logo

Soạn bài: Tràng giang (ngắn nhất)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Tràng giang ngắn nhất, đây là phiên bản soạn văn 11 ngắn nhất được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích cô đọng kiến thức, giúp cho các bạn học sinh tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng.


Khái quát tác phẩm Tràng giang

Soạn bài Tràng giang ngắn nhất | Soạn văn 11 ngắn nhất – TopLoigiai


Soạn bài Tràng giang


Câu 1

Bâng khuâng là cảm xúc của nhà thơ trước vũ trụ. Đó là một nỗi buồn man mác, có chút hụt hẫng trước “trời rộng, sông dài” chính là không gian bao la, rộng lớn, bát ngát.

Như vậy, lời đề từ đã khéo bộc lộ cảm xúc chủ đạo của bài thơ- cảm xúc buồn, có chút trống rỗng trước thiên nhiên. Nó thể hiện tư tưởng và ý đồ nghệ thuật của tác giả.


Câu 2

Bài thơ sử dụng thể thơ thất ngôn với nhịp thơ chủ yếu là 2/2/3 đan xen 4/3 và 2/5. Đây là một nhịp thơ chậm, đều, nó gợi cảm giác buồn, một nỗi buồn mênh mang. Nhịp thơ này đã tạo nên âm điệu bâng khuâng, sâu lắng, mang mác buồn cho bài thơ.


Câu 3

Bức tranh thiên nhiên trong Tràng Giang mang màu sắc cổ điển bởi lẽ nó sử dụng hàng loạt hình ảnh có tính ước lệ tượng chưng như  Tràng Giang, thuyền, nước, nắng, trời, sông dài, trời rộng, mây đùn núi bạc,…

Bên cạnh đó, bài thơ cũng sử dụng nhiều hình ảnh thân thuộc quen thuộc miêu tả con sông dài mênh mông vắt qua bầu trời cao rộng, sử dụng hình ảnh bên thuyền, con thuyền xuôi ngược, cánh chim chao nghiêng trên bầu trời,…

Việc sử dụng kết hợp những hình ảnh đó vừa tạo nét cổ điển cho bài thơ, vừa tạo sự bình dị, gần gũi, bức tranh có đầy đủ các gam màu, được khắc họa qua từng khổ thơ.


Câu 4

Bài thơ thể hiện một niềm yêu thiên nhiên tha thiết của tác giả, nhưng qua tình yêu thiên nhiên ấy , ta cảm nhận được một tình yêu nước thầm kín mà mãnh liệt.Tác giả gửi gắm tình cảm ấy của nỗi buồn bâng khuâng trước cảnh sông rộng mà trống vắng, để rồi cuối cùng bộc lộ qua hai câu thơ:

Lòng quê dờn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Tác giả đã khéo léo dùng từ láy “dờn dợn”, kết hợp ý thơ lấy từ bài thơ của Lý Bạch, đã gợi ta lên một tình yêu đất nước sâu đậm như đang dâng lên qua từng con sóng.


Câu 5

Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điện và màu sắc hiện đại. Nhà thơ đã thành công trong việc sử dụng thể thơ thất ngôn và cách ngắt nhịp 4-3, tạo chất nhạc cho bài thơ. Bên cạnh đó, bút pháp tả cảnh được sử dụng điêu luyện cùng hệ thống từ láy gợi cảm, các biện pháp tu từ như nhân hóa, so sánh, ẩn dụ đã góp phần truyền tải ý đồ của tác giả.


LUYỆN TẬP


Câu 1

Không gian trong Tràng Giang hiện lên là một không gian rộng lớn mênh mang của sông nước, bằng cách miêu tả của nhà thơ, không gian mở ra cả về chiều ngang, chiều rộng đôi bờ, chiều cao của không gian vũ trụ bầu trời cao sâu chót vót.

Thời gian lại được miêu tả xuôi theo chiều dài lịch sử, từ hiện tại về quá khứ. Qua đó, nhà thơ khéo léo gài gắm vào nỗi niềm của bản thân về nhân thế.


Câu 2

Hai câu cuối bài thơ đều nhắc đến hình ảnh khói, chính vì thế, nó gợi nhắc đến hai câu cuối trong bài Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu. Tuy nhiên, trong bài thơ Lầu Hoàng Hạc, khói là khói sóng, và nó gợi nhà thơ nhớ đến quê nhà, nó là khói thật. Còn khói trong Tràng Giang là khói hoàng hôn, nó không thật sự tồn tại “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác