logo

Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn nghị luận (chi tiết)

Ngoài các bản Soạn Văn 7 ngắn nhất và siêu ngắn, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI đã biên soạn thêm bản Soạn văn 7 chi tiết để giúp các bạn học sinh hiểu kĩ hơn, sâu sắc hơn nội dung bài học. Cùng tham khảo phần soạn bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận dưới đây nhé


I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận.


Câu 1. Nhu cầu nghị luận.

a. Các vấn đề tương tự:

- Tại sao môi trường nước cần được bảo vệ?

- Vì sao ô nhiễm không khí gây hậu quả nghiêm trọng?

- Nếu lãng phí thời gian con người sẽ ra sao?

- Vì sao cần phải coi trọng sức khoẻ?

- Vì sao trong cuộc sống cần có trái tim yêu thương giữa con người với con người?

b. Khi gặp các vấn đề này thì các dạng văn bản miêu tả, biểu cảm hay tự sự không thể dùng để giải đáp được. Vì chúng không đáp ứng được việc trả lời các câu hỏi trên mà cần đến các tư duy, khái niệm, số liệu, dẫn chứng để đáp ững các câu hỏi đó.

c. Các văn bản hay đề cập đến các vấn đề này như trên các bài phát thanh, trên truyền hình hay trên báo chí,….


Câu 2. Thế nào là văn bản nghị lun?

a. Mục đích được thể hiện trong bài viết của Bác Hồ là nhằm kêu gọi phòng, xóa nạn mù sau cách mạng tháng Tám trên đất nước Việt Nam.

Các luận điểm được nêu ra:

- Thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân trên đất nước ta để bốc lột

- Một trong những việc cấp bách là nâng cao dân trí

-“ Mọi người Việt Nam……..biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ “

b. Những lí lẽ là:

- Người dân đang lâm vào tình trạng lạc hậu, thất học

- Để xây dựng nước nhà phải cần có sự hiểu biết, cần kiến thức

- Những khả năng vốn có trong thực tế để chống nạn thất học:

+ Người biết chữ dạy cho người chưa biết chữ.

+ Ai cũng cần phải học, phụ nữ càng cần phải học.

c. Tác giả không lựa chọn văn miêu tả hay tự sự hay biểu cảm vì chúng không thể hiện được rõ mục đích trình bày ý kiến, quan điểm của Bác về việc xoá nạn mù chữ, việc tác giả sử dụng văn nghị luận góp phần quan trọng trong việc trình bày để người đọc hiểu rõ tư tưởng và ý kiến mà người viết muốn đề cập đến bằng các lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.


II. Luyện tập.


Câu 1 (trang 9 sgk Văn 7 Tập 2):

a.

- Văn bản trong SGK là một văn bản nghị luận. Vì bài văn đã trình bày được quan điểm, ý kiến của tác giả về vấn đề trong đời sống: tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.

- Đây là một trong những vấn đề mà đời sống đặt. Bài viết được trình bày bằng hệ thống các luận điểm, luận cứ rõ ràng, dẫn chứng cụ thể.

b. Ý kiến mà tác giả đề xuất:

Mỗi người cần tạo ra thói quen tốt:

- Các câu văn thể hiện quan diểm đó:

+ " Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...là thói quen tốt";

+" Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi..."

+ “Tạo ra một thói quen tốt là rất khó, những nhiễm một thói quen xấu là rất dễ…………….nếp sống văn minh cho xã hội”

- Dẫn chứng và lĩ lẽ:

+ Có thói quen tốt và có thói quen xấu

+ Dẫn chứng về các thói quen tốt và các thói quen xấu

+ Cần nỗ lực rèn luyện để loại bỏ những thói quen không tốt, tạo nếp sống văn minh

c. Bài văn đã góp phần vào việc giải quyết vấn đề của thực tế đời sống, vì trong thực thế, con người đang tồn tại rất nhiều thói quen xấu gây ảnh hưởng đến cá nhân và cộng đồng. Em tán thành với các ý kiến của bài viết vì nó không chỉ thiết thực mà còn góp phần giúp người đọc nhận thức, sữa chữa các thói quen xấu, rèn luyện các thói quen tốt.


Câu 2 (trang 10 sgk Văn 7 Tập 2):

Bài văn trên có bố cục 3 phần. Có thể chia như sau:

- Phần 1:Từ đầu đến “cái gạt tàn”: :Nêu vấn đề về thói quen tốt và thói quen xấu

- Phần 2: Từ "Tiếp theo... đến chảy máu chân nguy hiểm": Các thói quen xấu và tác hại của chúng

- Phần 3: Còn lại: Cách tạo ra thói quen tốt


Câu 3 (trang 10 sgk Văn 7 Tập 2):

Sưu tầm: Đoạn văn nghị luận về tình bạn.

“Bạn là của cải chứ không phải của cải là bạn" câu danh ngôn đó đã dành tất cả sự trân trọng ,ưu ái cho tình bạn . Thế gian sẽ đơn điệu biết mấy ,con người sẽ nghèo nàn , nhạt nhẽo nếu tình bạn không tồn tại . Tình bạn ấy là hai tiếng thiêng liêng cao đẹp . Vạn vật đều không thể hoàn thiện , cũng như mỗi con nngười không thể biết hết thế gian . Nhưng con người được taọ hoá ban cho đôi mắt để thấu hiểu cuộc đời để cảm nhận thế giới xung quanh . Tục ngữ nói " giàu hai con mắt" lại nói "Giàu vì bạn sang vì vợ". Phẩi chăng thêm bạn là thêm giàu , thêm những đôi mắt ,thêm những góc nhìn để tránh phiến diện hoặc sai lầm . " Học thầy không tày học bạn", người xưa nhắn con người phải biết mở rộng tầm nhìn và sự hiểu biết bằng cách học hỏi bạn bè . nếu có nhiều bạn thì sẽ có nhiều cơ hội để học hỏi để mở rộng tầm nhìn , trí tuệ.

Sẽ ra sao khi ta phát hiện một tring những người bạn của ta mất khuyết điểm trầm trọng ? Xa lánh ư ? Cắt đứt giao thiệp ư ? Hoặc không có ý kiến gì, vẫn quan hệ bình thường như cũ? Đây là một chuyện rất khó. Nhưng em cho rằng trước hết phải gần gủi và không được bỏ rơi, không xa lánh bạn. Ai cũng có thể mắc khuyết điểm. Nếu ta chỉ chọn những người hoàn hảo để kết bạn thì biết đâu đến lúc nào đó, bạn phát hiện ra nhược điểm của ta củng sẻ bỏ rơi ta ? Nhưng là một người bạn chân thànhcủng không có nghĩalà im lặng, không dám can ngăn, không dám phê bình,thậm chíđẩutanh với sai lầm khuyết điểm của bạn mình. Thái độ tốt nhất trong quan hệ bạn bè là nghiêm khắc với mình và độ lượng, bao dung với bạn. Chỉ có thế ta mới là một người được bạn bè tin cậy, ta mới có nhiều bạn và trở thành người giàu có.”

Sưu tầm: Đoạn văn nghị luận về thực phẩm bẩn

“ Việc chuộng những sản phẩm có giá thành rẻ, mẫu mã bắt mắt mà không hề quan tâm đến chất lượng, quy trình sản xuất là tâm lí chung của người tiêu dùng. Chính điều này đã làm giảm đi những giá trị bền vững mà thực phẩm sạch mang lại. Không chỉ dừng lại ở đó, không ít người tiêu dùng mang trong mình quan điểm "ăn bẩn sống lâu" đầy lạc hậu để ngụy biện cho hành vi sử dụng thực phẩm bẩn và thờ ơ với chính sức khỏe - tài sản vô cùng quý giá đối với mỗi một con người. Như vậy, vì lợi ích trước mắt mà con người đã vô tình thỏa hiệp và đặt những bước chân của mình vào thế giới của bệnh tật đầy những hiểm nguy do thực phẩm bẩn gây ra bằng con đường dạ dày. Ngoài ra, việc quản lí lỏng lẻo, kiểm định vệ sinh không chặt chẽ cũng tạo ra một môi trường thuận lợi cho thực phẩm bẩn xuất hiện và tồn tại.

Ít ai có thể ngờ rằng, sự qua loa và thờ ơ trong việc lựa chọn thực phẩm lại dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng không kém hậu quả do những vấn đề như chiến tranh và ô nhiễm môi trường gây ra. Trước hết, sử việc sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc và chứa các chất độc hại làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng như ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa,.... Không chỉ dừng lại ở đó, các chất hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc tăng trọng, chất bảo quản còn ngấm dần và thấm sâu vào tế bào và cơ thể con người, trở thành nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh vô cùng nguy hiểm, trong đó có ung thư. Theo số liệu thống kê của Bộ y tế vào năm 2015, số người mắc bệnh ung thư do thực phẩm bẩn gây ra chiếm khoảng 35% trên tổng số 150.000 người mắc căn bệnh hiểm nghèo này. Như vậy, thực phẩm bẩn chính là tác nhân gây hại đe dọa sức khỏe và tính mạng của con người. Thậm chí, nó còn là mầm mống phá hủy giống nòi và tương lai của nhân loại. Trong thời gian gần đây, dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng về sự việc thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cụ thể là thịt lợn bị nhiễm sán gạo nổi đầy hạch trắng hay thịt gà đông lạnh từ lâu xuất hiện trong bữa ăn và thực đơn của các em nhỏ tại một trường mầm non trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Như vậy, chính sự nhẫn tâm, vô trách nhiệm trong việc chọn lọc và kiểm soát nguồn thức ăn đã vô tình khiến các em nhỏ gặp những mối nguy hại khôn lường về sức khỏe.”


Câu 4 (trang 10 sgk Văn 7 Tập 2):

Bài văn trên là một bài văn nghị luận. Qua câu chuyện về hai cái hồ đê nói về cách sống của con người.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác