logo

Soạn bài: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận (siêu ngắn)


Soạn bài: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận


I. YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

Câu 1 (trang 85 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2)

Tìm hiểu văn bản "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" chúng ta thấy:

a.

Từ ngữ biểu cảm

+ Không chúng ta hi sinh … nô lệ.

   + Dù phải gian lao kháng chiến … về dân tộc ta!

   + Việt Nam độc lập thống nhất muôn năm!

Câu văn cảm thán

   + Hỡi đồng bào toàn quốc!

   + Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!

   + Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

"Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Hồ Chí Minh và "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn có chỗ giống nhau đều sử dụng được nhiều từ ngữ và câu văn mang giá trị biểu cảm cao

Đây là  hai văn bản nghị luận vì nó viết ra không nhằm mục đích biểu cảm mà nhằm nghị luận để kêu gọi, thuyết phục.

Ở cột 2, các câu có giá trị cao hơn vì trong mỗi câu có chứa những từ ngữ mang giá trị biểu cảm, các câu cảm thán=> câu văn sinh động, hấp dẫn, truyền cảm hơn.

Câu 2 (trang 85 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2)

Để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm cần:

- trước những điều mình viết phải có cảm xúc thật của bản thân, những suy nghĩ sâu sắc và thấu đáo nhất

- Phải biết dùng các từ ngữ biểu cảm thích hợp khi diễn đạt cảm xúc của mình.

- Mục đích cuối cùng là nghị luận, yếu tố biểu cảm có tác dụng diễn đạt thuyết phục hơn mà thôi, vì vậy đảm bảo mạch nghị luận thống nhất khi dùng yếu tố biểu cảm.

=> ý kiến C không đúng


II. LUYỆN TẬP

Câu 1 (trang 85 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2)

+ Những yếu tố biểu cảm là những từ ngữ có tác dụng đối lập nhau thể hiện sự mỉa mai, khinh bỉ, châm biếm.

Các yếu tố đối lập

   + Những tên da đen bẩn thỉu, những tên "An-nam-mít" bẩn thỉu >< những đứa "con yêu", những người "bạn hiền", chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do

   + Chiến tranh vui tươi, vinh dự đột ngột >< đột ngột xa lìa vợ con, phơi thây trên các bãi chiến trường

   + Cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi >< xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thuỷ quái

Giọng điệu mỉa mai

   + Bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng

   + Lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế, lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy

   + Khạc ra từng miếng phổi

Các yếu tố biểu cảm này có tác dụng cho sự mỉa mai, trào phúng của bài văn ấn tượng và mạnh mẽ hơn, giúp người đọc nhận ra được bản chất mưu mô, thâm của chủ nghĩa thực dân Pháp, chúng hành động đầy phi nghĩa, vô nhân tính.

Câu 2 (trang 85 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2)

- Cảm xúc được thể hiện là:

 + Nỗi buồn trước tình trạng học tủ, học vét của học sinh mình:

  +.Nỗi trăn trở trước sự xuống cấp về chất lượng học của học sinh

- Tình cảm ấy thể hiện:

   + Từ ngữ thể hiện cảm xúc: Nỗi khổ tâm, nói làm sao, …

   + Các câu văn thể hiện nỗi bất bình: "Sự học mà đã hạ xuống là học "tủ" thì chúng tôi cũng không còn cần làm việc cùng các bạn nữa".

   + Thể hiện qua giọng điệu mỉa mai: "Sao không có một "hang" nào đó …"

Câu 3 (trang 85 sgk Ngữ Văn 8 Tập 2)

Tham khảo đoạn văn sau:

    Chúng ta không nên học vẹt và học tủ. Lối học vẹt sẽ không mang lại hiệu quả lâu dài cho bản thân người học. Mặt khác , khi học vẹt, không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của học sinh. Việc học vẹt liên tục sẽ khiến bản thân ngày một nghèo nàn về tri thức, thua kém bạn bè, ra đời khó phát triển khi thiếu kiến thức căn bản. Hiện nay, điều đáng buồn là một số bạn đang bị sa vào lối học này để đối phó với thầy cô giáo, chúng ta cần phải hành động, thúc đẩy chính mình, làm sao để lối học tủ, học vẹt không còn tồn tại nơi giảng đường.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác