logo

Bài Đồng dao mùa xuân SGK 7 trang 39, 40, 41 - Văn Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn bài Đồng dao mùa xuân SGK 7 trang 39, 40, 41 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 7 chi tiết.. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Trước khi đọc bài Đồng dao mùa xuân

Câu 1 (trang 39 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Khi nghe nói đến cụm từ thơ bốn chữ, ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong tâm trí em là gì? Em biết những bài thơ bốn chữ nào? Hãy chia sẻ cảm xúc của em về một bài thơ bốn chữ.

Lời giải

- Khi nghe nói đến cụm từ thơ bốn chữ, ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong tâm trí em là sự ngắn gọn.

- Những bài thơ bốn chữ mà em biết: Việt Bắc, Sóng, Hạt gạo làng ta, Từ ấy, Lượm…

- Một bài thơ bốn chữ em yêu thích chính là bài Lượm của nhà thơ Tố Hữu. Bài thơ gợi lên sự nhí nhảnh, đáng yêu của chú bé Lượm có nhiệm vụ đưa thư tới chiến trường. Dù sống trong bom đạn, cái chết có thể đến với chú bất cứ lúc nào nhưng qua hình ảnh Lượm do nhà thơ Tố Hữu khắc họa, một cậu bé yêu đời, lạc quan làm hứng khởi tinh thần, gợi lên niềm tin.

Câu 2 (trang 39 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Chia sẻ cảm nhận của em về một anh bộ đội mà em đã từng gặp ngoài đời hoặc qua trang sách.

Lời giải

Cảm nhận về một anh bộ đội em đã từng gặp: Đó chính là một anh cao lớn, làn da đen sạm đi. Khi ấy, anh đang đi làm nhiệm vụ. Đi bộ suốt một quãng đường dài trên địa hình khó khăn, khoác trên mình bộ trang phục, đeo lên mình chiếc balo to đùng. Hình ảnh ấy, cho em thêm yêu và ngưỡng mộ những người lính cụ Hồ. Các anh đã không ngại gian khổ, cống hiến sức mình cho Tổ quốc. Đó là điều mà em khâm phục và tự hào.


Đọc hiểu bài Đồng dao mùa xuân

Câu 1 (trang 40 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Số tiếng trong mỗi dòng thơ, vần thơ, nhịp thơ?

Lời giải 

- Số tiếng trong mỗi dòng thơ: 4

- Gieo vần: vần cách 

- Nhịp thơ: có khi là 2/2, có khi 1/3

Câu 2 (trang 40 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Hình dung hình ảnh người lính trong “những năm máu lửa”.

Lời giải 

Người lính trong “những năm máu lửa” là những người lính đang độ tuổi xuân, chưa một lần yêu. Ở các anh tràn đầy tinh thần yêu nước, sẵn sàng cố hiến vf hi sinh để bảo vệ Tổ Quốc, dành lại độc lập dân tộc.

Câu 3 (trang 40 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Hình dung hình ảnh người lính ở lại nơi chiến trường xưa trong tưởng tượng của tác giả.

Lời giải 

Hình ảnh người lính ở lại nơi chiến trường xưa trong tưởng tượng của tác giả là hình ảnh người lính tràn đầy khí thế, sực sôi tinh thần yêu nước. Anh ra đi khi chưa một lần được yêu, còn mê thả diều và không thể về khi hòa bình đã lập lại. Ngồi một mình lặng lẽ dưới cội mai vàng rực rỡ, anh trở về với đất mẹ; để lại bao thương nhớ và tiếc nuối.

Soạn bài Đồng dao mùa xuân SGK 7 trang 39, 40, 41 - Văn Kết nối tri thức

Sau khi đọc bài Đồng dao mùa xuân


Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 41 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Cách chia khổ của bài thơ có gì đặc biệt? Hãy nêu ý nghĩa của cách chia đó?

Lời giải 

Cách chia khổ của bài thơ đặc biệt ở chỗ: Khổ 1 có 3 câu, khổ 2 có 2 câu, từ khổ 3 trở đi mỗi khổ có 4 câu.

- Cách chia này có ý nghĩa: đi từ giới thiệu bao quát về người lính vào chiến trận đến cụ thể. Anh lính không thể trở về vào ngày hòa bình lập lại gợi lên bao nỗi thương xót, đau đáu.

Câu 2 (trang 41 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Nêu nhận xét của em về số tiếng trong mỗi dòng và cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ.

Lời giải 

- Số tiếng: mỗi dòng có 4 tiếng.

- Cách gieo vần: vần cách 

- Nhịp thơ: có khổ nhịp 2/2, có khổ nhịp 1/3

- Nhận xét: dựa vào nội dung của khổ mà tác giả Nguyễn Khoa Điềm lựa chọn số tiếng, nhịp, gieo vần phù hợp để tái hiện hình ảnh người lính trong những năm tháng ngoài chiến trường.

Câu 3 (trang 41 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Đọc bài thơ, ta như được nghe một câu chuyện về cuộc đời người lính. Em hình dung câu chuyện đó như thế nào?

Lời giải

Đọc bài thơ, ta như được nghe một câu chuyện về cuộc đời người lính. Em hình dung câu chuyện đó như sau: Có người lính ra chiến trường làm nhiệm vụ bảo vệ hòa bình, giành lấy độc lập cho quê hương. Người lính còn trẻ tuổi, chưa một lần yêu, và mê thả diều. Anh gác lại niềm yêu thích của bản thân, sự mong muốn của cá nhân để hòa mình vào tập thể với ý nguyện cao cả hơn. Khi chiến tranh kết thúc, người lính từng ra chiến trường đấy lại không thể trở về. Anh ngồi lặng lẽ mà rực rỡ dưới cội mai vàng, nụ cười hiền ở lại trong tâm trí người ở lại.

Câu 4 (trang 41 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Hãy tìm những chi tiết được nhà thơ sử dụng để khắc hoạ hình ảnh người lính. Qua câu chuyện được kể và các chi tiết miêu tả, hình ảnh người lính hiện lên với những đặc điểm gì?

Lời giải 

- Chi tiết khắc họa người lính: 

+ Chưa một lần yêu.

+ Mê thả diều.

+ Nụ cười hiền lành.

+ Mắt trong như suối biếc.

+ Vai đầy núi non.

+ Tuổi xuân đang độ.

- Qua câu chuyện được kể và các chi tiết miêu tả, hình ảnh người lính hiện lên với những đặc điểm: trẻ trung, hồn nhiên, hiền lành, có lí tưởng sống.

Câu 5 (trang 41 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Nêu cảm nhận của em về tình cảm của đồng đội, của nhân dân dành cho những người lính đã hi sinh được thể hiện trong bài thơ

Lời giải 

- Tình cảm đồng đội: sự gắn bó khăng khít của những người lính. Họ sát cánh cùng nhau chiến đấu, trải qua bao thăng trầm, cùng đi từ khó khăn, đi từ cái khó, cái khổ mà lòng vẫn yêu, vẫn yêu đời. Khi anh ra đi, là bao sự ngậm ngùi khóc thương, tiếc nuối. Anh ra đi nhưng luôn theo dấu chân của các đồng đội. Tình cảm ấy, là sự bền chặt khó tách rời.

- Tình cảm nhân dân: trân trọng, tự hào về người lính hi sinh vì lí tưởng cao đẹp. Thời gian có đổi thay, thì tình cảm dành cho người lính không bao giờ thay đổi. Các anh đã cho người dân, thế hệ sau một cuộc sống không chiến tranh. Nhân dân không bao giờ quên ơn các anh.

Câu 6 (trang 41 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Theo em, tên bài thơ Đồng dao mùa xuân có ý nghĩa như thế nào?

Lời giải 

Tên bài thơ “Đồng dao mùa xuân” có ý nghĩa gợi lên sự tươi mát, sinh sôi, nảy nở. Có chăng là bài thơ truyền miệng để thế hệ sau hiểu rằng, trong quá khứ, chúng ta có những vị anh hùng tuyệt vời đến thế nào. Họ đã gieo cho chúng ta sự sống của ngày hôm nay.


Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về người lính trong bài thơ

Lời giải 

Người lính trong bài thơ là một trong những người lính tiêu biểu của dân tộc Việt nam trong cái bài thơ nổi tiếng. Hình ảnh người lính còn mê thả diều, chưa được yêu một lần đã cống hiến sức mình cho Tổ quốc để bảo vệ, gìn giữ non sông, nước nhà. Đó là một niềm tự hào, một sự khâm phục dành tới các anh lính bộ đội cụ Hồ. Đó là tinh thần kiên cường, bất khuất, không ngại khó, không ngại khổ. Tuy không thể trở về khi chiến tranh kết thúc, nhưng các anh luôn sống mãi tỏng tim hàng triệu người con đất Việt. Chúng ta luôn dành sự kính cẩn nghiêng mình trước công lao to lớn, sự hi sinh đến vĩ đại của các anh. Để có hòa bình, độc lập, tự do như ngày hôm nay, dân tộc ta phải hi sinh cả mồ hôi, máu và nước mắt. Lòng yêu nước bất diệt, thật tự hào!

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 7 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn bài Đồng dao mùa xuân SGK 7 trang 39, 40, 41 trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 06/07/2022 - Cập nhật : 09/08/2022