logo

Soạn bài: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt (chi tiết)

Ngoài các bản Soạn Văn 7 ngắn nhất và siêu ngắn, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI đã biên soạn thêm bản Soạn văn 7 chi tiết để giúp các bạn học sinh hiểu kĩ hơn, sâu sắc hơn nội dung bài học. Cùng tham khảo phần soạn bài Sự giàu đẹp của Tiếng Việt dưới đây nhé


Soạn bài Sự giàu đẹp của Tiếng Việt Đọc - Hiểu


Câu 1 (trang 37 sgk Văn 7 Tập 2):

Có thể chia bố cục của bài như sau:

- Phần 1: Từ đầu đến "...thời kì lích sử": Nêu nhận định về sự giàu và đẹp của Tiếng Việt.

- Phần 2: Tiếp đến "...kĩ thuật, văn nghệ": chứng minh nhận định: Tiếng Việt giàu và đẹp qua các phương diện về ngữ âm , từ vựng, cú pháp

- Phần 3: Đoạn còn lại: Khẳng định sức sống lâu bền của Tiếng Việt


Câu 2 (trang 37 sgk Văn 7 Tập 2):

Câu nhận định: Tiếng Việt có những đặc sắc của môt thứ tiếng giàu và đẹp được giải thích như sau:

+ Thanh điệu, âm hưởng hài hoà

+ Uyển chuyển, tế nhị trong cách đặt câu

+ Có cách diến đạt đầy đủ những tư tưởng và tình cảm của con người và thoả mãn những nhu cầu của đời sống văn hoá nước nhà

=>Lời giải thích ngắn gọn mà rõ ràng, bao quát được cái hay, cái đẹp của tiếng Việt


Câu 3 (trang 37 sgk Văn 7 Tập 2):

Các dẫn chứng để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt:

+ Người ngoại quốc nhận xét: Tiếng Việt giàu chất nhạc

+ Các vịu giáo sĩ nước ngoài nói về tiếng Việt: đẹp, “rành mạch trong lối nói, uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong câu tục ngữ”

+ Hệ thống phụ âm, nguyên âm phong phú

+ Giàu có về thanh điệu: hai thanh bằng và bốn thanh trắc

Các dẫn chứng được lấy từ cách nhìn nhận, đánh giá của người ngoại quốc và người Việt, vì vậy mà bài viết có sự khách quan trong cách đánh giá => tính thuyết phục cao.


Câu 4 (trang 37 sgk Văn 7 Tập 2):

 Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện qua:

+ Giàu hình tượng ngữ âm

+ Dồi dào về cấu trúc ngữ pháp và hình thức diễn đạt

+ Số lượng từ vựng ngày càng tăng theo thời gian

+ Nhiều từ mới, cách nói mới được phát triển

+ Số lượng từ mượn của các nước láng giềng Việt hoá cũng phong phú

+ Đáp ứng nhu cầu diễn đạt những tư tưởng, tình cảm của con người

Ví dụ:

+ Các từ Hán Việt như: quân tử, thanh minh, phụ nữ, bác sĩ, nghệ sĩ,…

+ Các từ mượn: ma – két – tinh; ra – đi – ô,….

+ Phối hài hoà thanh điệu, ngữ âm, diễn đạt phong phú tình cảm của con người: chứng minh qua thơ của các thi sĩ: Hàn Mặc Tử, Tản Đà, Chế Lan Viên, Xuân Diệu,….

“ Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá, nhìn không ra

Ở đây sương khó mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà”

+ Từ nhiều nghĩa: mùa xuân, tuổi thanh xuân,….

+ Các từ đồng nghĩa: ăn, nhậu, chén,…; mất, chết, qua đời, từ trần,…


Câu 5 (trang 37 sgk Văn 7 Tập 2):

+ Cách triển khai vấn đề lập luận chặt chẽ, mạch lạc

+ Phối kết hợp các phương thức nghị luận như giải thích, bình luận, chứng minh

+ Dẫn chứng khách quan, toàn diện

+ Nhìn nhận vấn đề nhiều chiều để chứng minh toàn diện

+ Sử dụng biện pháp mở rộng câu trong cách viết

- Kết hợp giải thích với chứng minh, bình luận.


Soạn bài Sự giàu đẹp của Tiếng Việt Luyện tập


Câu 1 (trang 37 sgk Văn 7 Tập 2):

Các ý kiến:

+ " Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam".

+  Truyện Kiều con, tiếng ta còn

   Tiếng ta còn, nước ta còn

( Phạm Quỳnh)

+ " Tiếng nói là thứ của cải lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp" (Hồ Chí Minh)


Câu 2 (trang 37 sgk Văn 7 Tập 2):

Dẫn chứng:

+ Trong các câu hát than thân;

Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con

=>ẩn dụ về cuộc sống lận đận của người phụ nữ

+ Trong các câu tục ngữ: ngăn gọn mà giàu giá trị:

Có công mài săt, có ngày nên kim

Tấc đất, tấc vàng

**Nội dung bài học:

Khẳng định sự giàu đẹp của tiếng nói dân tộc. Sự giàu đẹp ấy chính là biểu hiện sức sống vững bền của dân tộc.

**Nghệ thuật:

+ Ngôn ngữ, lí lẽ chặt chẽ, logic

+ Chứng cứ toàn diện, thuyết phục

+ Bố cục mạch lạc, rõ ràng

**Bài học rút ra:

+ Yêu tiếng nói dân tộc

+ Biết trau dồi, mở rộng vốn từ của bản thân

+ Sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực để giữ gìn nét đẹp của tiếng nói dân tộc

+ Học tập cách triển khai một bài văn nghị luận để vận dụng trong các bài học tập làm văn hiệu quả.

Soạn bài: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt (chi tiết) | Soạn văn 7


Các bài viết liên quan bài Sự giàu đẹp của Tiếng Việt:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác