logo

Soạn bài: Cách làm văn lập luận chứng minh (chi tiết)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Cách làm văn lập luận chứng minh chi tiết, đây là phiên bản soạn văn 7 chi tiết được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích giúp các bạn học sinh soạn bài một cách kĩ lưỡng nhất, đầy đủ nhất.


I. Các bước làm bài văn lập luận giải thích


Đề: Nhân dân ta có câu tục ngữ "Có chí thì nên". Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.

1. Tìm hiểu đề - Tìm ý:

a) Tìm hiểu đề:

- Yêu cầu: Chứng minh tính đúng đắn

- Nội dung: Câu tục ngữ "Có chí thì nên" → Người có ý chí nhất định sẽ làm nên thành công, vai trò của ý chí với bản thân trong cuộc sống.

- Tìm các dẫn chứng trong đời sống để chứng minh

2. Lập dàn ý:

a) MB: Giới thiệu câu tục ngữ

b)

 TB:

- Giải thích câu tục ngữ:

+ Nghĩa đen

+ Nghĩa hàm ý

- Chứng minh tính đúng đắn:

+ Vai trò của ý chí

+ Dẫn chứng

+ Hệ quả của việc thiếu ý chí

+ Cần làm gì để rèn luyện ý chí

c) KB:

- Khẳng định lại giá trị và tính đúng đắn của câu tục ngữ.

- Liên hệ bản thân.

3. Viết bài:

a) MB: Giới thiệu vấn đề

b) TB:

Triển khai các phần theo dàn ý, đảm bảo logic, theo trình tự hợp lí, đảm bảo các câu liên kết mạch lạc, tự nhiên

c) KB:

Khẳng định lại vấn đề

4. Đọc và sửa chữa:

-Kiểm tra lại nội dung, chính tả, hình thức.


II. Luyện tập


Đề 1 Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ " Có công mài sắt, có ngày nên kim"

Dàn ý:

A.Mở bài:

- Giới thiệu về sự kiên trì trong cuộc sống

- Giới thiệu câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”

B.Thân bài:

- Giải thích câu tục ngữ:

+ Nghĩa đen:

+ Nghĩa bóng: nếu kiên trì chịu khó, nếu bỏ công sức lâu dài sẽ có ngày vươn tới thành công.

-Chứng minh bằng lí lẽ, dẫn chứng:

+ Kiên trì sẽ không dễ dàng bỏ cuộc trước thất bại

+ Khi kiên trì con người sẽ ngày một hoàn thiên và bãn lĩnh hơn

+ Khi kiên trì sẽ học thêm nhiều điều mới mẻ sau những thất bại

+ Kiên trì lâu dài chắc chắn sẽ mang đến thành quả

+Dẫn chứng:

- Ông lão đánh cá kiên trì đến 3 tháng trời mới gặp được mẻ cá lớn, nếu không kiên trì đến ngày 90 thì lão đã trở về bằng tay không

- Thầy Nguyễn Ngọc Kí kiên trì tập viết bằng đôi chân của mình -> thầy giáo dạy chữ

- Vũ Hoàng kiên trì học tập -> vòng nguyệt quế chiến thắng trong Đường lên đỉnh Olympia

- Bài toán khó-> kiên trì mới giả được

…………………….

+ Người không kiên trì dễ bỏ cuộc, dễ nản lòng,..

+ Để rèn luyện tính kiên trì cần bản lĩnh, biết đặt mục tiêu

C.Kết bài:

- Khẳng định lại gí trị câu tục ngữ

- Bài học rút ra cho bản thân


Đề 2: Chứng minh tính đúng đắn của bài thơ:

      " Không có việc gì khó

      Chỉ sợ lòng không bền

      Đào núi và lấp biển

      Quyết chí ắt làm nên"

A. Mở bài:

- Thành công luôn là đích đến của mỗi người.

- Kiên trì tạo nên thành công-> giới thiệu bài thơ.

B. Thân bài:

1.Giải thích:

+ Đào núi và lấp biển: nghệ thuật ẩn dụ: chỉ những khó khăn, những sự vất vả thách thức con người.

+ Lòng không bền: dễ nản lòng, dễ bỏ cuộc

+ Quyết chí: quyết tâm, giữ ý chí, phấn đấu hết mình

+ Nên: thành công, kết quả tích cực nhận lại.

2. Chứng minh bằng lí lẽ và dẫn chứng.

- Hai cuộc kháng chiến chống giăc, dân ta cùng đảng và Nhà nước một lòng quyết chí-> thắng lợi vẻ vang

- Ngày nay, phát triển kinh tế, các công ty, doanh nghiệp,…đều giữ ý chí kiên định, quyết tâm cao để phát triển

- Cả nước quyết tâm chống dịch như chống giặc mùa Covid-> hạn chế mức thấp nhất ca nhiễm, chưa có ca tử vong trên cả nước.

- Quyết tâm học tập - > đạt điểm cao

…………………………………………………

3. Rút ra bài học kinh nghiệm, liên hệ bản thân.

C. Kết bài:

- Khẳng định lại ý nghĩa của bài thơ và ý nghĩa của sức mạnh

- Bài học cho bản thân

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác