logo

Soạn bài: Thực hành một số phép tu từ ngữ âm (ngắn nhất)


Soạn bài: Thực hành một số phép tu từ ngữ âm

I. Tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu

Câu 1 (trang 129 sgk Ngữ văn 12 Tập 1)

- Trong ví dụ nêu ra, hai vế đầu của câu dài hơn  vế sau, nhịp điệu ở hai vế đầu dàn trải phù hợp với mục đích diễn tả cuộc kháng chiến lâu dài của dân tộc.

 - Hai vế sau ngắn phù hợp có nhịp điệu nhanh, mạnh mẽ, dứt khoát, hùng hồn phù hợp để khẳng định chủ quyền của dân tộc, độc lập của đất nước.

- Ba vế đầu tiên của câu đầu được kết thúc bằng âm tiết mang thanh bằng: nay,; nay; do – âm tiết mở. Câu sau kết thúc với âm tiết chưa thanh trắc: lập -.âm tiết đóng

- Sử dụng biện pháp nghệ thuật: phép điệp: điệp từ ngữ và điệp cú pháp

Câu 2 (trang 129 sgk Ngữ văn 12 Tập 1)

Đoạn văn có sự phối kết hợp các yếu tố:

- Phối hợp giữa phép điệp và phép đối

+ Điệp từ ngữ: “ai”;…

+ Điệp cú pháp: lập kết cấu C-V

+ Điệp nhịp điệu: câu 1 có nhịp là 4/2 và 4/2 lặp kết cấu ngữ pháp và nhịp điệu:

+ Đối từ ngữ: đàn ông- đàn bà; già- trẻ

- Câu văn có vần: bà- già; súng – dùng- súng

- Phối hợp các nhịp ngắn ở câu 1, câu 2, câu 3 với nhịp dài dàn trải, câu 1, câu 4 => khi chậm rãi , nhẹ nhàng khi mạnh mẽ, dồn dập, phù hợp với lời kêu gọi cứu nước.

Câu 3 (trang 130 sgk Ngữ văn 12 Tập 1)

+ Cách ngắt nhịp: Khi liệt kê dùng dấu phẩy trong ba câu đầu.

+ Ngắt nhịp liên tiếp (câu văn 3)  → từng chiến công của trẻ được kể cụ thể, rõ ràng.

+ Trong câu 3, nhịp ngắn xuất hiện trước kết hợp với nhịp dài sau đó tạo được âm hưởng du dương của lời ngợi ca, tự hào.

  + Câu 5, câu 6 ngắt nhịp giữa CN với VN.

→ Tạo nên một đầy mạnh mẽ như một lời khẳng định sự anh dũng của tre với những chiến công anh hùng. Đó cũng là lời ngợi khen cho công trạng của loài tre.


II. Điệp âm, điệp vần, điệp thanh

Câu 1 (trang 130 sgk Ngữ văn 12 Tập 1)

a)  Lặp phụ âm đầu lửa - lựu - lập – lòe : gợi tả trạng thái của hoa lựu đang vào độ nở, sắc đỏ của hoa lựu lấp ló trên cành như những đốm lửa lập lòe, ẩn hiện trên lá cành.

b) Lặp phụ âm đầu làn – lóng – lánh- loe : gợi tả trạng thái của ánh trăng đêm đang soi mình, ánh trăng tràn ngập trên mặt nước.

Câu 2 (trang 130 sgk Ngữ văn 12 Tập 1)

- Vần lập lại nhiều nhất:  “ang”

- Tác dụng:

   + Tạo âm hưởng rộng, mở ra nhiều chiều, gợi sự tiếp diễn, chuyển động.

   + Phù hợp với dòng cảm xúc : đông vẫn còn đó với những dấu hiệu: lá bàng đang đỏ, sếu đang bay đi tránh rét, thế mà mùa xuân đã có kẻ gọi mời.

Câu 3 (trang 130 sgk Ngữ văn 12 Tập 1)

- Nhịp điệu: 4/3 trong câu 1; câu 2; câu 3

- Câu 1; câu 2; câu 3 phối thanh Bằng – Trắc

=> Khắc hoạ hình ảnh núi rừng gập ghềnh, đầy hiểm trở, đồng thời thể hiện khí thế hào hùng của đoàn quân băng rừng, vượt gian nan.

- Câu 4: đều là vần bằng

→ Gợi không gian bình yên, thoáng đãng sau khi vượt qua những cung đường vất vả.

- Phép đối: Ngàn thước lên cao >< ngàn thước xuống

- Hệ thống từ láy gợi hình: Khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút.

- Biện pháp nghệ thuật nhân hoá: súng ngửi trời.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác