Hướng dẫn Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) chi tiết. Với bản soạn văn 7 này các bạn sẽ được trả lời toàn bộ các câu hỏi trong phần Đọc- hiểu và Luyện tập chi tiết nhất, qua đó nắm vững nội dung bài học
Các trạng ngữ trong câu a)
+ Thường thường, vào khoảng đó
+ Sáng dậy
+ Trên giàn hoa lí
+ Chỉ độ 8, 9 giờ sáng, trên nền trời trong trong…
Trạng ngữ trong câu b)
Về mùa đông…….
Rõ ràng, trạng ngữ là một thành phần không bắt buộc của câu nhưng không phải lúc nào cũng có thể lược bỏ các trạng ngữ được cả. Ví dụ như ở các câu trên thì nếu lược bỏ chúng câu sẽ không rõ ràng về nội dung, người nghe, người đọc không hiểu được trong hoàn cảnh nào, thời gian nào sự việc diễn ra. Mặt khắc, sự có mặt của trạng ngữ làm cho câu văn miêu tả sinh động, đầy đủ và khách quan hết, các câu cũng được kết nối mạc lạc hơn.
Trong bài văn nghị luận, các luận cứ thường được sắp xếp theo những trình tự nhất định về không, thời gian, về quan hệ nhân quả,…Do đó, các trạng ngữ có vai trò rất quan trong trong việc giúp các câu được liên kết mạch lạc, kết nối các đoạn thống nhất và hợp lí hơn, vì vậy mà văn bản chặt chẽ hơn rất nhiều.
+ Câu in đậm thực chất là trạng ngữ thứ 2 của câu trước đó. Trạng ngữ này được tác giả tách ra làm một câu riêng có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa của nó.
Câu |
Trạng ngữ |
Công dụng |
a |
+ Ở loại bài thứ nhất + Ở loại bài thứ hai |
TN chỉ trình tự lập luận (nơi chốn) |
b |
+ Đã bao lần + Lần đầu tiên chập chững bước đi + Lần đầu tiên tập bơi + Lần đầu tiên chơi bóng bàn + Lúc còn học phổ thông + Về môn hoá |
TN chỉ trình tự của các lập luận (thời gian)
|
Câu |
Trạng ngữ |
Công dụng |
a |
Năm 72. |
Có tác dụng trong việc nhấn mạnh về thời điểm mà nhận vật đã hi sinh . |
b |
Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn |
+ Giúp thông tin trong câu chính được nổi bật + Nhấn mạnh về hoàn cảnh diễn ra cũng tương đồng với tâm trạng và nỗi lòng của những người lính. |
Tiếng Việt là ngôn ngữ quý giá của dân tộc, nó mang trong mình sự giàu đẹp vô ngần.Tiếng Việt giúp mọi người giao tiếp, truyền đạt thông tin và cũng là nới mà bao thế hệ gửi gắm tâm tư mình qua những trang văn, lời thơ đẹp đẽ. Từ xa xưa, những câu hát vọng, những lời ca dao thấm đượm tình cảm dào dạt đã nuôi dưỡng bao tâm hồn người Việt. Và rồi, cho đến nay, những lời ca ấy vẫn ngọt ngào, vang vọng những nỗi niềm của một trời thương nhớ. Chính vì vậy mà Tiếng Việt trở thành một điều gì đó rất đỗi bình dị, gắn bó mà thiêng liêng đối với mỗi người con dân tộc.
Trạng ngữ : Từ xa xưa……………Cho đến nay ( Trạng ngữ chỉ thời gian)