logo

Soạn bài: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh (chi tiết)

Hướng dẫn Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh chi tiết. Với bản soạn văn 7 này các bạn sẽ được trả lời toàn bộ các câu hỏi trong phần Đọc- hiểu và Luyện tập chi tiết nhất, qua đó nắm vững nội dung bài học


I. Mục đích và phương pháp chứng minh


Câu 1. Mục đích:

- Chúng ta có nhu cầu chứng minh khi có một vấn đề, sự việc nào đó mà người khác không tin, họ hoài nghi về sự xác thực của vấn đề hay sự việc ấy trong đời sống.

- Để chúng minh với người khác điều ta nói là sự thật thì ta phải đưa ra các dẫn chứng xác thực đối với điều ta nói, hoặc dẫn các người đã tham gia, chứng kiến sự việc mà ta nhắc tới.

=> Chứng minh là việc công khai những bằng chứng để làm sáng tỏ đó là luận điểm, ý kiện, sự việc chân thực


Câu 2 .Trong văn nghị luận:

- Trong văn nghị luận không thể đưa các các vật chúng và nhận chứng bằng vật chất cụ thể thì để chứng minh được một ý kiến để người khác tin thì phải dùng lời lẽ, dẫn chứng bằng ngôn từ  để trình bày nhằm làm sáng rõ vấn đề.


Câu 3. Phương pháp chứng minh:

Văn bản "Đừng sợ vấp ngã"

a)

 - Luận điểm chính của bài văn là : "Đừng sợ vấp ngã"

- Những câu văn mang luận điểm (luận điểm nhỏ):

      + Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại.

      + Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.

b) Lập luận:

+ Trước tiên, tác giả khẳng định chuyện vấp ngã trong cuộc sống là lẽ thường và đưa ra các biểu hiện của sự vấp ngã

+ Tiếp theo, tác giả nêu dẫn chứng những người nổi tiếng thành công cũng từng trải qua vấp ngã: 5 người với những sự thất bại khác nhau

+ Cuối cùng, tác giả khẳng định thất bại không đáng sợ mà cái đáng sợ là bỏ qua cơ hội vì thiếu cố gắng.

- Các sự thật được dẫn ra đều vô cùng đáng tin, vì nó được thực tế chứng minh, đảm bảo sức thuyết phục.

- Phép lập luận chứng minh là việc chứng tỏ các luận điểm đưa ra là đáng tin cậy bằng các lí lẽ, các dẫn chứng đã được thừa nhận hoặc có trong thực tế trước đó.


II. Luyện tập

Văn bản "Không sợ sai lầm"

a.Luận điểm chính của bài là: "Không sợ sai lầm"

Câu văn thể hiện:

+ "Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế và suốt đời không thể tự lập được."

+"Nếu bạn sợ sai lầm thì bạn chẳng dám làm gì."

+ "Thất bại là mẹ của thành công."

+  "Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm mới là người làm chủ số phận của mình."

b) Những luận cứ :

- Không có chuyện sống một đời mà không có chút sai lầm nào

- Người sợ sai lầm luôn trốn tránh thực tế, chấp nhận tổn thất

- Đằng sau mỗi sai lầm là nhiều bài học quý giá

- Các biểu hiện của sợ sai lầm

Đây  là các luận cứ co sức thuyết phục bởi tính hiển nhiên của nó khiến ai cũng phải thừa nhận.

c) Sự khác nhau

+ Văn bản Đừng sợ vấp ngã dùng các lí lẽ và dẫn chứng có trong thực tế để chứng minh

+ Văn bản Không sợ sai lầm dùng các lí lẽ để chứng minh luận điểm.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác