logo

Bài Mắc mưu Thị Hến SGK 10 trang 71, 72, 73, 75, 76 - Văn Cánh diều

Hướng dẫn Soạn bài Mắc mưu Thị Hến SGK 10 trang 71, 72, 73, 75, 76 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Cánh diều Ngữ văn lớp 10 chi tiết.. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất.

>>> Xem thêm: Tác giả - Tác phẩm: Mắc mưu Thị Hến - Tuồng (Tóm tắt, hoàn cảnh st, nội dung, nghệ thuật, sơ đồ tư duy)


Chuẩn bị Soạn bài Mắc mưu Thị Hến

Đề bài: Dựa vào tóm tắt vở tuồng và bức ảnh minh họa trên đây, em đoán xem mưu kế của Thị Hến là gì?

Lời giải 

Mưu kế: cho cả ba người gồm Nghêu, Đề Hầu, Huyện Trìa cùng xuất đầu lộ diện và bị một phen bẽ mặt.


Đọc hiểu bài Mắc mưu Thị Hến


Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 71, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Chú ý các chỉ dẫn sân khấu để xác định ngôn ngữ và hành động của mỗi nhân vật.

Phương pháp giải:

Lời giải 

- Nghêu: gõ cửa nhà Thị Hến, nghe tiếng Đề Hầu kêu cửa thì hoảng hốt, chui xuống hầm phản, bò ra.

- Đề Hầu: kêu, kinh hồn khi nghe tiếng Huyện Trìa, trốn, lổm cổm bò ra.

- Huyện Trìa: nói ngoài cửa, vào, hạ.

- Thị Hến: mở cửa, chỉ nơi trốn cho Nghêu, Đề Hầu.

Câu 2 (trang 72, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Hình dung cử chỉ, điệu bộ, thái độ và hành động của Nghêu khi biết Đề Hầu đang gõ cửa nhà Thị Hến?

Lời giải 

Hình dung: Nghêu hoảng hốt, sợ hãi khi biết Đề Hầu gõ cửa nhà Thị Hến. Ông loay hoay tìm chỗ trốn, và được Thị Hến mách chỗ chui xuống gầm phản.

Câu 3 (trang 72, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Đoán xem Thị Hến sẽ làm gì với Đề Hầu?

Lời giải 

Thị Hến mở cửa đón Đề Hầu đến nhà giữa đêm khuya. Với lời ăn nói khéo léo, khôn khéo, sắc sảo của mình, Thị dụ ông ta nhằm tạo xích mích giữa Nghêu và Đề Hầu.

Câu 4 (trang 73, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Đoán xem Nghêu cảm thấy như thế nào khi nghe lời phán của Đề Hầu?

Lời giải 

 Nghêu cảm thấy sợ hãi.

Câu 5 (trang 73, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Hình dung gương mặt, cử chỉ thái độ của Đề Hầu khi nghe tiếng quan huyện.

Lời giải

Hình dung: cũng giống như Nghêu khi nghe tiếng kêu cửa của Đề Hầu trước nhà Thị Hến, Đề Hầu nghe tiếng Huyện Trìa đến thì lộ rõ sợ khiếp vía, lo lắng, cuống quýt. Ông ta cũng loay hoay tìm cho mình một chỗ núp an toàn.

Câu 6 (trang 75, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Chú ý hành động của Nghêu

Lời giải 

Hành động: từ gầm giường bò ra, Nghêu dùng lời ngon ngọt để nịnh bợ Huyện Trìa, tố cáo Đề Hầu là “dâm o chi loại” và dọa phạm giam thì chết. Có thể thấy, hành động của Nghêu là kẻ nịnh hót, không biết nhận lỗi sai.

Câu 7 (trang 75, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Chú ý hành động của Đề Hầu

Lời giải 

Hành động: lổm cồm bò ra, Đề Hầu đã nhanh nhảu tố cáo Thị Hến và Nghêu vì cho rằng hai người đã bày mưu nhằm lừa Đề Hầu. Đề Hầu nhanh chóng nhận lỗi trước Huyện Trìa.

Câu 8 (trang 76, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Cả ba nhân vật đã ra khỏi nhà Thị Hến trong tâm trạng như thế nào?

Lời giải 

Tâm trạng: xấu hổ, dặn lòng không ngứa nghề, tham của lạ.

Soạn bài Mắc mưu Thị Hến SGK 10 trang 71, 72, 73, 75, 76 - Văn Cánh diều

Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 76, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Xác định bối cảnh (không gian, thời gian) và các nhân vật tham gia câu chuyện trong đoạn trích Mắc mưu Thị Hến. Hãy tóm tắt nội dung đoạn trích. 

Lời giải 

- Không gian: tại nhà Thị Hến.

- Thời gian: vào đêm khuya.

- Nhân vật: Thị Hến, Nghêu, Đề Hầu, Huyện Trìa.

- Tóm tắt: Nghêu, Đề Hầu, Huyện Trìa là 3 nhân vật có tiếng tăm ở huyện. Bọn họ đều muốn có được Thị Hến – người đàn bà góa chồng. Đêm khuya, Nghêu đến nhà Thị, trong lúc đang khua môi múa mép tán tỉnh thì Đề Hầu đến. Lo sợ bị Đề Hầu phát hiện sẽ mất mặt, Nghêu lo lắng tìm chỗ trốn và được Thị chỉ cho chui vào dưới gầm phản. Nghêu vừa trốn thì Đề Hầu vào. Ông ta dùng lời ngon mật ngọt để tán tỉnh cô, thì lần nữa, có người tới gõ cửa. Là Huyện Trìa. Đề Hầu kinh hồn khiếp vía, vội vàng tìm chỗ trốn để không bị phát hiện. Khi Huyện Trìa vào nhà, lúc này đã có mặt đủ 3 người có ý đồ xấu với Thị, Thị bày mưu để Nghêu và Đề Hầu bước ra chỗ trốn. Lúc này, 3 người đối mặt nhìn nhau, xấu hổ, bẽ mặt vô cùng. 

Câu 2 (trang 76, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Phân tích một số yếu tố tạo ra tiếng cười trong đoạn trích: tình huống, ngôn ngữ và hành động của các nhân vật….

Lời giải 

Yếu tố tạo ra tiếng cười: 

- Nghêu là ông bói mù nhưng có thói đào hoa. Ông đến nhà tán tỉnh Thị Hến, rồi trốn vào dưới gầm phản khi Đề Hầu đến, lổm cổm bò ra khi nghe Huyện Trìa nói về người tu phá giới thì chỉ có đánh đòn phát lạc. Nếu với Đề Hầu, Nghêu hiện lên sự sợ hãi thì với quan huyện, tuy có sợ nhưng ông cố lấy lòng quan huyện.

- Khi cả 3 người chạm mặt nhau trong nhà Thị Hến, Nghêu, Đề Hầu và quan huyện đều bẽ mặt. Bởi vì mọi người đến nhà Thị đều có ý đồ xấu. Họ xấu hổ và bẽ mặt trước những người có tiếng trong huyện.

Câu 3 (trang 76, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số chỉ dẫn sân khấu có trong văn bản Mắc mưu Thị Hến.

Lời giải 

- Chỉ dẫn sân khấu là những từ, những câu được đặt vào dấu (), viết chữ in nghiêng: Tiếng Đề Hầu kêu cửa, Nghêu chui xuống gầm phản, Đề Hầu vào, Huyện Trìa tới, Nói ngoài cửa, Đề Hầu trốn, ông Huyện vào, Từ gầm giường bò ra, Lổm cổm bò ra, Hạ.

Tác dụng: làm phong phú hơn đặc điểm của nhân vật, tạo tiếng cười, đồng thời qua đó, người đọc phần nào hiểu hơn về tính cách của mỗi nhân vật trong tác phẩm.

Câu 4 (trang 76, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Trong văn bản, tác giả dân gian đã thể hiện thái độ như thế nào đối với các nhân vật.

Lời giải 

Thái độ: châm biếm với các nhân vật. Tác giả cho chúng ta thấy được bộ mặt đê tiện của những tầng lớp “có tiếng’ thời phòng kiến. Họ tham lam, bẩn tính, dục vọng đê hèn. Còn đối với Thị Hến, tác giả làm nổi bật sự thông minh của cô khi một mình chống 3 tên quan lại.

Câu 5 (trang 76, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Em ấn tượng nhất với chi tiết, hình ảnh nào trong đoạn trích? Vì sao?

Lời giải 

Em ấn tượng với chi tiết cuối cùng của đoạn trích, đó là cảnh 03 người gồm Nghêu, Đề Hầu, Huyện Trìa ra về. Chi tiết này làm nổi bật được sự thông minh của Thị Hến khi dẫn dụ họ mắc mưu. Cô khiến họ bẽ mặt với nhau vì họ đều là người có quyền thế tại huyện này. Điều này, khiến họ không còn thói xằng bậy, ý đồ với những người con gái trong huyện.

Câu 6 (trang 76, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Tiếng cười ở đoạn trích Mắc mưu Thị Hến còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay hay không? Vì sao?

Lời giải 

Tiếng cười trong đoạn trích vẫn còn mang ý nghĩa đối với hôm nay. Bởi lẽ, vở tuồng này, tiếng cười được tạo nên bởi sự châm biếm đến thâm thúy. Tác giả khéo léo đưa các nhân vật đặt trong tình huống có thực thời xa xưa. Bộ mặt đê hèn của những người có quyền thời phong kiến luôn có ý đồ xấu với những cô gái trẻ, đẹp, góa chồng bị bẽ mặt ra làm sao khi cùng nhau xuất hiện tại nhà Thị. Qua đó, chúng ta thấy được trí thông minh của người phụ nữ. Có thể người phụ nữ chân yếu tay mềm, sức không thể sánh với những người đàn ông, song họ dùng trí để đấu lại. Vở kịch là sự tái hiện một phần của cuộc sống, đưa người đọc về quá khứ, được hoài niệm sau những phút giây mệt mỏi. Hơn hết, đây còn là một loại hình nghệ thuật đặc sắc ở Việt Nam, xem kịch không đơn thuần để giải trí mà ở đó, còn ẩn chứa nhiều bài học sâu sắc đối với chúng ta.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 10 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn bài Mắc mưu Thị Hến SGK 10 trang 71, 72, 73, 75, 76 trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 05/07/2022 - Cập nhật : 16/10/2022