logo

Soạn bài: Tức cảnh Pác Bó

Tuyển tập soạn bài Tức cảnh Pác Bó lớp 8 bằng BA CÁCH tuyệt hay. Cách soạn bài độc đáo với 3 nội dung NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT hứa hẹn sẽ giúp bạn soạn văn 8 xuất sắc nhất


Khái quát tác phẩm: Tức cảnh Pác Bó


Bố cục

Chia làm 2 phần:

- Phần 1 (3 câu thơ đầu): Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác

- Phần 2 (còn lại): Cảm nghĩ của Bác về cuộc đời cách mạng

Soạn bài: Tức cảnh Pác Bó lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT


Soạn bài Tức cảnh Pác Bó 3 cách


Câu 1 (trang 29 sgk ngữ văn 8 tập 2)

Bài thơ thuộc thể thơ gì? Hãy kể tên một số bài thơ cùng thể thơ này mà em đã học.

Soạn ngắn nhất

Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Một số bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật đã đọc: Cảnh khuya, Nam quốc sơn hà, Tĩnh dạ tứ,...

Soạn siêu ngắn

Bác Hồ cảm thấy cuộc sống gian khổ đó thật là " sáng", bởi vì:

+ Trong gian khổ, dù sống với cháo bên, rau măng, những món ăn dân dã nhưng vẫn cảm thấy đủ đầy dư thừa

+ Trong lý tưởng cách mạng của một tâm hồn yêu nước, khát khao giải phóng dân tộc thì gian khổ cũng hoá sang trọng, bởi đó chính là cuộc đời cách mạng.

Soạn chi tiết

- Bài thơ thuộc thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

- Một số bài thơ cùng loại: “Nam quốc sơn hà, Cảnh khuya, Ngắm trăng, Tĩnh dạ tứ, Hồi hương ngẫu thư…”


Câu 2 (trang 29 sgk ngữ văn 8 tập 2) 

Nhận xét về giọng điệu chung của bài thơ. Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó được biểu hiện như thế nào qua bài thơ? Vì sao Bác lại cảm thấy cuộc sống gian khổ thật là sang?

Soạn bài: Tức cảnh Pác Bó lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT

Soạn ngắn nhất

Thú lâm tuyền của Nguyễn Trãi và Bác Hồ:

Giống nhau: 

+ Đều có lối sống thành cao, hoà hợp với thiên nhiên, sống giữa thiên nhiên và lấy thiên nhiên làm bạn

+ Cuộc sống đều ứng dụng, thư thái, đều thấy " sáng" giữa cuộc sống khó khăn bởi có một tâm hồn khí chất.

Khác nhau:

+ Thi nhân xưa chọn lối sống " lâm tuyền"  bởi muốn xa lánh thế sự đảo điên, thời cuộc khiến họ bất lực muốn lẩn tránh để nuôi dưỡng tâm an.

+ Hồ Chí Minh có lối sống lâm tuyền, nhưng là lối sống lâm tuyền của một người cách mạng, một chiến sĩ yêu nước. Cốt cách vẫn vẹn nguyên với cách mạng, vẫn nghiên cứu chính sự. Đó là phẩm chất thanh cao của người chiến sĩ.

Soạn siêu ngắn

Giọng điệu chung của bài thơ: vui tươi,hóm hỉnh

- Tâm trạng của Bác khi ở Pác Pó: vui vẻ,có cảm giác hưởng thụ cuộc sống ,tự cho đó là "sang".

- Bác cho cuộc sống gian khổ đó là "sang" vì niềm vui lớn nhất của Bác là được cứu giúp đồng bào thoát khỏi ách đô hộ của thực dân, đang làm công việc yêu thích nên dù cảnh vật có sơ sài nhưng Bác vẫn thấy thiên nhiên thật là đẹp.

Soạn chi tiết

+ Toàn bài thơ là giọng điệu vui tươi, lạc quan, yêu đời thêm chút dí dỏm, ví von hài hước. Điều đó cho thấy bác là một con người dù sống trong đau khổ nhưng tư thái bác lại rất lạc quan, vui vẻ trước mọi hoàn cảnh, không chỉ thế mà bác còn  cảm thấy thích thú khi được ở nơi núi rừng hoang vu. Làm cách mạng được sống hòa hợp với thiên nhiên đối với bác như một điều kì diệu bởi mỗi ngày qua đi không buồn tẻ và nhàm chán. Cuộc sống của bác ở Pác Bó tuy gian khổ khó khăn chỉ với cháo hẹ, cây măng, bàn đá chông chênh,… nhưng không làm mờ đi niềm tin và hy vọng về cuộc giải phóng sắp đến gần. Có được niềm tin ấy thì khó khăn kia có là gì, qua đó ta thấy được nhân cách cao khiết của Bác, người hi sinh thầm lặng cho Tổ quốc.

+Tâm trạng của Bác Hồ trong bài thơ được thể hiện qua từng câu thơ:

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang” cuộc sống và làm việc của bác cứ đều đặn hằng ngày chỉ vỏn vẹn ở con suối và cái hang nhỏ. Dù sống trong khung cảnh chật hẹp là vậy nhưng tâm trạng của Bác vẫn luôn trong tư thái lạc quan vui vẻ, tự tại trước nếp sống lề lối cùng với khung cảnh thiên nhiên, non nước hữu tình. Những vần thơ với nhịp 4/3 của câu thơ đường luật bày chữ, nhưng được lồng trong đó cái phong thái khoan thai như nhịp tuần hoàn của trời đất. Sự lặp lại đều đặn sáng và tối, ra rồi vào việc làm đơn giản cũng khiến Bác rất đỗi quen thuộc và ung dung.

Hoàn cảnh sống gian khổ chỉ với “cháo bẹ, rau măng”…và bao nhiêu kẻ thù đang rình rập ngoài tất cả đều như tan biến trược sự ung dung và tự tại của bác. Chẳng phải lo thiếu ăn, măng Pác Bó lá hẹ rừng núi luôn có sẵn. Vẻ đẹp trong bác luôn hiện lên với tư thế ung dung, tự tại cuộc sống có khó thì điều đó cũng đủ để cho bác cảm thấy hài lòng. Ở nơi rừng núi suối đá là vậy nhưng tinh thần cách mạng kháng chiến trong Bác không bao giờ khuất phục. Vậy nên dẫu “bàn đá có chông chênh” nhưng lịch sử Đảng của dân tộc vẫn luôn ngời sáng giữa núi rừng hoang sơ. Từ đó ta thấy được lòng yêu nước, hướng về Đảng về với nhân dân và ý chí sục sôi muốn giải cứu đất nước luôn bùng cháy trong tâm hồn bác. “Chông chênh” với chiếc bàn đá là vậy ở bác vẫn toát lên hình dáng của một người – một nhà cahs mạng, vị lãnh tụ vĩ đại của cả dân tộc. bác đang viết lên những trang lịch sử hào hùng của dân tộc trên chính mảnh đất đầu ngọn sóng gió trùng khơi của rừng núi, mọi cảnh vật như hòa quyện vào trong từng trang lịch sử ngàn đời ấy.

 “Cuộc đời cách mạng thật là sang”, chữ “sang” thật đắt giá khi kết lại cả bài thơ. Một câu thơ kết lại toàn bộ bài trong sự  thích thú, lạc quan của Bác trước hoàn cảnh. Tuy là một nhà cách mạng đầy chính trực và kiên cường nhưng đâu đó ở Người lại toát lên vẻ đẹp của một tâm hồn thơ mộng hóm hỉnh.

- Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ ở núi rừng Pác Bó “thật là sang” bởi lẽ, Bác vốn là một con người có lòng yêu thiên nhiên sâu sắc, nay lại được sống và làm việc ở nơi rừng xanh núi thẳm. Sáng bên bờ suối, tối vào hang ngủ, tảng đá thay bàn làm việc, cháo bẹ rau măng sẵn ngoài rừng. Những khó khăn thiếu thốn đối với Bác chả phải là những gian khổ khó khăn mà đó là cuộc sống đầy phiêu du, tự tại thích thú. Khi cách mạng đang tiến dần đến thành công, niềm mong ước cả đời của Bác sắp trở thành hiện thực, thì đối với Bác sự gian khổ ngay trước  mắt không là gì cả so với niềm vui và hạnh phúc của cả dân tộc. Nghĩa vụ quan trọng và thiêng liêng được Bác đặt lên trên cả đó là công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Thay vào đó Bác tự hào về sự nghiệp làm cách mạng “thật là sang”, chữ “sang” ở đây là điểm nhấn của cả bài thơ, đó chính là sự giàu sang trong tâm hồn, niềm vui thích, thoải mái tự do với cuộc sống phiêu du chốn rừng núi nhưng không thể nào quên lý tưởng cách mạng giải phóng của một người chiến sĩ. Cả cuộc đời Bác cống hiến hết mình cho quê hương, cho tổ quốc và đồng bào, mình có khó khăn bây giờ nhưng ở ngoài kia còn cả dân tộc đang từng ngày bị đàn áp. Sự hy sinh thầm lặng và ý chí cao đẹp của một con nguwoif quên mình vì cả dân tộc, nhân cách trong Bác luôn ngời sáng như chính ngọn lửa đầu đời tiếp nối cho thế hệ chiến sĩ cộng sản hay cả đồng bào noi theo.


Câu 3 (trang 29 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)

Qua bài thơ, có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi “thú lâm tuyền” (niềm vui thú được sống với rừng, suối) trong bài Côn Sơn ca. Hãy cho biết “thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi và ở Bác Hồ có gì giống và khác nhau.

Soạn bài: Tức cảnh Pác Bó lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT

Soạn ngắn nhất

"Thú lâm tuyền" của Nguyễn Trãi và Bác Hồ:

- Giống nhau: đều là thú lâm tuyền của ẩn si-những người chiến sĩ cách mạng.

- Khác nhau: thú lâm tuyền của Nguyễn Trãi là của người ẩn sĩ bất lực trước thực tế xã hội muốn rời xa trốn thị phi để tìm thấy sự trong sạch trong tâm hồn. Còn thú lâm tuyền của Bác Hồ vẫn gắn với những hoạt động của người chí sĩ yêu nước.

Soạn siêu ngắn

Giọng thơ hài hước, dí dỏm, tươi vui. Mặc dù cuộc sống khó khăn, điều kiện làm việc thiếu thốn nhưng Người lại cho đó là "sang". Vì với bác niềm vui lớn nhất là được làm cách mạng, được trực tiếp lãnh đạo cách mạng nước nhà.

=> Cuộc sống của Người vô cùng thư thái, ung dung, say mê cuộc sống cách mạng, hòa hợp với thiên nhiên. Bài thơ cho thấy cá nhân cách cao khiết của Hồ Chí Minh, cho thấy sự hi sinh thầm lặng của người cho đất nước.

Soạn chi tiết

“Thú lâm tuyền” của Bác và Nguyễn Trãi có những điểm giống và khác sau:

- Giống:  Hai nhà thơ đều là những người yêu thiên nhiên, thích gắn bó với cuộc sống nơi rừng xanh, nước biếc. Ở đây họ thấy được sự yêu đời, cuộc sống lạc quan, vui vẻ. Sự giản dị, mộc mạc của hai tác giả chất đầy trong các vần thơ càng thấy rõ sự thích thú trước cuộc sống tự do, tự tại giữa chốn thiên nhiên hoang sơ.

- Khác:

+ Nguyễn Trãi lui về vui “thú lâm tuyền” vì bất lực trước thế sự thay đổi của công việc và cuộc sống hiện tại vì thế mà muốn trốn tránh nơi đông đúc tấp nập để về với thiên nhiên sống một cuộc sống an nhàn, ẩn dật ngày ngày câu cá, uống rượu quên sầu tại nơi đây. Trở thành một thi sĩ ở ẩn lẩn tránh chốn bụi trần để không màng thế sự.

 + Đối với Bác, Người về với chốn thiên là do hoàn cảnh bắt buộc. Bác là một chiến sĩ cách mạng, người giác ngộ lý tưởng cho đoàn quân Việt Nam giải phóng đất nước, vì thế mà phải lẩn tránh sự dòm ngó của thế lực thù địch ngoài kia. Ở đây Bác đang tìm thời cơ tốt nhất đưa lực lượng quân giải phóng nước nhà. Hoàn cảnh ấy chỉ cho phép Bác được hưởng niềm vui “thú lâm tuyền” trong gian khổ thiếu thốn đủ bởi lẽ sự nghiệp của Người là sự nghiệp cách mạng  sự nghiệp của toàn dân tộc, cách mạng là trên hết.


Nội dung chính bài Tức cảnh Pác Bó

Bài thơ Tức cảnh Pác Pó của Hồ Chí Minh viết về cuộc sống khó khăn,điều kiện làm việc thiếu thốn của Người khi ở Pác Pó nhưng Người đón nhận nó một cách nhẹ nhàng,hòa hợp với thiên nhiên,con người nơi đây. Một sự hi sinh thầm lặng nhưng vẫn rất vui vẻ của những người chiến sĩ cách mạng.

Trên đây TOPLOIGIAI đã giới thiệu đến các bạn nội dung phần soạn bài Tức cảnh Pác Bó bằng 3 cách, giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn và cách diễn đạt khi soạn một tác phẩm. Mời các bạn xem thêm các bài liên quan nhé:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác