chị yêu thương chồng con, có thể nhẫn nhịn để bảo vệ gia đình mình. Ai đó àm tổn thương đến họ, chị sẵn sàng đứng lên chống đối lại tất cả. Chị lmang nét đặc truwngc ủa người Việt Nam, yêu gia đình nhưng cũng can đảm và mạnh mẽ..

Soạn siêu ngắn

Diễn biến tâm lý của chị Dậu:

+ Khi cai lệ xông vào nhà, để bảo vệ chồng mình, chị van xin, nhún nhường, cố gắng trình bày những chật vật của mình để xin lòng thương từ chúng,mong chúng cho khất sưu. Giọng vừa run rẩy lo sợ, vừa chân thành, thống thiết. Khi tên cai lệ vẫn một mực hành động, hắn không hề thương cảm mà trái lại còn cố bắt trói anh Dậu thì chị Dậu liều mạng để chống cự lại hắn. Đưa ra lý lẽ để chống lại hành động tàn ác của chúng, đỉnh điểm là sự phản kháng mãnh liệt của chị Dậu khi đẩy ngã tên cai lệ chỏng quèo.

+ Miêu tả diễn biến tâm lý của chị Dậu là rất chân thực, rất hợp lý, cho thấy được đằng sau vẻ tiều tụy, yếu đuối là một bản lĩnh đặc biệt của người đàn bà đã chịu nhiều nỗi phẫn uất và ấm ức, sự phản kháng ấy là điều tất yếu.

=> Chị Dậu: là một người đảm đang thương chồng, cam chịu nhưng cũng đầy quyết liệt và mạnh mẽ.

Soạn chi tiết

Nhân vật chị Dậu:

- Chúng đặt chị vào tình huống khó xử, chúng để vận mệnh của anh Dậu trong tay chị, nhưng cũng chính lẽ đó, sức sống tiềm tàng của chị được bộc lộ sâu sắc.

- Chị tha thiết van xin bọn chúng. Chị là người phụ nữ thôn quê quen dịu dàng, nhẫn nhục

+ Cháu van ông .. ông tha cho

- Trước những lời van xin của chị, chúng vẫn xông vào, vẫn tỏ thái độ

=> Chị chống trả quyết liệt, cự lại bọn tay sai, sự chống lại của chị bằng cả lý lẽ và sức lực:

+ Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ.

+ Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem.

+ Túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa, ngã chỏng quèo.

+ Túm tóc lẩng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

=> Chị Dậu vốn là một người phụ nữ nông thôn hiền lành chất phác mang một tâm hồn cao đẹp, là người phụ nữ đảm đang, cần cù tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam và mang trong mình sức sống mãnh liệt.


Câu 4 (trang 33 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Em hiểu thế nào về nhan đề Tức nước vỡ bờ được đặt cho đoạn trích? Theo em, đặt tên như vậy có thỏa đáng không? Vì sao?

Soạn ngắn nhất

-Nghĩa đen: việc làm quen thuộc của nhà nông là đắp đập ve bờ để giữ nước hoặc ngắn nước bên ngoài vào ruộng. Nước càng lên cao sức nước càng mạnh, xô vào thành bờ làm nó rạn nứt rồi vỡ ra.

-Nghĩa bóng: sự áp bức càng lớn, nhưng chỉ có một giới hạn, vượt qua nó người ta sẽ không chịu đựng nữa mà chống trả lại. Nhan đề này rất phù hợp với bài viết vì thể hiện rõ qua diễn biến tâm lí của chị Dậu.

Soạn siêu ngắn

Nhan đề "Tức nước vỡ bờ":

Thể hiện ý nghĩa: khi những người nông dân bị đẩy đến đường cùng, áp bức đến cùng cực, họ sẽ không chấp nhận cam chịu, phản kháng quyết liệt và mạnh mẽ để bảo vệ chính những người mà mình thương yêu.

Soạn chi tiết

Nhan đề “Tức nước vỡ bờ”

- Nêu lên quy luật tự nhiên: mạch nước càng đầy lên, khi nước bị tức thfi nó phải nổi sóng, tràn ra phá vỡ bờ.

- Sự tức nước chính là sự tàn nhẫn của tên cai.

- Vỡ bờ chính là sự vùng lên của chị Dậu.

=> Nói lên quy luật ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh.


Câu 5 (trang 33 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Soạn ngắn nhất

Tình huống được xây dựng một cách khéo léo, tự nhiên, miêu tả một cách chân thực và sinh động. Những hành động được miêu tả một cách logic: Đầu tiên khi chị Dậu phản kháng bị mấy tên linh đánh mấy bịch vào ngực, tát bốp cái vào má. Nhưng rồi sức của những tên lính quanh năm quanh bàn thuốc, chỉ biết quát tháo dọa nát người khác không bằng đục người đàn bà lực điền lao động quanh năm. Tên lính nhỏ con bị chị xô ngã. Ngôn ngữ và lời thoại họp lí với dòng cảm xúc của nhân vật.

Soạn siêu ngắn

- Từ ngữ trong đoạn văn miêu tả cảnh chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ đều được lấy nguyên vẹn từ lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân miền Bắc

- Giọng văn pha chút hài hước của tác giả làm nổi bật sức mạnh ghê gớm của chị Dậu và sự thảm bại của những tên cai

Soạn chi tiết

+ Tình huống: sau khi đã van xin, nhún nhường mà cai lệ nhất quyết không chịu tha, chị Dậu đứng ra chống lại bằng hành động cương quyết: đánh lại tên cai lệ

+ Miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ:

- Tên cai lệ: hống hách, thô bạo, đánh chị Dậu , xấn đến trói chồng chị, lời nói thô lỗ, tàn nhẫn, sức loẻ khoẻo, ngã lăn quay ra đất miệng vẫn lảm nhảm

- Chị Dậu: mặt xám lại, nghiến hai hàm răng mà nói trong sự phẫn uất, túm lấy cổ rồi đùi ra cửa , sức xô đẩy mạnh mẽ, nhanh nhẹn

Ngôn ngữ đối thoại thể hiện rõ sự căm tức của chị Dậu và sự hung tàn của kẻ quyền cao, qua đó tính cách nhân vật được bộc lộ

+ Đây là một đoạn tuyệt khéo bởi khắc hoạ được hình ảnh chị Dậu nghị lực, đầy bản lĩnh, dám đương đầu với những kẻ chuyên quyền, những kẻ tay sai của thực dân.


Câu 6 (trang 33 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Soạn ngắn nhất

Nhận xét của Nguyễn Tuân hoàn toàn đúng. Trong cái xã hội phong kiến thối nát khi mà mọi bất công đều đè lên đầu lên cổ người dân thì kết quả của sự chịu đựng luôn là bóc lột thậm tệ hơn. Nếu như đều sẽ bị hà hiếp tại sao không thử đứng lên đấu tranh đòi lại chút công bằng cho chính mình. Nhiều người cùng vùng lên sẽ tạo sức mạnh to lớn.

Soạn siêu ngắn

Đó là một nhận xét hợp lý,bởi:

Trong bất kì xã hội bào, nếu có áp bức thì chắc chắn sẽ phải có đấu tranh, đấu tranh là điều cần thiết nếu muốn phát triển. Những người nông dân, họ chịu sự bóc lột nặng nề nhất, tàn nhẫn nhất, họ có lòng căm thù nhất bởi những khổ đau mà xã hội thực dân gây ra, giai cấp nông dân cần tiên phong trong việc phản kháng, đấu tranh.

Soạn chi tiết

- Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh xã hội thực dân nửa phong kiến, tác phẩm đã có tác dụng làm thức dậy hiện thực cuộc sống trong lòng người đọc. Nguyễn Tuân nhận định như vậy là không sai, mặc dù lúc đó Ngô Tất Tố chưa được giác ngộ cách mạng, song ông đã phát hiện ra được lực lượng cách mạng tiêu biểu trong quần chúng nhân dân, từ đó thúc đẩy, nêu cao tinh thần diệt trừ bọn thực dân và bè cánh của chúng. Ngòi bút của ông sắc mạnh nhữ gươm giáo. Xứng đáng được xem là người đồng hành cùng cách mạng của nhân dân ta.


Nội dung chính bài Tức nước vỡ bờ

Những đàn áp của chế độ thực dân nếu muốn được giải quyết thì chỉ có con đường đấu tranh bạo lực là hợp lý nhất.

Trên đây TOPLOIGIAI đã giới thiệu đến các bạn nội dung phần soạn bài Tức nước vỡ bờ bằng 3 cách, giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn và cách diễn đạt khi soạn một tác phẩm. Mời các bạn xem thêm các bài liên quan nhé:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác