logo

Soạn bài: Trong lòng mẹ

Tuyển tập soạn bài Trong lòng mẹ lớp 8 bằng BA CÁCH tuyệt hay. Cách soạn bài độc đáo với 3 nội dung NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT hứa hẹn sẽ giúp bạn soạn văn 8 xuất sắc nhất


Khái quát tác phẩm: Trong lòng mẹ


TÓM TẮT:

Bé Hồng sinh ra và lớn lên trong một gia đình không hạnh phúc. Sau khi bố cậu mất, mẹ cậu đã quyết định đi tha hương cầu thực sau chuỗi ngày chịu đựng người chồng nghiện ngập. Bé Hồng phải sống trong sự cay nghiệt, ghẻ lạnh của họ hàng nhất là bà cô. Gần đến ngày giỗ cha, người mẹ đi tha phương cầu thực vẫn chưa về. Người cô gieo rắc cho cậu những ý nghĩ, lời nói xấu xa, cay độc về mẹ của Hồng. Nhưng với tình yêu dành cho mẹ,cậu vẫn một mực tin tưởng người mẹ chưa về của mình. Rồi đến ngày giỗ, mẹ cậu cũng về, Hồng vỡ òa và hạnh phúc nằm trong vòng tay mẹ.

Soạn bài: Trong lòng mẹ lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT


BỐ CỤC:

2 phần

 - Phần 1 (Từ đầu....người ta hỏi chứ): Cuộc đối thoại giữa Hồng và bà cô

 - Phần 2 (Đoạn còn lại): Cuộc gặp gỡ lại đầy cảm động của hai mẹ con và sự xúc động cùng niềm vui sướng của bé Hồng


Soạn bài Trong lòng mẹ 3 cách


Câu 1 (trang 20 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Phân tích nhân vật bà cô trong cuộc đối thoại giữa bà ta với chú bé Hồng.

Soạn ngắn nhất

Hình ảnh về người cô trong đoạn trích:

- Ẩn giấu trong khuôn mặt “ tươi cười”, giọng nói “ ngọt ngào” cùng những cử chỉ thân mật đối với cậu bé nhưng giả tạo, tác giả đã dùng một từ rất chuẩn xác để diễn tả đó là “ rất kịch”.

- Cách nhấn giọng vào từ “ phát tài” và kéo dài từ “ em bé” như muốn làm đứa trẻ thêm đau khổ, từ đó tạo cho Hồng những suy nghĩ xấu xa về người mẹ của mình.

- Từng câu từng chữ người cô dần dần kéo đứa cháu vào để thỏa mãn niềm vui ác độc như một trò chơi đã được bày tính sẵn, cảm xúc của Hồng đấy lên cao trào từ “ lòng đau thắt lại” rồi “ nước mắt lưng chòng.

Một người cô ruột lại có thể giả dối, xấu xa đến vậy. Sự giả dối, thâm hiểm được phơi bày khiến Hồng đau đớn, uất ức đến cực điểm. Đây là hình tượng của những hạng người sống tàn nhẫn, đánh mất luôn cả tình cảm máu mủ ruột rà trong xã hội lúc bấy giờ.

Soạn siêu ngắn

Nhân vật người cô:

-Để lại ấn tương lai sâu sắc với lời nói cay nghiệt,độc ác.

-Khiến chú bé thấy đau lòng và buồn tủi bằng câu hỏi:"mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?"

-Ý nghĩa cay độc trong giọng nói cùng nét mặt cười rất "kịch"

-Cố tình gieo rắc vào đầu bé Hồng những hoài nghi

-Cố ý ngân dài hai tiếng "em bé" khiến tâm can bé Hồng xoắn chặt lại

  =>Bà cô cố ý chia rẽ tình cảm của mẹ con bé Hồng,muốn đứa cháu "khinh miệt và ruồng rẫy"mẹ mình bằng những lời nói mang ý nghĩa cay độc, những cử chỉ hành động giả dối, ý nghĩ xấu xa.

Soạn chi tiết

Nhân vật người cô xuất hiện trong những lời nói:

Cười hỏi, cười rất kịch, giọng vẫn ngọt, hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chằm, hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân thật dài ra thật ngọt...

Bà cô cho Hồng biết ba thông tin về mẹ:

- Phát tài lắm

- Đã có em bé

- Ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, gầy rạc

+ Thái độ, cử chỉ: Cười nói rất kịch, giọng ngọt, mắt long lanh, chằm chằm nhìn, tươi cười kể các câu chuyện -> độc ác, giả dối, thâm hiểm

- Nụ cười và câu hỏi có vẻ quan tâm, thương cháu nhưng thực chất là những lời cay độc, chính Hồng đã nhận ra nên cảm thấy rất kịch, bà là hiện thân của những thành kiến cổ hủ, phi nhân đạo của xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng tám.

- Sau lời từ chối của bé Hồng bà ta lại hỏi  : “ Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm có như đợt trước đâu...” -> Sự độc ác và dối trá của bà ta thể hiện rõ nét qua lời nói và cử chỉ của mình nhưng vẫn cố đóng kịch diễu cợt chú bé Hồng.

- Khi nhận thấy bé Hồng im lặng cúi đầu khóc, bà cô đã khuyên an ủi tỏ ra rộng lượng nhưng đó lại tiếp tục chế diều bằng giọng mỉa mai

-> Người cô độc ác chỉ muốn gieo rắc vào đầu óc chú bé  Hồng để chú hoài nghi, khinh miệt mẹ mình, muốn chia lìa tình cảm mẹ con, cố ý khoét sâu vào nỗi đau đã nhuốm máu của đứa cháu tội nghiệp, cố ý gieo vào suy nghĩ non nớt của nó thái độ khinh miệt, ruồng rẫy mẹ


Câu 2 (trang 20 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ đáng thương được thế hiện một cách chân thực và sinh động.

Soạn bài: Trong lòng mẹ lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT

Soạn ngắn nhất

Tình yêu thương của Hồng với mẹ:

- Hình ảnh mẹ đã khắc sâu trong lòng chú bé Hồng, em luôn tin là mẹ sẽ về

- Tình mẫu tử đã mách bảo sự dối trá, độc ác của người cô

- “ Và cái lần đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.”

-> Vừa diễn tả được nỗi khát khao tình mẹ, mẹ là sức sống, là dòng nước mát cho tâm hồn của em

- Hình ảnh mẹ hiện lên trong mắt em vô cùng gần gũi, vô cùng chân thật với vẻ đẹp vượt lên mọi định kiến của xã hội.

-> Thể hiện niềm vui sướng tự hào của đứa trẻ mồ côi luôn mong gặp mẹ đến cháy lòng

Soạn siêu ngắn

 Tình yêu thương của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh:

- Không hề trách móc,oán hận vì mẹ bỏ đi không có tin tức

- Dù xa cách lâu ngày vẫn tưởng tưởng ra vẻ mặt rầu rầu hiền từ của mẹ   -Dù bà cô cố ý gieo rắc những ý nghĩ độc ác,hoài nghi nhưng vẫn một mực tin yêu mẹ

- Muốn nghiền nát, cắn  xé những cổ tục đã đày đọa mẹ

- Cảm xúc vỡ òa, vui sướng khi gặp lại mẹ cùng ước muốn bé lại để được mẹ ôm ấp, vỗ về

Soạn chi tiết

Mặc dù bị reo rắc những suy nghĩ xấu xa về mẹ nhưng cũng không ngăn được tình yêu thương  và cảm thông của chú bé Hồng đối với người mẹ đáng thương của mình:

- Nghe những lời nói giả dối, thâm độc xúc phạm sâu sắc tới mẹ:

+ Khi được hỏi rằng có muốn đi thăm mẹ thì những kí ức thân thuộc về hình ảnh người mẹ hiền lành, chịu đựng như hiện lên trong suy nghĩ của Hồng để rồi suýt nữa bật ra thành từ “có” để rồi kịp thời nhận ra sự dối trá nơi người cô mà chỉ biết ngậm ngùi chua xót.

+ Hai chữ “ em bé” như xoáy sâu, xoắn chặt vào tâm can đứa trẻ. Nước mắt rơi không phải vì trách mẹ bỏ lại mình mà có đứa em khác, hơn tất cả đó là chú thương mẹ, giận mẹ tại sao chỉ vì những định kiến, tư tưởng hủ tục xấu xa kia phải sống luồn cúi, tránh né mọi người và tránh né luôn cả anh em chú.

+ Chú chỉ ước những điều làm tổn thương mẹ là những vật hữu hình có thể chạm vào, cầm nắm được để có thể dễ dàng vồ lấy, cắn, nhai rồi phá hủy nó.

- Cảm giác sung sướng đến cực điểm khi gặp lại người mẹ mà mình luôn nhớ mong:

+ Khi thoáng thấy bóng người ngồi trên xe kéo Hồng đã khẳng định được đó chính là mẹ mình, nhưng rồi lại e sợ đó chỉ là ảo giác không có thật.

+ Tất cả cảm xúc như bùng cháy khi gặp lại người mẹ bằng xương bằng thịt chân thật đứng ngay trước mặt, để rồi những bước chân cứ ríu ríu vào nhau, òa khóc lên vì vui sướng.

+ Có lẽ vì sự vui mừng khi gặp lại mẹ đã làm hình ảnh người mẹ trở nên đẹp đẽ và sáng ngời hơn trong mắt cậu chứ không như những gì người cô đã miêu tả.

+ Được chạm vào mẹ làm đầu óc Hồng như đi trên mây, không còn nhớ được mẹ đã hỏi gì và chú đáp như thế nào. Nhưng câu ní của người cô hiện lên rồi nhanh chóng chìm sâu trong suy nghĩ. Mẹ đã ở đây bằng xương bằng thịt. Khác hoàn toàn nhưng gì cô đã kể. Đối với chú, thế là đủ.


Câu 3 (trang 20 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Chất trữ tình thấm đượm trong văn bản Trong lòng mẹ

Soạn ngắn nhất

Qua đoạn trích ta thấy văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình vì:

- Tình huống và nội dung chuyện là hoàn cảnh đáng thương, người mẹ khổ cực, và tình yêu của đứa con mồ côi dành cho mẹ

- Dòng cảm xúc chân thật của chú bé Hồng

- Sự tài tình của tác giả, thể hiện phong cách viết văn trong thể loại truyện hồi kí của Nguyên Hồng giàu chất chữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm

Soạn siêu ngắn

Nhà văn Nguyên Hồng rất giàu chất trữ tình được khẳng định qua đoạn trích “ trong lòng mẹ”

- Khi người cô làm xấu hình ảnh người mẹ thì nhân vật chính của chúng ta càng thấy thấu hiểu, thương và yêu mẹ hơn.

- Dòng cảm xúc mạch lạc được đẩy dàn lên cao trào qua những chi tiết cảm động, sự xót xa, tủi nhục, lòng căm hận sâu sắc cùng tình yêu thương nồng nàn.

- Tậm trạng của nhân vật được xây dựng qua những cử chỉ, biểu lộ cảm xúc, hình ảnh gợi cảm trong dòng cảm xúc chứa đựng sự yêu thương.

Soạn chi tiết

Chất trữ tình trong văn của Nguyên Hồng:

- Tình huống truyện và nội dung đặc sắc:

+ Hồng lớn lên trong sự cay nghiệt, ruồng rẫy của họ hàng

+ Mẹ Hồng phải chịu đựng tủi nhục của những hủ tục trong xã hội xưa tới mức phải đi tha phương cầu thực

+ Tình yêu thương dành cho mẹ lại càng tăng thêm, không bị lung lay bởi những ý nghĩ, lời nói xấu xa, cay độc của bà cô.

- Cảm xúc của bé Hồng

+ Xót xa, tủi hờn

+ Thấu hiểu và yêu thương mẹ

- Hình ảnh so sánh gợi cảm, giàu xúc biểu đạt

- Kết hợp tả, kể, bộc lộ cảm xúc một cách nhuần nhuyễn và tài tình


Câu 4 (trang 20 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Qua văn bản trích giảng em hiểu hồi kí là gì?

Soạn ngắn nhất

Qua văn bản có thể thấy hồi kí là văn bản ghi chép lại một cách chân thực, sinh động những câu chuyện có thật trong cuộc đời tác giả.

Soạn siêu ngắn

Hồi kí là truyện kể từ bằng chính ngôi kể của tác giả về những việc có thật một cách sinh động chân thật mà tác giả đã trải qua hoặc chứng kiến trong quá khứ

Soạn chi tiết

Hồi kí là:

Là một cách kể lại chân thực và sống động về những câu chuyện có thật đã xảy ra trong quá khứ.


Câu 5 (trang 20 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Có nhà nghiên cứu nhận định Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Nên hiểu thế nào về nhận định đó? Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, em hãy chứng minh nhận định trên.

Soạn bài: Trong lòng mẹ lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT

Soạn ngắn nhất

- Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng bởi ông thường viết về số phận tủi nhục của họ, họ là tầng lớp mang số phận tủi nhục bị xã hội lợi dụng hay bị hắt hủi. Trẻ em và phụ nữ là những đối tượng luôn cần được quan tâm giúp đỡ, đó là nghĩa vụ của toàn xã hội. Đó chính là cuộc đời của bé Hồng, mẹ bé hồng, là Tám Bính (bỉ vỏ) ...

- Trong đoạn trích là niềm cảm thông, nỗi xót xa của tác giả trước nỗi đau tủi nhục của bé Hồng và mẹ của mẹ em.

-> Từ tấm lòng cao cả, khoan dung và chính là cuộc đời của mình, Nguyên Hồng đã đem đến cho người đọc 1 câu chuyện chân thực và cảm động những cay đắng, tủi nhục cùng cự tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh.

Soạn siêu ngắn

Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng:

- Sáng tác của ông đa số là về phụ nữ và trẻ em

- Thấu hiểu và cảm thông với những số phận nhỏ bé bị chèn ép trong xã hội.

- Đồng cảm và ca ngợi phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ -Nhìn thấy sự ngấy thơ,trong sáng,hồn nhiên của trẻ thơ

-Trong đoạn trích"Trong lòng mẹ":

+ Người mẹ vất vả,tần tạo,chịu nhiều điều tiếng

+ Người cô là những hủ tục phong kiến trong xã hội xưa

+ Bé Hồng thiếu thốn tình cảm gia đình

Soạn chi tiết

Những tác phẩm của Nguyên Hồng phần lớn viết về phụ nữ và trẻ em, có lẽ vì vậy đây cũng là một trong những lí do nhiều người cho rằng ông là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng

- Ông thấu hiểu và đồng cảm với số phận đau khổ cùng cực của người nữ, luôn bị những định kiến chèn ép. Đó là hình ảnh người mẹ bé Hồng mặc dù chỉ xuất hiện mờ nhạt nhưng được khắc họa đầy đủ sự vất vả, gian truân. Mặc dù vậy nhưng tình yêu đối với đứa con của mình chưa bao giờ vơi đi.

- Là nhà văn của trẻ thơ, ông khắc họa một cách chân thực nhất những tâm tư tính cảm của bé Hồng. Dù phải sống xa mẹ trong thời gian dài, luôn bị người cô làm xấu hình ảnh về mẹ nhưng tình yêu, niềm tin đối với mẹ đâu phải dễ dàng rạn nứt như vậy. Mọi đứa rẻ đều cần tình yêu thương của gia đình.


Nội dung chính bài Trong lòng mẹ

Văn bản cho chúng ta thấy tình yêu thương vô bờ bến của người con đối với mẹ. Chúng ta càng trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng tót đẹp đó. Từ đó biết trâng trọng và bảo vệ tình cảm đáng quý này.

Trên đây TOPLOIGIAI đã giới thiệu đến các bạn nội dung phần soạn bài Trong lòng mẹ bằng 3 cách, giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn và cách diễn đạt khi soạn một tác phẩm. Mời các bạn xem thêm các bài liên quan nhé:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác