logo

Rút gọn câu


Soạn bài: Rút gọn câu (siêu ngắn)

Soạn bài Rút gọn câu | Soạn văn 7 siêu ngắn tại TopLoigiai


I. Thế nào là rút gọn câu?

1.

a) Thiếu chủ ngữ

b) có chủ ngữ là chúng ta

2. Có thể thêm chúng tôi, người Việt Nam, chúng ta, các em, ...

3. trong câu (a), lược bỏ chủ ngữ để nhấn mạnh cụm từ “học ăn, học nói, học gói, học mở”, trở thành lời khuyên chung cho tất cả các đối tượng mà không chỉ cho riêng ai.

4.

(a), vị ngữ bị lược bỏ, bởi dựa theo hành động câu trước thì vị ngữ sẽ là “đuổi theo nó”

(b) chủ ngữ và vị ngữ bị lược bỏ, chỉ để lại trạng từ thời gian. Vì câu trước đã có thông tin đầy đủ người hỏi, hỏi ai, đi đâu, nên câu trả lời có thể rút gọn lại.


II. Cách dùng câu rút gọn:

1. Câu thiếu chủ ngữ. Không nên lược bỏ chủ ngữ như vậy, nếu không câu sẽ trở nên khó hiểu, và người đọc không biết đang nhắc đến đối tượng nào.

2. Cần thêm những từ ngữ vào câu in đậm để thể hiện thái độ lễ phép như sau:

- Dạ, Bài kiểm tra toán ạ!

- Bài kiểm tra toán mẹ ạ!

3. Nhận xét: Khi rút gọn câu cần chú ý:

- Tránh làm cho người nghe (đọc) khó hiểu hoặc hiểu sai nội dung cần nói;

- Tránh sự khiếm nhã, thiếu lễ độ khi dùng những câu cộc lốc.


III. Luyện tập:

Bài 1 (trang 16 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

 Các câu rút gọn là:

b) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây => Chủ ngữ bị lược bỏ

c) Nuôi lợn ăn cơm nằm, ăn tằm ăn cơm đứng => chủ ngữ bị lược bỏ

=> Cả hai câu đều lược bỏ chủ ngữ để 2 câu tục ngữ trở thành những kinh nghiệm, những lời răn dạy chung cho các đối tượng.

Bài 2 (trang 16 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

a. Các câu rút gọn trong bài thơ Qua đèo ngang là:

      + Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,

      + Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc

      + Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia

      + Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

Dựa theo chủ thể trữ tình trong bài thơ, chúng ta có thể thấy Bà huyện Thanh quan sử dụng từ xưng hô là “ta với ta”. O đó, chúng ta có thể thêm chủ ngữ như sau:

      + Ta bước tới đèo Ngang bóng xế tà

      + Tanhớ nước đau lòng, con quốc quốc

      + Ta thương nhà mỏi miệng, cái gia gia

      + Ta dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

b. Các câu rút gọn là

+ Đồn rằng quan tướng có danh,

      + Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.

      + Ban khen rằng: "Ấy mới tài",

      + Ban cho cái áo với hai đồng tiền.

      + Đánh giặc thì chạy trước tiên,

      + Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)

      + Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!

- Khôi phục:

  + Người ta đồn rằng quan tướng có danh,

    + Hắn cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.

    + Vua ban khen rằng: "Ấy mới tài",

    + Và ban cho cái áo với hai đồng tiền.

    + Quan tướng khi đánh giặc thì chạy trước tiên,

    + Khi xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)

    + Quan tướng trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!

- Trong thơ, ca dao thường có nhều câu rút gọn, bởi thơ là theo mạch cảm xúc, thể hiện nỗi niềm của tác giả, cung như muốn lan truyền thông điệp đến tất cả người đọc, do đó, rút gọn câu vẫn mang đầy đủ ý nghĩa của câu, mà tùy vào việc muốn nhận mạnh cảm xúc, hình ảnh, thì cho thành phần đó ở lại. Tạo nên những dụ ý nghệ thuật mạnh mẽ hơn.

Bài 3(trang 17 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

 Nguyên nhân khiến cậu bé và người khách hiểu lầm nhau là vì cả hai đang hiểu nhầm về đối tượng muốn đề cập đến. Người khách hỏi người bố, đứa bé thì đang nói đến tờ giấy bố để lại. Ở các câu hỏi và trả lời thiếu thành phần chủ ngữ, do đó dẫn đến việc hiểu lầm ý nhau.

- Qua đó, trong giao tiếp, nói năng chúng ta cần sử dụng từ hợp lí, rút gọn từ đúng lúc, tránh những hiểu lầm không hay xảy ra.

Bài 4 (trang 18 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

 Chi tiết gây cười và phê phán là:

- Đây → đáng lẽ phải là: Tôi là người ở đây.

- Mỗi → đáng lẽ phải là: Nhà tôi chỉ có một con.

- Tiệt → đáng lẽ phải là: Cha mẹ tôi đều đã qua đời

- Anh ta rút gọn một cách quá đáng, không hợp lí, mục đích là để trả lời nhanh, không để mất thời gian ăn uống của mình => Qua đó, phê phán thói ham ăn, làm mất lịch sự với người khác, vô tình tạo sự bất hiếu với bố mẹ.

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 7 siêu ngắn tập 2

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác