logo

Soạn bài: Thực hành về hàm ý (ngắn nhất)


Soạn bài: Thực hành về hàm ý

Câu 1 (trang 79 sgk Ngữ văn 12 Tập 2)

- Lời đáp của A Phủ nói thiếu thông tin về số lượng con bò đã bị mất khi Pá Tra hỏi.

- Lời đáp thừa về việc A Phủ định về lấy súng bắn con hổ to.

- A Phủ lựa chọn cách trả lời mang hàm ý thừa nhận việc bò đã bị mất do hổ ăn thịt.

⇒ Cách trả lời khôn khéo vì A Phủ muốn tìm cách lấy công chuộc tội, đồng thời ngầm ý chỉ con hổ to có giá trị hơn bò rất nhiều nhằm làm giảm đi sự nặng nề của chuyện mất bò.

a.

- Hàm ý là nội dung mà người nói, người viết muốn truyền tới người nghe, người đọc nhưng không được biểu hiện qua nghĩa tường mình trong ngôn ngữ thể hiện (câu, chữ) mà  được người lĩnh hội suy ra khi nghe hoặc đọc.

- A Phủ đã vi phạm phương châm về lượng.

Câu 2 (trang 80 sgk Ngữ văn 12 Tập 2)

a. Câu nói của Bá Kiến “tôi không phải cái kho” hàm ý:

+ Không có nhiều tiền bạc để cho Chí mượn=> từ chối lời đề nghị của Chí Phèo.

+ Cách nói của Bá Kiến đã vi phạm phương châm cách thức.

b.

- Lượt thứ nhất: “Chí Phèo đấy hở?” → không nhằm mục đích hỏi, mục đích là để chào, hô gọi, hướng đến người nghe.

- Lượt thứ hai: “Rồi làm mà ăn chứ báo người ta mãi à?” ⇒ hành động trách móc, cảnh báo => Bá Kiến thể hiện sự khó chịu của mình trước Chí.

c.

Hai lượt đầu Chí Phèo không hề nói đủ nội dung.

Trong lượt lời thứ ba, phần hàm ý được thể hiện rõ qua câu nói:Tao muốn làm người lương thiện.

- Hai lượt lời đầu của Chí đều vi phạm phương châm về lượng và vi phạm phương châm cách thức.

Câu 3 (trang 81 sgk Ngữ văn 12 Tập 2)

a.

- Lượt lời 1 của bà đồ có hình thức câu hỏi nhưng không dùng để hỏi mà dùng để khuyên nhằm bảo ông đồ viết giấy khổ to, khi bỏ còn gói được hàng.

-  Qua lượt lời 2 của bài đò mới thấy được lượt lời đầu còn có thêm hàm ý về văn chương của chồng không được tốt, phải loại bỏ vì kém cỏi=> không thực sự tin tưởng vào tài năng của chồng.

b. Bà đồ không chọn cách nói thẳng nhằm mục đích không khiến ông đồ phải mặc cảm, giữ thể diện cho chồng.

Câu 4 (trang 81 sgk Ngữ văn 12 Tập 2)

Chọn ý D.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác