Hướng dẫn Soạn bài Trở gió SGK 7 trang 46, 47 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 7 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất.
Sau khi đọc bài Trở gió
Câu 1 (trang 46 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Gió chướng được tác giả miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào?
Lời giải
Gió chướng được tác giả miêu tả:
- Hơi thở gió rất gần… âm thanh ấy sẽ sáng từng giọt tình tang, thoảng và e dè, như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không.
- Nó mừng húm.
- Cồn cào, Nồng nhiệt. Mà thiệt dịu dàng.
Câu 2 (trang 46 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Hãy chỉ ra những biểu hiện của tâm trạng “lộn xộn, ngổn ngang” ở nhân vật “tôi” khi gió chướng về. Theo em, lí do nào khiến nhân vật “tôi” luôn mong ngóng, chờ đợi gió chướng?
Lời giải
- Biểu hiện của tâm trạng “lộn xộn, ngổn ngang” ở nhân vật “tôi”:
+ mừng đó rồi bực đó.
+ chờ đợi nó.
+ cảm giác mình mất một cái gì đó không rõ ràng, không giải thích được, như ai đó đuổi theo đằng sau.
- Nhân vật “tôi” luôn mong ngóng, chờ đợi gió chướng là vì: sự chờ đợi đã thành thói quen của thời thơ dại. Lúc này, đám con nít nhảy cà tưng và gió chướng với nhân vật tôi là gió tết.
Câu 3 (trang 46 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Vì sao tác giả khẳng định “mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch”?
Lời giải
Tác giả khẳng định “mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch” vì: gió chướng vào mùa thì lúa cũng vừa chín tới. Liếp mía đặt từ hồi tháng hai, tháng ba, đợi gió mới chịu già, nước ngọt và trĩu, cầm khúc trên tay, nghe nặng trịch. Vú sữa chín cây lúc lỉu, căng bóng, còn dưa hấu…
Câu 4 (trang 47 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Câu văn cuối cùng của văn bản gợi cho em suy nghĩ gì?
Lời giải
Câu cuối cùng của văn bản cho em suy nghĩ về sự chạy trôi của thời gian. Xã hội càng phát triển, những thứ tưởng chừng gần gũi sẽ chẳng bao giờ bị quên lãng thì bỗng một ngày, nó lãng quên trong tâm trí con người. Người viết bày tỏ niềm tiếc nuối và sự nhớ thương tới quê hương.
Câu 5 (trang 47 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Nêu cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản.
Lời giải
Văn bản thể hiện tình cảm của tác giả về gió chướng, sâu xa hơn, là tình yêu quê hương. Hẳn là một người nhạy cảm, quan sát tinh tế, tỉ mỉ mới có thể cảm nhận được cái lạ của gió chướng. Gió chướng mang bao hoài niệm, kí ức. Mỗi một mùa trôi qua, đến mùa gió chướng, dù mang tâm trạng lộn xộn ngỏn ngang song lại mong ngóng nó về. Là một thói quen, là một điều gần gũi, quen thuộc không thể chối bỏ. Gió chướng là dấu hiệu của Tết về, đến mùa thu hoạch, là cảm hứng văn chương tuôn trào. Và giờ đây, xã hội phát triển, mọi thứ đủ đầy nhưng mùa gió chướng đã dần bị quên lãng. Tác giả bày tỏ niềm tiếc nuối.
>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 7 Kết nối tri thức
-----------------------------
Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn bài Trở gió SGK 7 trang 46, 47 trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!