logo

Soạn bài: Quá trình văn học và phong cách văn học (ngắn nhất)


Soạn bài: Quá trình văn học và phong cách văn học

Câu 1 (trang 183 sgk Ngữ văn 12 Tập 1)

- Sự vận động, biến chuyển của văn học trong chỉnh thể với sự hình thành, tồn tại, thay đổi và phát triển qua các thời kì lịch sử gọi là quá trình văn học.

- “ Quá trình văn học luôn luôn vận động trọng một tổng thể. Nó bao gồm tất cả các tác phẩm văn học với chất lượng khác nhau, tất cả các hình thức tồn tại của văn học từ truyền miệng đến chép tay, in ấn. Nó cũng bao gồm các thành tố của đời sống văn học như tác giả và người đọc, các hình thức tổ chức hội đoàn, các hoạt động nghiên cứu, phê bình, dịch thuật, xuất bản,ảnh hưởng qua lại giữa văn học với các loại hình nghệ thuật khác, các hình thái ý thức xã hội khác.”

- Các quy luật:

   + Văn học gắn bó và tồn tại với đời sống, thời đại nào, văn học ấy.

   + Văn học được phát triển trong kế thừa và cách tân.

   + Văn học một dân tộc tồn tại, vận động và phát triển trong sự bảo lưu và tiếp biến.

Câu 2 (trang 183 sgk Ngữ văn 12 Tập 1)

  Thời kỳ văn học

Đặc trưng

Văn học thời Phục hưng

Đề cao con người, giải phóng cá tính, chống lại tư tưởng khắc nghiệt thời Trung cổ

Chủ nghĩa cổ điển

coi văn học cổ đại là hình mẫu lí tưởng, luôn đề cao lí trí, sáng tác theo các quy phạm chặt chẽ

Chủ nghĩa lãng mạn

Đề cao những nguyên tắc chủ quan, thường lấy đề tài trong thế giới tưởng tượng của nhà văn, luôn xây dựng thế giới hình tượng nghệ thuật sao cho phù hợp với lí tưởng và ước mơ của nhà văn

Chủ nghĩa hiện thực phê phán

Thiên về những nguyên tắc khách quan, chú ý chọn đề tài trong cuộc sống hiện thực, chủ trương “nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại”, quan sát thực tế để sáng tạo các điển hình

Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa

Miêu tả cuộc sống trong quá trình phát triển cách mạng, đề cao vai trò lịch sử của nhân dân.

 - Văn học thời Phục hưng: đề cao giá trị của con người, chống lại tư tưởng khắc nghiệt thời Trung cổ, giải phóng cá tính.

- Thế kỉ XX, xuất hiện của các trào lưu hiện đại chủ nghĩa trên diễn đàn văn học thế giới như: chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, chủ nghĩa hiện sinh

- Ở Việt Nam, giai đoạn 1930 – 1945, xuất hiện hai trào lưu nổi bật

+ Văn học lãng mạn phát triển có phong trào thơ Mới với các nhà thơ như Xuân Diệu; Huy Cận, Thế Lữ, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử,…

+ Văn học hiện thực phê phán có sự góp mặt của các tác giả như Vũ Trọng Phụng; Nam Cao; Ngô Tất Tố; Nguyên Hồng,….

Câu 3 (trang 183 sgk Ngữ văn 12 Tập 1)

- Phong cách cái riêng biệt, cái đặc trưng trong nhận thức, cảm quan của một tác giả về cuộc sống, biểu hiện qua những đưa con tinh thần của mình ( tác phẩm văn học), phong cách khẳng định tài năng của tác giả, “phong cách chính là người”.

- Nhiều phong cách văn học khác nhau tạo nên trào lưu nghệ thuật

Câu 4 (trang 183 sgk Ngữ văn 12 Tập 1)

Phong cách văn học biểu hiện qua:

- Giọng điệu độc đáo, cảm quan mới mẻ, sự khám phá hiện thức đa chiều, độc đáo.

- Sự uyên bác biểu hiện qua nội dung, hình ảnh, nhân vật, xác lập tứ thơ, phương tiện nghệ thuật....

- Sự sáng tạo về cách viết, phương thức biểu hiện, ngôn ngữ, cách kể chuyện, kết cấu,....

- Phong cách văn học phải thống nhất trong sự đa dạng các sáng tác, nét độc đáo riêng phải được lập đi lặp lại một cách thường xuyên, nhất quán và bền vững.

- Phong cách văn học phải mang tới cho người đọc những thẩm mỹ dồi dào, vừa hấp dẫn sinh động, vừa giàu tính nghệ thuật.

Soạn bài Quá trình văn học và phong cách văn học ngắn nhất | Soạn văn 12 ngắn nhất – TopLoigiai

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác