logo

Soạn bài: Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng (ngắn nhất)

icon_facebook

Soạn bài: Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng

Câu 1 (trang 74 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

a, Từ “lá” trong thơ Nguyễn Khuyến được sử dụng với nghĩa gốc, dùng để chỉ một bộ phận trên cây, thường có màu xanh, mỏng, dẹt, dùng để quang hợp và thoát hơi nước.

b,

- lá gan, lá phổi, lá lách,… là một bộ phận trong cơ thể người

- Lá thư, lá đơn, lá thiếp, lá phiếu, lá bài,… chỉ một vật làm bằng giấy, dùng để truyền tải thông tin.

- Lá cờ, lá buồm,… là các vật dụng mỏng dẹt làm bằng vải

- Lá cót, lá chiếu, lá thuyền,… là các vật dụng mỏng, dẹt làm bằng tre, cói, đay,…

- Lá tôn, lá đồng, lá vàng,… chỉ các vật mỏng, dẹt làm bằng kim loại.

- Các từ lá ở trên đều là nghĩa chuyển, có nét nghĩa chúng là đều là vật mỏng, dẹt giống chiếc lá.

Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Đầu: Hắn nhuộm quả đầu màu xanh trông phát gớm.

- Tim: Trái tim cho em là một chương trình từ thiện nhằm giúp đỡ các trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh.

- Óc: Ông đã dành cả một đời, vận dụng bộ óc của mình để nghiên cứu ra vắc- xin phòng bệnh đó.

Câu 3 (trang 75 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Ngọt, đắng: họ đã từng ngọt như vậy, bây giờ lại thốt ra toàn lời đắng với đối phương.

- Cay: Đắng cay vì đã thua cuộc, hãy tìm ra bài học cho mình.

Câu 4 (trang 75 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Cậy:

+ Từ đồng nghĩa: Nhờ, xin.

+ Tác giả dùng từ “cậy” thể hiện thái độ thành khẩn cầu xin, nó có chút van nài. Nó thể hiện niềm tin của Thúy Kiều rằng Thúy Vân sẽ đồng ý.

- Chịu:

+ Từ đồng nghĩa: đồng ý.

+ Tác giả dùng từ “chịu” mà không dùng từ “đồng ý” hay “nghe lời” vừa để tạo âm điệu cho câu thơ, đồng thời cũng thể hiện sự cầu xin của Thúy Kiều, ngoài ra nó còn thể hiện sự bất đắc dĩ bởi bản thân cô biết mình làm như thế cũng là làm khó Thúy Vân.

Câu 5 (trang 75 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

a, Chọn từ “canh cánh” bởi nó tạo cho câu văn hai nét nghĩa, một là giá trị của tác phẩm là luôn đề cập đến tình yêu nước, hai là bộc lộ tình cảm của Bác là luôn một lòng hướng về đất nước. Như thế, Nhật ký trong tù là hoán dụ để chỉ Bác. Những từ còn lại chỉ mang đến một nét nghĩa về tác phẩm.

b, Chọn từ “dính dấp” hoặc “liên can” vì nó phù hợp với sắc thái câu văn đưa đến, những từ còn lại không phù hợp với nét nghĩa.

c, Chọn từ “bạn ” vì những từ còn lại không phù hợp nét nghĩa hoặc cấu trúc

- Bầu bạn là động từ, không thể dùng vì sẽ sai cấu trúc.

- Bạn hữu thể hiện sự thân thiết, quen thuộc, không phù hợp với quan hệ giữa các nước trên thế giới.

- Bạn bè là một từ bình dị, có phần suồng sã, không phù hợp với giọng điệu trang trọng của câu văn.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích

Tham khảo các bài học khác

image ads