logo

Bài Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam SGK 10 trang 82, 83, 84, 85, 86 - Văn Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn Soạn bài Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam SGK 10 trang 82, 83, 84, 85, 86 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 10 chi tiết.. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất.

>>> Xem thêm: Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam (Tóm tắt, hoàn cảnh st, nội dung, nghệ thuật, sơ đồ tư duy)


Chuẩn bị Soạn bài Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

Câu 1 (trang 82, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Theo bạn, thế nào là một di sản văn hóa? Hãy nói về giá trị một di sản văn hóa của địa phương hoặc đất nước mình mà bạn quan tâm.

Lời giải 

- Di sản văn hóa là tài sản văn hóa vật thể và tai sản văn hóa phi vật thể của một nhóm người hay của một của xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, được duy trì, lưu truyền đến ngày nay.

- Đất nước mình được UNESCO công nhận 10 di sản văn hóa, trong đó, em đặt biệt ấn tượng và quan tâm tới Vịnh Hạ Long. Được kiến tạo với nhiều hình dạng đảo đá khác nhau, những hang động bí ẩn từ mẹ thiên nhiên đã khiến tất cả chúng ta đi một lần trong đời đều không khỏi thổn thức. Được biết đây là cái nôi của người Việt cổ, là dấu tích còn sót lại sau quá trình hình thành và phát triển của Trái đất. Vịnh còn là nơi tập trung nhiều hệ sinh thái vô cùng phong phú. Nguyễn Trãi từng gọi Hạ Long, ấy chính là kì quan đất dựng giữa trời cao. Vịnh Hạ Long chính thức được UNESCO công nhận lần đầu vào năm 1994 và lần hai vào năm 2000. Điều này có thể thấy được sức hút, cái đẹp do thiên nhiên tạo ra tới Vịnh – một vịnh biển đẹp ở Quảng Ninh nói riêng, Việt Nam nói chung và toàn thể mọi miền thế giới. Hãy một lần đến, để thưởng thức cái “nhãn vị” trời cho.

Câu 2 (trang 82, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Đã bao giờ bạn xem tranh Đông Hồ và tìm hiểu cách thức, quá trình chế tác nên những bức tranh ấy? Kể tên một số bức tranh và chia sẻ những điều bạn biết với bạn cùng nhóm.

Lời giải 

- Em đã từng xem tranh Đồng Hồ và tìm hiểu nó.

- Một số bức tranh Đông Hồ mà em biết: Đám cưới chuột, Vinh quy bái tổ, Hội làng, Đàn gà mẹ con, Chăn trâu thổi sáo…

- Chia sẻ:

+ Tranh Đông Hồ là một dòng tranh dân gian Việt Nam.

+ Nguồn gốc: làng Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

+ Là tranh in từ ván khắc gỗ.

+ Giấy vẽ được làm từ vỏ con điệp trộn với hồ rồi dùng chổi lá thông quét trên bề mặt giấy.

+ Màu tranh là màu tự nhiên, gồm 04 màu cơ bản (xanh, đen, vàng, đỏ)


Đọc hiểu bài Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

Câu 1 (trang 83, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Đoạn văn in nghiêng này có vai trò như thế nào đối với việc truyển tải thông tin chính của văn bản?

Lời giải 

Vai trò: giới thiệu cho bạn đọc biết về dòng tranh dân gian Đông Hồ, nhằm có cái nhìn khái quát, để đi sâu vào những điều cụ thể trong phần nội dung của bài mà không gây khó hiểu.

Câu 2 (trang 84, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Trong số những màu sắc được nhắc tới ở đoạn này, tranh “Lợn đàn” đã sử dụng những màu sắc nào?

Lời giải 

Sử dụng màu sắc: màu đen, màu xanh, màu vàng, màu đỏ.

Câu 3 (trang 85, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Tóm tắt các công đoạn chính để làm nên một bức tranh đông hồ.

Lời giải 

Tóm tắt:

- Lấy đề tài, lên ý tưởng để vẽ mẫu.

- Can lại rõ ràng, mạch lạc từng nét, từng bảng màu bằng mực nho lên giấy bản móng và sắp xếp đưa vào bản khắc gỗ.

- Khi in, đặt cả xấp giấy in thành từng chồng trước mặt, tay phải cầm tay co đóng sau lưng ván in, úp ván xuống bìa đã quét đẫm màu, rồi úp mặt ván khắc đã thấm màu, xong lật ngửa ván khắt lên.

- Lấy xơ mướp xoa đều lưng mặt giấy để mực màu thấm đều mặt giấy, bóc tờ giấy khỏi ván in.

Câu 4 (trang 85, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Đoạn cuối này có hé mở thêm một điều gì đó trong quan điểm và cách đưa tin của người viết?

Lời giải 

Hé mở:

- Tác giả có sự hiểu biết về thời kì hưng thịnh và mai một, thất truyền về dòng tranh Đông Hồ.

- Có sự tiếc nuối.

- Mong muốn được giữ gìn vẻ đẹp của một tinh hoa văn hóa dân gian.

Soạn bài Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam SGK 10 trang 82, 83, 84, 85, 86 - Văn Chân trời sáng tạo

Sau khi đọc bài Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

Câu 1 (trang 85, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Hãy chỉ ra các công đoạn chính của quá trình chế tác một bức tranh Đông Hồ được nêu trong văn bản.

Lời giải 

Các công đoạn chính:

- Lấy đề tài, lên ý tưởng để vẽ mẫu.

- Can lại rõ ràng, mạch lạc từng nét, từng bảng màu bằng mực nho lên giấy bản móng và sắp xếp đưa vào bản khắc gỗ.

- Khi in, đặt cả xấp giấy in thành từng chồng trước mặt, tay phải cầm tay co đóng sau lưng ván in, úp ván xuống bìa đã quét đẫm màu, rồi úp mặt ván khắc đã thấm màu, xong lật ngửa ván khắt lên.

- Lấy xơ mướp xoa đều lưng mặt giấy để mực màu thấm đều mặt giấy, bóc tờ giấy khỏi ván in. Số màu tranh tương ứng với số lần in.

Câu 2 (trang 85, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Xác định đề tài của văn bản trên. Chỉ ra một số đoạn, mục có lồng ghép yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm trong văn bản và nêu mục đích của việc lồng ghép ấy.

Lời giải 

- Đề tài: Dòng tranh Đông Hồ.

- Chỉ ra:

+ miêu tả về giấy in tranh Đông Hồ.

+ miêu tả về quá trình chế tác tranh Đông Hồ.

+ miêu tả về không khí rộn ràng vào khoảng tháng 07, tháng 08 hàng năm chuẩn bị cho mùa tranh Tết của làng Hồ.

- Mục đích: cung cấp những thông tin cần thiết, đầy đủ, rõ ràng, chi tiết tới bạn đọc về dòng tranh Đông Hồ. Đồng thời, thể hiện được sự am hiểu của tác giả, thái độ trân quý nét đẹp tinh hoa văn hóa dân gian của dân tộc.

Câu 3 (trang 86, SGK NGữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Theo bạn, nội dung của các mục 1, 2, 3 của văn bản trên đã bổ sung thông tin cho nhau và góp phần thể hiện thông tin chính của văn bản như thế nào?

Lời giải 

Các nội dung chính được in đậm trong bài ở các mục 1, 2, 3 góp phần cụ thể hóa nội dung phần giới thiệu văn bản. Người viết mở ra cho người đọc một cái nhìn cụ thể, chi tiết, để từ đấy, hiểu hơn về dòng tranh Đông Hồ. Hơn nữa, điều này còn giúp các ý trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ.

Câu 4 (trang 86, SGK NGữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Nhan đề, sa-pô, đề mục có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện thông tin chính trong văn bản trên?

Lời giải 

Tác dụng: thông tin được giới thiệu đến chi tiết, rõ ràng, đầy đủ, theo một trình tự. Người đọc không phải lúng túng khi tìm hiểu văn bản.

Câu 5 (trang 86, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Xác định mục đích viết và quan điểm của người viết thể hiện trong văn bản trên. Bạn có đồng tình với quan điểm đó hay không? Vì sao?

Lời giải 

- Mục đích: thông tin về tranh Đông Hồ và quan điểm phải gìn giữ nét đẹp tinh hoa văn hóa dân gian.

- Quan điểm của người viết: giới thiệu đầy đủ những thông tin thiết yếu về dòng tranh Đông Hồ. Chứng kiến quá trình hưng thịnh và đang dần mai một, thất truyền, người viết bày tỏ sự tiếc nuối, và mong muốn mọi người cùng chung tay gìn giữ.

- Em có đồng tình với quan điểm này. Bởi lẽ, đây là một nét đẹp tinh hoa văn hóa dân gian của đất nước. Dẫu biết, thế giới luôn không ngừng đổi mới, chúng ta phải chạy đua để kịp với thời đại, song có những vẻ đẹp mà ông cha ta đã dày công để lại, thế hệ con cháu chúng ta cần tôn trọng, gìn giữ, và phát huy, có thể đổi mới nhưng không làm mất đi giá trị của nó.

Câu 6 (trang 86, SGK NGữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Kể tên một số di sản văn hóa ở địa phương và phát biểu suy nghĩ của bạn về việc bảo tồn, phát huy các di sản ấy.

Lời giải 

Ở Nghệ An, có thể kể đến một số di sản văn hóa: căn nhà của Bác, thành Cổ Nghệ An, đền Ông Hoàng Mười,…

Suy nghĩ: Mỗi một địa phương khác nhau, ít nhiều đều có những di sản văn hóa được gây dựng từ thuở xa xưa. Chúng ta, những thế hệ con cháu, khi nhìn thấy những di sản văn hóa ấy, trước hết, phải dành cho thế hệ trước sự trân quý, tôn trọng, bởi đấy là minh chứng về một thời quá khứ. Không phải ngẫu nhiên mà nó được lưu truyền đến hôm nay. Và để ghi nhớ, thực hiện lối sống hướng về cội nguồn, bên cạnh việc phát triển những cái mới, chúng ta cần gìn giữ, bảo vệ những nét đẹp văn hóa ấy.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 10 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn bài Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam SGK 10 trang 82, 83, 84, 85, 86 trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 09/07/2022 - Cập nhật : 12/10/2022