logo

Bài Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến  SGK 10 trang 139 - Văn Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn Soạn bài Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến  SGK 10 trang 139 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 10 chi tiết.. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 

>>> Xem thêm: Huyện Trìa, Đế Hầu, Sư Nghêu mắc lỡm Thị Hến - Tuồng (Tóm tắt, hoàn cảnh st, nội dung, nghệ thuật, sơ đồ tư duy)

Hướng dẫn đọc bài Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến

Câu 1

Nêu các đặc điểm của tuồng đồ được thể hiện qua văn bản Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến.

Lời giải 

Đặc điểm:

- Đề tài: phê phán một vấn đề trong tình huống thường nhật mà chúng ta đều thấy.

- Nhân vật: các nhân vật có lai lịch rõ ràng, tính cách không thay đổi.

- Lời thoại: đối thoại, độc thoại, bàng thoại.

- Cốt truyện: được dựng từ trích truyện “Nghêu, Sò, Ốc, Hến”.

Câu 2

Phân tích nguyên nhân làm nảy sinh, phát triển mâu thuẫn giữa các nhân vật và cách giải quyết mâu thuẫn trong văn bản trên.

Lời giải 

- Nguyên nhân: cả 3 nhân vật có tên tuổi trong 1 vùng quê Huyện Trìa, Đề Hầu, thầy Nghêu đều có ý với Thị Hến.

- Cách giải quyết: Vì tội mê sắc, cả 3 nhân vật này đều bị Thị Hến đưa vào tình huống dở khóc dở cười, khi nhân vật này phải trốn nhân vật kia để rồi khi đối mặt với nhau, họ tự thấy xấu hổ, ê chề.

Câu 3

Phân tích tính cách của nhân vật Thị Hến trong lớp tuồng XIX.

Lời giải 

Phân tích: Thị Hến là người đàn bà góa chồng nhưng thông minh và bản lĩnh. Khi cả 03 nhân vật có tiếng tăm trong làng để ý mình vì mục đích xấu, cô đã đưa 03 tên háo sắc vào bẫy của mình, khiến họ xấu hổ và ê chề lẫn nhau. Điều đó chứng tỏ, Thị Hến là người đàn bà rất coi trọng phẩm hạnh, là người phụ nữ thông minh, sắc sảo, đáng khen ngợi.

Câu 4

Bình luận về tiếng cười toát ra từ tình huống mắc lỡm của các nhân vật Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu trong lớp tuồng này.

Lời giải 

Bình luận: Đó là tiếng cười châm biếm vì mê sắc mà tự mình hại mình. Họ là ba nhân vật có tiếng tăm trong làng, vì mê gái mà có những hành vi không phù hợp với thuần phong mĩ tục. Đấy là hành vi đáng lên án và chê cười.

Câu 5

     Ở một số dị bản khác, nhân vật Thầy Nghêu được thay bằng nhân vật lí trưởng (Lí Hà), vở tuồng kết thúc trong cảnh các bà vợ của Huyện Trìa, Đề Hầu, Lí hà bất ngờ xuất hiện và sỉ vả các ông chồng dại gái. Sự khác biệt giữa các dị bản giúp bạn hiểu thêm gì về đặc điểm của tuồng đồ?

Lời giải 

Đặc điểm của tuồng đồ là phương thức truyền miệng. Vì không được in ấn hay có thứ gì đấy để ghi chép nhằm mục đích lưu truyền, chỉ với phương thức truyền miệng nên dễ nảy sinh ra nhiều dị bản khác nhau.

Câu 6

Có người cho rằng Nghêu, Sò, Ốc, Hến có đến hai cảnh xử án, cảnh thứ nhất là do Huyện Trìa xét xử ở lớp XIII, cảnh thứ hai do Thị Hến và Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu xử lẫn nhau. Cho biết ý kiến của bạn về nhận định trên.

Lời giải 

Theo em, đây là một nhận định đúng. Bởi lẽ, khi tìm hiểm về văn bản “Huyện Trìa xử án”, ta thấy vở tuồng là phân cảnh Huyện Trìa xử án vợ chồng Trùm Sò và Thị Hến. Đến văn bản này, là phân cảnh cả 03 nhân vật mắc bẫy Thị Hến và tự xử lẫn nhau.

Bài tập sáng tạo

Vẽ tranh hoặc dựng một hoạt cảnh lấy cảm hứng từ vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến.

Lời giải 

Ví dụ:

Soạn bài Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến  SGK 10 trang 139 - Văn Chân trời sáng tạo
Soạn bài Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến  SGK 10 trang 139 - Văn Chân trời sáng tạo ( Ảnh 2)



 

icon-date
Xuất bản : 06/07/2022 - Cập nhật : 12/10/2022