logo

Soạn bài: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Hướng dẫn Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất chi tiết. Với bản soạn văn 7 này các bạn sẽ được trả lời toàn bộ các câu hỏi trong phần Đọc- hiểu và Luyện tập chi tiết nhất, qua đó nắm vững nội dung bài học


Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất Đọc - Hiểu

Tóm tắt nội dung: Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất chứa đựng những kinh nghiệm quý giá mà nhân dân đã đúc kết nhằm góp phần truyền lại các bài học kinh nghiệm về các hiện tượng thiên nhiên, thời tiết, các kinh nghiệm trong lao động, sản xuất của người lao động. Hầu hết các câu tục ngữ này đều được đúc rút từ việc quan sát thực tiễn.


Câu 1 (trang 4 sgk Văn 7 Tập 2):

Các từ ngữ đã chú thích trong SGK

- Mau: trái nghĩa với thưa, ở đây có nghĩa là dày, nhiều.

- Ráng: sắc màu vàng, phía cuối chân trời do ánh nắng mặt trời chiếu vào mây.

- Tháng bảy kiến bò: Kiến bò lên cao vào tháng 7 là hiện tượng sắp có lụt lội.

-Thì: thời vụ trồng trọt

-Thục; cày bừa

- Trì: Ao.

- Viên: vườn

- Điền: Ruộng.

Câu 2 (trang 4 sgk Văn 7 Tập 2):

Căn cứ vào nội dung các câu tục ngữ, có thể chia chúng làm hai nhóm:

Chia làm 2 nhóm:

- Nhóm thứ 1: Những câu tục ngữ về thiên nhiên: từ câu tục ngữ 1 đến câu tục ngữ 4

- Nhóm thứ 2: Những câu tục ngữ về lao động sản xuất: từ câu tục ngữ 5 đến câu tục ngữ 8


Câu 3 (trang 4 sgk Văn 7 Tập 2):

Câu tục ngữ

Ý nghĩa

Cơ sở thực tiễn

Các trường hợp áp dụng

Giá trị kinh nghiệm

1.Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

 

Vào tháng 5 âm lịch ngày thường dài hơn đêm ( đêm ngắn, ngày dài)

Vào tháng 10 âm lịch thì ngược lại, ngày ngắn, đêm dài

Quan sát, những trải nghiệm về thời gian, không gian mà nhân dân đã trải qua

Sắp xếp công việc hợp lí theo thời gian

Giữ gìn sức khoẻ

Mang lại ý thức tiết kiệm thời gian cho con người, ý thức về sự quan trọng của thời gian, công việc,… để không bị lãng phí các khoảng thời gian trong năm

2. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

 

Trời đêm mà có nhiều sao thì dự báo trời sẽ năng, bầu trời mà ít sao thì trời sẽ mưa

Quan sát và kinh nghiệm thực tế

Phân bố, lựa chọn công việc phù hợp để tránh gặp thời tiết bất thường khi làm việc.

Chuẩn bị ô, dù,…nếu dự đoán trời mưa

Con người biết ý thức nhìn trời sao để dự đoán thời tiết, sắp xếp công việc của mình

 

3. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

 

Khi trên bầu trời xuất hiện ráng mỡ gà thì thường có mưa bõ lớn xảy ra.

Quan sát hiện tượng

Đề phòng. Chuẩn bị chống bão , giữ gìn nhà cửa, cây trồng, bảo vệ tài sản

Giúp con người ý thức việc phòng chống  thiên tai, lũ lụt

4. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.

 

Nếu kiến di chuyển nhiều vào tháng bảy thì có khả năng lũ lụt sắp xảy ra

Quan sát thực tế. Kiến rất nhạy cảm bởi chúng có các tế bào cảm biến, khi chúng nhận biết được sắp có những đợt mưa lớn thì chúng thường chọn cách di chuyển lên cao vừa để tránh lụt vừa tận dụng thời cơ đất mềm để xây tổ mới.

Đề phòng lũ lụt

Ý thức về phòng chống lũ lụt, bảo vệ hoa màu, tài sản

5. Tấc đất tấc vàng

 

Gía trị của đất, mỗi tấc đất là một tấc vàng

Cơ sở thực tiễn: đất tạo nên hạt láu thơm, hạt ngọc trời, đất cho con người chỗ ở, lao động,….

Đất cho con người khai thác vô tận.

-Coi trọng giá trị của đất

- Biết tận dụng đất để lao động

Ý thức trân trọng và giữ gìn môi trường đất

Phê phán sự lãng phí đất đai

6. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

 

Trong các nghề làm kinh tế thì nghề mang lại lợi ích kinh tế cao nhất là nghề câu cá, nghề làm vườn thứ hai và nghề làm ruộng mang lại lợi ích kinh tế cao thứ ba.

Từ kinh nghiệm thực tế mà lợi ích của các nghề mang lại cho người lao động

-Khai thác tối ưu những thuận lợi của điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế.

 

Khai thác tối ưu những thuận lợi của điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế.

Biết lựa chọn nghề phù hợp với vị trí, đất đai để canh tác

7. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

 

Các yếu tố quan trọng xếp theo thứ tự : nước, phân, chăm chỉ, giống đối với nghề trồng lúa

Thực tế làm nông của người nông dân, họ biết yếu tố gì là cần nhất với cây lúa

-Biết cách chăm bón cho cây lúa

-Biết đầu từ cả công sức các phương diện khác cho cây

Ứng dụng trong nông nghiệp, ý thức chăm sóc cây trồng, chọn giống

8. Nhất thì, nhì thục.

 

Thời vụ có vai trò quan trọng nhất đối với cây trồng, tiếp theo là  đất đai được làm kĩ, khai phá

Từ thực tế làm nông của người dân, cây này phù hợp với mùa này, cây khác lại phú hợp với mùa khác.

 

VD: Tháng hai trồng đậu, tháng ba trồng cà

Tháng tư cày vỡ ruộng ra

Lựa chọn nông sản phù hợp với mùa vụ

-Biết chăm kĩ, canh tác đất đai trước khi gieo trồng

Ý thức về thời vụ

Ý thức về giữ gìn và bảo vệ, canh tác đất đai


Câu 4 (trang 5 sgk Văn 7 Tập 2):

Minh họa đặc điểm về hình thức:

- Ngắn ngọn:

+ Câu tục ngữ (5) : tấc đất , tấc vàng: 4 chữ

+ Câu tục ngữ (8): nhất thì, nhì thục: 4 chữ

+ Các câu tục ngữ còn lại cũng không quá nhiều chữ

- Thường có vần nhất là vần lưng:

+ Câu tục ngữ (2) : vần lưng: nắng – vắng

+ Câu tục ngữ ( 6): viên – điền

+ Các câu còn lại: năm – nằm; mười – cười, nhì – thì,…..

- Có vế đối nhau cả về hình thức và nội dung:

 + Hình thức:

Đêm >< Ngày, Tháng năm >< tháng mười; sáng >< tối.

      + Nội dung: : Vào tháng 5 âm lịch ngày dài đêm ngắn, còn vào tháng 10 thì ngày ngắn đêm dài.


Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất Luyện tập

Sưu tầm 1 số câu tục ngữ về các hiện tượng mưa, nắng, bão, lũ.

1.    Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

      Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.

2.    Kiến đen tha trứng lên cao,

      Thế nào cũng có mưa rào rất to.

3.    Mồng chín tháng chín có mưa,

      Thì con sắm sửa cày bừa làm ăn.

      Mồng chín tháng chín không mưa,

      Thì con bán cả cày bừa đi buôn.

4.    Tháng bảy kiến đàn đại hàn hồng thuỷ.


Các bài viết liên quan bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác