logo

Bài Thị Mầu lên chùa SGK 10 trang 77, 78, 79, 80, 81 - Văn Cánh diều

Hướng dẫn Soạn bài Thị Mầu lên chùa SGK 10 trang 77, 78, 79, 80, 81 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Cánh diều Ngữ văn lớp 10 chi tiết.. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất.


Chuẩn bị Soạn bài Thị Mầu lên chùa

Câu 1 (trang 77, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Hình ảnh Thị Mầu lên chùa trong bức ảnh gợi cho em ấn tượng như thế nào?

Lời giải 

Hình ảnh gợi em sự ấn tượng: Thị Mầu là cô gái đẹp, uyển chuyển, đoan trang.


Đọc hiểu bài Thị Mầu lên chùa


Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 77, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Chú ý ngôn ngữ, hành động của các nhân vật và chỉ dẫn sân khấu.

Lời giải 

- Ngôn ngữ: Thị Mầu thấy chú tiểu 13 đẹp nên mê, cô trêu chú tiểu. Còn chú tiểu lời nói lịch sự, phép tắc.

- Hành động: Thị Mầu có phần lẳng lơ khi cô xông ra chủ động nắm tay chú tiểu. Còn chú tiểu thì sợ hãi trước hành động của Thị Mầu khiến chú phải bỏ chạy, nấp đi.

- Chỉ dẫn:

+ Thị Mầu: ra nói; hát; xưng danh; đế, hát ghẹo tiểu; xông ra, nắm tay Tiểu Kính; nói.

+ Tiểu Kính (chú tiểu): tụng kinh; bỏ chạy; nấp; ra, nói.

Câu 2 (trang 78, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Thị Mầu lên chùa có gì khác với lệ thường? Chú ý các con số trong lời nói và câu hát của Thị Mầu?

Lời giải 

- Khác thường; Thị Mầu lên chùa vào ngày 13 trong khi thông thường, mọi người lên chùa vào ngày 14 hoặc ngày rằm.

- Các con số: 13, 14, 15, 1 tháng, đôi rằm.

Câu 3 (trang 78, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Trong lời giới thiệu với chú tiểu, Thị Mầu đặc biệt nhấn mạnh thông tin gì?

Lời giải 

Thị Mầu nhấn mạnh thông tin cô chưa chồng, được thể hiện ở câu “Tuổi vừa đôi tám, chưa chồng đấy thầy tiểu ơi!/Chưa chồng đấy nhá!”.

Câu 4 (trang 79, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài:

- Thị Mầu có quan tâm đến việc vào lễ Phật không?

- Chú ý hành động, ngôn ngữ bày tỏ tình cảm của Thị Mầu?

Lời giải 

- Thị Mầu không thành tâm khi đi chùa. Cô không quan tâm đến việc vào lễ phật mà chỉ biết trêu ghẹo chú tiểu Tiểu Kính.

- Hành động, ngôn ngữ bày tỏ tình cảm của Thị Mầu biểu lộ qua các câu:

+ Đẹp thì người ta khen chứ sao!

+ Cổ cao 3 ngấn, lông mày nét ngang.

+ Thầy như táo rụng sân đinh / Em như gái rờ, đi rình của chua.

Câu 5 (trang 79, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Phép so sánh trong lời của Thị Mầu có gì độc đáo?

Lời giải 

Phép so sánh của Thị Mầu có sự độc đáo: Thị Mầu ví thầy như “táo rụng sân đình” còn bản thân như “gái rờ, đi rình của chua”. Người đàn bà khi có bầu thường nghén. Họ thường thèm đồ chua. Cây táo chín rụng ở sân đình vì không được chăm bẵm như các loại cây khác mà quả trở nên chua. Trong lời so sánh, ngụ ý của Thị Mầu muốn chỉ rằng, Thị Mầu rất thích chú tiểu này. Lối so sánh gần gũi, thân thuộc, dễ hiểu nhưng thâm thúy.

Câu 6 (trang 80, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài:

- Những câu hát trong phần này đều tập trung thể hiện điều gì?

- Câu “Trúc xinh [...] chẳng xinh!” có gì khác với ca dao?

Lời giải 

Những câu hát thể hiện: Thị Mầu muốn được chú tiểu đáp lại tình cảm của mình nhưng tiếc rằng chú tiểu không quan tâm. Đồng thời, câu hát còn thể hiện khao khát hạnh phúc mãnh liệt của Thị Mầu.

Câu của Thị Mầu khác với ca dao ở chỗ: Nếu ở ca dao, “em xinh em đứng một mình cũng xinh” chỉ rằng, người phụ nữ dù đứng ở đâu, ở góc nào cũng đều xinh đẹp; thì ở câu hát Thị Mầu “Em xinh em đứng một mình chẳng xinh” lại thể hiện một cảm xúc khác. Thị Mầu cảm thấy không xinh đẹp khi đứng một mình, Thị muốn đứng cùng một ai đó để sánh vai, lúc đấy với Thị Mầu, mới đẹp. Thị Mầu đã biến hóa câu ca dao quen thuộc thành câu hát trêu đùa.

Câu 7 (trang 81, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Đoạn trích có những chỉ dẫn sân khấu nào/ Tác dụng của các chỉ dẫn đó với người đọc là gì?

Lời giải 

Chỉ dẫn: đế, hát, xưng danh, tụng kinh, hát ghẹo tiểu, nói, Tiểu Kính bỏ chạy, nấp, ra, nói, xông ra, nắm tay Tiểu Kính, Tiểu Kính bỏ chạy.

Tác dụng: giúp người đọc hình dung được bố cục, cử chỉ, hành động của các nhân vật một cách chân thực và hiểu được ý nghĩa của tác phẩm.

Soạn bài Thị Mầu lên chùa SGK 10 trang 77, 78, 79, 80, 81 - Văn Cánh diều

Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 81, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Thị Mầu đã sử dụng ngôn ngữ, hành động như thế nào để bày tỏ tình cảm với chú tiểu? Tiếng gọi “thầy tiểu ơi” lặp đi lặp lại nhiều lần có tác dụng gì trong việc biểu lộ nỗi lòng của Thị Mầu? Em thấy ấn tượng nhất với lời bày tỏ tình cảm nào của Thị Mầu? Vì sao?

Lời giải 

Thị Mầu đã sử dụng ngôn ngữ, hành động để bày tỏ tình cảm với chú tiểu: Khi thấy chú tiểu mười ba, Thị nói rằng muốn một tháng có nhiều ngày rằm để được lên chùa nhiều hơn, để được gặp chú tiểu. Sau đấy là màn giới thiệu tên tuổi của Thị và Thị nhấn mạnh rằng, Thị chưa chồng nhằm gây sự chú ý tới chú tiểu. Suốt quá trình trêu ghẹo, Thị Mầu liên tục dành những lời khen có cánh cho Tiểu Kính, nào là “đẹp như sao băng”, “cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang”… Cô càng mạnh dạn bao nhiêu càng khiến chú tiểu kinh sợ bấy nhiêu. Đỉnh điểm là cô chạy lại, chủ động nắm tay chú tiểu.

Tác dụng: tình cảm mãnh liệt của Thị Mầu dành cho chú tiểu. Vốn là phận nữ nhi, thường trong chuyện trai gái e dè, nhưng ở đây lại cho thấy một khía cạnh của người phụ nữ. Cô mạnh mẽ chủ động đi tìm tình yêu, sẵn sàng thổ lộ tình cảm trước nhiều người mà không sợ bị đùa cợt, chế giễu, trái với lẽ thường.

Em ấn tượng với câu: “Mong cho chú tiểu quét sân / Xích lại cho gần, cầm chổi quét thay / Lá tình không gió mà bay”. Dù phơi bày tình cảm, không ngừng khen và đưa đẩy nhưng chú tiểu nhất quyết từ chối. Khi thấy chú tiểu cầm chổi quét sân, Thị đã ngụ ý muốn quét thay và quét cùng; chú tiểu không quan tâm đến sự “nhiệt tình” ấy. Với Thị, cô mong chú tiểu chỉ đơn thuần là quét lá rụng chứ đừng “quét” đi tình cảm mà Thị dành cho. 

Câu 2 (trang 81, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Qua ngôn ngữ và hành động của Tiếu Kính trong đoạn trích, em có nhận xét gì về nhất vật này?

Lời giải 

Nhận xét: Tiểu Kính trong đoạn trích là chú tiểu còn trẻ, có gương mặt điển trai và dáng người đẹp. Chàng là người điềm tĩnh, lạnh lùng, thẳng thắn, hướng tâm về Phật, không quan tâm đến chuyện trai gái lứa đôi.

Câu 3 (trang 81, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Dưới đây là một số trích dẫn ngôn ngữ của tác giả dân gian (được thể hiện qua tiếng đế) và nhân vật Thị Mầu:

Tiếng đế Lời đáp của Thị Mầu

- Ai lại đi khen chú tiểu thế, cô Mầu ơi!

- Có ai như mày không?

- Dơ lắm! Mầu ơi!

- Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi!

- Đẹp thì người ta khen chứ sao!

- [...] chỉ có mình tao là chín chắn nhất đấy.

- Kệ tao.

- Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn / Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thờ!

Em có đồng tình với cách đánh giá trên đây của tác giả dân gian (qua tiếng đế về Thị Mầu và thái độ, suy nghĩ của Thi Mầu không? Vì sao?

Lời giải 

Em đồng tình.

Bởi lẽ, Thị Mầu là nhân vật người con gái không giống với quy chuẩn ngày xưa. Tác giả xây dựng nhân vật Thị mầu với nhiều điều chưa tốt. Là một cô gái lẳng lơ, mù quáng trong chuyện tình cảm. Cô phải biết rằng, không thể yêu người xuất gia, vậy mà, cô vẫn yêu, vẫn dành tình cảm cho chú tiểu. Điều này vừa đáng trách vừa đáng thương. Có thể thấy khao khát yêu đương, được đáp trả tình cảm lớn đến nhường nào. Cô không quan tâm đến tiêu chuẩn người đời đặt ra cho người phụ nữ, cô sẵn sàng từ bỏ định kiến để tìm đến hạnh phúc của riêng mình. Vì thế, mà người ta cho cô là gái lẳng lơ, không đoan chính. 

Câu 4 (trang 81, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Theo em nhân vật Thị Mầu là người như thế nào? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu lên nhận xét của mình về nhân vật này.

Lời giải:

Thị mầu là cô gái cá tính, dám theo đuổi hạnh phúc của bản thân. Cô sẵn sàng vượt qua định kiến, quy chuẩn xã hội thời bấy giờ đặt ra với người phụ nữ để đi tìm tình yêu.

Qua đoạn trích, người đọc có thể thấy một Thị Mầu cá tính đến nhường nào. Là người phụ nữ, cô sẵn sàng vượt quy chuẩn xã hội phong kiến đặt ra. Cô khao khát hạnh phúc, đi tìm tình yêu cho bản thân. Người phụ nữ theo quan điểm xưa, không có tiếng nói thì với sự xuất hiện của Thị Mầu, là một phiên bản mới lạ. Cô không quan tâm đến tiếng xì xào của người đời, miễn là hạnh phúc của mình, cô muốn được theo đến cùng. Tuy nhiên, ngặt nỗi, người cô thương lại là người xuất gia, và đấy thực ra là Thị Kính giả trai.

Câu 5 (trang 81, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Em biết những tác phẩm văn học nào lấy cảm hứng từ hình tượng nhân vật Thị Mầu trong vở chèo Quan Âm Thị Kính.

Lời giải 

Một số tác phẩm lấy cảm hứng từ hình tượng Thị Mầu:

- Cãi (Trong tập Cưới thơ của Hoàn Nguyễn)

- Này em Thị Mầu (Ngân Vịnh)

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 10 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn bài Thị Mầu lên chùa SGK 10 trang 77, 78, 79, 80, 81 trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 04/07/2022 - Cập nhật : 16/10/2022
/* */ /* */
/*
*/