logo

Soạn bài: Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (siêu ngắn)

Hướng dẫn Soạn bài Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức siêu ngắn gọn. Với bản soạn văn 11 siêu ngắn gọn này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm dễ dàng nhất.


Soạn bài: Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức - Bản 1


Tóm tắt

     Bài nghị luận Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức là tác phẩm thể hiện lòng tự hào dân tộc, nhiệt tình bảo vệ và xây dựng nền văn hóa Việt Nam của Nguyễn An Ninh.

     Mở đầu bài viết, tác giả phê phán một số người do thiếu hiểu biết, thích học đòi lối sống “Tây hóa”. Họ bập bẹ năm ba tiếng Tây để làm cho oai nhưng thực chất họ làm tổn thương tiếng mẹ đẻ và tự bộc lộ là người kém văn hoá. Đó là biểu hiện của dấu hiệu mất gốc văn hóa.

     Phần tiếp theo, tác giả tác giả khẳng định tiếng mẹ đẻ là nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức đồng thời chứng minh rằng: Tiếng Việt rất giàu có. Đó là tiếng nói hằng ngày của những con người lao động bình thường, là những tác phẩm văn thơ bất hủ của Nguyễn Du...

     Phần kết thúc, tác giả nhấn mạnh quan điểm: nên học tiếng nước ngoài để thu nhận kiến thức và không khinh rẻ, từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Học tiếng nước ngoài chính là một cách làm giàu thêm cho ngôn ngữ nước mình.


Bố cục

- Phần 1 ((Từ đầu đến "người An Nam tha thiết với giống nòi lo lắng"): Nêu hiện tượng học đòi Tây hóa.

- Phần 2 (Tiếp theo đến "hay sự bất tài của con người?"): Vai trò của tiếng mẹ đẻ đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc.

- Phần 3 (còn lại): Mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước mình với nước ngoài.


Nội dung chính

- Tiếng nói là tài sản quý giá của dân tộc, phải biết bảo vệ nó và làm cho nó ngày càng phát triển.

- Tiếng mẹ đẻ còn là nguồn giải phóng dân tộc bị áp bức.

- Tầm nhìn chiến lược của Nguyễn An Ninh về vai trò và tiếng nói dân tộc.

Câu 1 (trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 2):

Nguyễn An Ninh phê phán nhiều hành vi trong thói học đòi “Tây hóa”:

- Thích bập bẹ năm ba tiếng Tây hơn diễn dạt cho mạch lạc bằng tiếng nước mình, cóp nhặt và thể hiện những cái tầm thường của phong hóa châu Âu trong khi mù tịt về văn hóa ấy.

- Tạo nên những ngôi nhà có kiến trúc và trang trí lai căng.

- Từ bỏ văn hóa cha ông và tiếng mẹ đẻ.

Câu 2 (trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 2):

Theo tác giả, tiếng nói có tầm quan trọng lớn lao với vận mệnh dân tộc: “Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị”.

Câu 3 (trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 2):

Nhận định tiếng “nước mình” không nghèo nàn, tác giả căn cứ vào các dẫn chứng và lí lẽ.

- Lí lẽ: Khẳng định nhiều người An Nam chỉ biết những từ thông dụng và chính họ còn nghèo vốn từ An Nam hơn cả những người phụ nữ, nông dân An Nam; do sự bất tài của con người.

- Dẫn chứng: Lấy ngôn ngữ của Nguyễn Du chứng minh cho sự giàu có của tiếng Việt; người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc.

Câu 4 (trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 2):

Quan niệm của tác giả về mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước ngoài và ngôn ngữ “nước mình”:

- Học tiếng nước ngoài để làm giàu cho ngôn ngữ nước mình.

- Ngôn ngữ là kênh để giúp giới trí thức nước ta hiểu châu Âu, tiếp cận tri thức châu Âu và truyền bá cho đồng bào mình.

Câu 5 (trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 2):

- Trong hoàn cảnh nước nhà đang bị thực dân thống trị, câu nói “Nếu người An Nam hãnh diện… vấn đề thời gian” đúng nhưng chưa đủ vì để giải phóng dân tộc cần có cuộc cách mạng toàn diện trên mọi mặt trận, trong đó đặc biệt phải có đấu tranh vũ trang đánh đuổi kẻ thù khỏi bờ cõi.


Soạn bài: Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức - Bản 2

1. Tác giả

- Nguyễn An Ninh (1899 – 1943), ông sinh ra ở quê mẹ, lớn lên ở quê cha.

- Là nhà báo, nhà văn và trước hết là nhà yêu nước tiến bộ nổi tiếng đầu thế kỷ XX.

2. Tác phẩm

- Sáng tác 1925 dưới bút danh Nguyễn Tịnh, đăng trên báo Tiếng chuông rè.

Câu 1 (trang 91 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Thói học đòi Tây hoá của một bộ phận tri thức, quan lại Việt Nam thể hiện ở:

    + Thích nói tiếng Pháp hơn tiếng Việt.

    + Cóp nhặt những cái tầm thường của văn hoá Châu Âu.

    + Kiến trúc, trang trí nhà cửa lai căng lại cho là văn minh Pháp.

    + Từ bỏ tiếng mẹ đẻ, cho là Tiếng Việt nghèo nàn.

Câu 2 (trang 91 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Tiếng nói có tầm quan trọng đặc biệt đối với vận mệnh dân tộc

    + Là người bảo vệ quí báu nhất nền độc lập dân tộc.

    + Là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng dân tộc.

Câu 3 (trang 91 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Nhận định tiếng Việt không nghèo dựa trên cơ sở:

    + Ngôn từ thông dụng, da dạng, phong phú.

    + Ngôn ngữ giàu có của Nguyễn Du.

    + Người Việt có thể dịch các tác phẩm Trung Quốc sang tiếng Việt, sáng tác những tác phẩm văn học hay bằng Tiếng Việt.

Câu 4 (trang 91sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Quan niệm của tác giả về mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước ngoài và ngôn ngữ nước mình.

    + Người trí thức chân chính phải biết ít nhất một thứ tiếng châu Âu, để hiểu văn hoá châu Âu.

    + Tuyên truyền cho đồng bào cùng hiểu những hiểu biết của mình, chứ không được giữ làm của riêng.

    + Học tiếng nước ngoài để làm giàu cho ngôn ngữ nước mình chứ không phải từ bỏ tiếng mẹ đẻ.

Câu 5 (trang 91 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Quan niệm của tác giả đưa ra: “Nếu người An Nam...thời gian” là đúng đắn trong hoàn cảnh đất nước đang bị thực dân thống trị. Tuy nhiên, nếu muốn giải phóng dân tộc, quan niệm của Nguyễn An Ninh đưa ra cần phải biết kết hợp các yếu tố khác như Đường lối của Đảng, vai trò lãnh đạo của Đảng...


Soạn bài: Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức - Bản 3


Bố cục

Bố cục: 3 phần

- Phần 1 (Từ đầu đến "giống nòi lo lắng"): Nghiêm túc phê phán thói học đòi "Tây hóa".

- Phần 2 (Tiếp đến "để nói ra"): Làm rõ sự quan trọng của tiếng mẹ đẻ đối với cuộc giải phóng dân tộc. Chứng minh tiếng Việt rất giàu có.

- Phần 3 (Còn lại): Mối quan hệ giữa tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ nước ngoài.


Nội dung bài học

- Nội dung:

    + Khẳng định tiếng mẹ đẻ là tài sản dân tộc quý giá, cần phải bảo vệ và phát triển.

    + Phê phán thói học đòi "Tây hóa", khẳng định tiếng mẹ đẻ là nguồn giải phóng dân tộc.

    + Quan điểm, tầm nhìn chiến lược của Nguyễn An Ninh về vai trò của tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài.

- Nghệ thuật:

    + Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, rõ ràng.

    + Giọng văn khi đanh thép, hùng hồn khi thì nhẹ nhàng nhưng đầy sức thuyết phục.


Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 91 SGK ngữ văn 11 tập 2):

Nguyễn An Ninh phê phán lối học đòi "Tây hóa" qua những hành vi:

- Bập bẹ vài ba tiếng Tây trong lời nói.

- Lối sống lai căng từ kiến trúc đến lời tiếng nói.

- Phê phán quan niệm sai lầm cho rằng tiếng mẹ đẻ nghèo nàn. Bên cạnh đó vẫn vẫn khuyến khích trí thức học tiếng nước ngoài để tiếp thu kiến thức.

→ Lối học đòi "Tây hóa" là biểu hiện của việc mất gốc văn hóa, từ chối cội nguồn dân tộc.

Câu 2 (trang 91 SGK ngữ văn 11 tập 2):

Tiếng mẹ đẻ rất quan trọng với vận mệnh dân tộc:

- Tiếng mẹ đẻ là nguồn giải phóng dân tộc khỏi sự áp bức, bóc lột.

- Tiếng mẹ đẻ là tiếng nói thống trị mang tinh thần dân tộc. Từ chối tiếng mẹ đẻ là từ chối quyền tự do.

- Bảo tồn và phát triển tiếng mẹ đẻ là con đường giúp dân mình tiếp xúc với văn minh nhân loại.

Câu 3 (Trang 91 SGK ngữ văn 11 tập 2):

Tác giả đưa ra 3 dẫn chứng để khẳng định tiếng nước mình không nghèo:

- "Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?": Truyện Kiều là áng văn thiên cổ của dân tộc với ngôn từ phong phú, diễn tả được nhiều mặt của đời sống con người.

- "Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự": Khẳng định sự học hỏi tiếng nước ngoài chỉ để giao lưu văn hóa chứ không mang nền văn hóa áp đặt vào truyền thống dân tộc.

- "Ở An Nam cũng như mọi người khác đều có thể ứng dụng nguyên tắc này: Điều gì người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy những từ để nói ra": Nhấn mạnh tiếng Việt rất giàu có, chỉ cần dân mình suy nghĩ kĩ, chịu khó tìm tòi, học hỏi thì không thiếu ngôn từ để thể hiện.

Câu 4 (Trang 91 SGK ngữ văn 11 tập 2):

Mối quan hệ giữa tiếng nước ngoài và tiếng nước mình:

- Tác giả không phủ nhận vai trò của tiếng nước ngoài, còn khuyến khích "để cho đồng bào họ cũng phải được thông phần nữa".

- Việc học thêm tiếng nước ngoài sẽ tiếp thu được nhiều kiến thức mới để phát triển xã hội, bản thân, làm giàu thêm cho ngôn ngữ nước mình.

Câu 5 (trang 91 SGK ngữ văn 11 tập 2):

- Trong hoàn cảnh nước nhà đang bị thực dân thống trị thì câu nói "Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian" tuy có lý nhưng lại chưa hoàn toàn đúng đắn.

- Muốn giải phóng dân tộc còn cần có đường lối lãnh đạo của Đảng và sự trang bị vững vàng về kinh tế, quân sự cùng tinh thần đoàn kết cao độ của toàn dân tộc.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác