logo

Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ chính luận (siêu ngắn)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận siêu ngắn gọn, đây là phiên bản soạn văn 11 siêu ngắn được các thầy cô biên soạn nhằm giúp các bạn học sinh tiếp cận bài học một cách dễ dàng nhất.


Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ chính luận - Bản 1


I. Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận

Câu 1 (trang 96 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Văn bản

Thể loại

Mục đích của văn bản

Thái độ, quan điểm

Tuyên ngôn độc lập

Tuyên ngôn

Xác lập cơ sở pháp lí quốc tế (quyền cá nhân, quyền dân tộc) cho toàn bản tuyên ngôn.

- Thái độ: khẳng định, đề cao.

- Quan điểm: rõ ràng, mạch lạc.

Cao trào chống nhật, cứu nước

Bình luận thời sự

Khẳng định thực dân Pháp không phải là đồng minh, cuộc chiến chống phát xít Nhật là công cuộc do một mình nhân dân ta gánh vác.

- Thái độ: phủ nhận vai trò đồng minh của Pháp, khẳng định kẻ thù là phát xít Nhật.

- Quan điểm: đứng hoàn toàn về phía nhân dân.

Việt Nam đi tới

Xã luận

Khẳng định thế và lực mới của đất nước trong mùa xuân mới.

- Thái độ: phấn chấn, hào hứng, sôi nổi.

- Quan điểm: cổ vũ, khuyến khích.

Câu 2 (trang 96 SGK Ngữ văn 11 tập 2):

Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận

a. Mục đích của ngôn ngữ chính luận: trình bày ý kiến hoặc bình luận, đánh giá một sự kiện, một vấn đề chính trị, một chính xác, chủ trương về văn hóa, xã hội theo môt quan điểm chính trị nhất định.

b. Phân biệt khái niệm nghị luận và chính luận.

c. Ngôn ngữ chính luận có ảnh hưởng khá sâu rộng trong ngôn ngữ hàng ngày và ngôn ngữ văn học.


Luyện tập

Câu 1 (trang 99 SGK Ngữ văn 11 tập 2):

Phân biệt khái niệm nghị luận và chính luận:

Phân biệt

Nghị luận

Chính luận

Khái niệm

Là thao tác tư duy.

Là một phong cách ngôn ngữ.

Phạm vi sử dụng

Dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực: văn học, xã hội, chính trị...

Dùng trong phạm vi trình bày quan điểm chính trị với vấn đề nào đó.

Câu 2 (trang 99 SGK Ngữ văn 11 tập 2):

Đoạn văn trích trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận vì:

- Thể loại: đoạn trích thuộc văn kiện “Báo cáo chính trị” do Hồ Chí Minh trình bày trong Đai hội lần thứ II của Đảng lao động Việt Nam (1951) → thuộc lĩnh vực chính trị.

- Mục đích: Khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước nồng nàn của dân ta.

- Dùng nhiều từ ngữ chính trị: dân ta, yêu nước, tổ quốc, xâm lăng, bán nước, cướp nước.

- Quan điểm chính trị: đề cao lòng yêu nước của dân ta.

Câu 3 (trang 99 SGK Ngữ văn 11 tập 2):

Chứng minh lời văn trong văn bản “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chí Minh giản dị, dễ hiểu, ngắn gọn nhưng diễn đạt nội dung phong phú, lập luận vững chắc:

- Tình thế buộc chúng ta phải chiến đấu.

- Chúng ta chiến đấu bằng mọi thứ có trong tay.

- Niềm tin vào thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến.


Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ chính luận - Bản 2


I. Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận

1. Tìm hiểu văn bản chính luận

Thể loại Mục đích Thái độ
a văn bản tuyên ngôn: tuyên bố của một đảng phái chính trị hoặc của một vị nguyên thủ quốc gia. tuyên bố độc lập dân tộc. khẳng định quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cần hạnh phúc.
b bình luận thời sự chỉ rõ kẻ thù là phát xít Nhật. Khẳng định kẻ thù của ta là phát xít Nhật, bọn thực dân Pháp không còn là đồng minh chống Nhật của ta.
c xã luận Phân tích thành tựu trên các lĩnh vực và vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Khẳng định đất nước Việt Nam căng tràn sức sống, sức xuân, trỗi dậy sức sống ấy biểu hiện ở mọi nơi, mọi người, thành tựu về nhiều lĩnh vực, giọng văn hào hứng sôi nổi.

2. Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận

SGK trang 98


Luyện tập

Câu 1 (trang 99 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Phân biệt khái niệm nghị luận và chính luận:

Nghị luận Chính luận

- Là thao tác tư duy, là phương tiện biểu đạt - một kiểu bài làm văn trong nhà trường.

- Thao tác được sử dụng ở tất cả mọi lĩnh vực khi trình bày, diễn đạt.

- Là phong cách chức năng ngôn ngữ, hình thành và tồn tại như một phong cách độc lập, do cách thức sử dụng ngôn ngữ đã hình thành những đặc trưng tiêu biểu.

- Thao tác chỉ thu hẹp trong phạm vi trình bày quan điểm về vấn đề chính trị

Câu 2 (trang 99 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

- Đoạn văn sử dụng nhiều từ ngữ chính trị: lòng yêu nước, truyền thống, xâm lăng,...

- Lập luận rõ ràng, chặt chẽ, sử dụng hình ảnh so sánh (... tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước...).

- Câu văn ngắn dài đan xen. → mạch lạc.

⇒ Đoạn văn thuộc văn bản chính luận.

Câu 3 (trang 99 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Trong bài Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến:

- Tình thế buộc ta phải chiến đấu: ta muốn hòa bình, ta đã nhân nhượng nhưng kẻ thù càng lấn tới.

- Ta chiến đấu bằng súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy, guộc → hiện đại đến thô sơ.

- Niềm tin vào thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến.

⇒ Nhận xét:

- Ngôn ngữ ngắn gọn, cô đọng, mạch lạc.

- Diễn đạt rõ ràng, trong sáng.

- Lập luận chặt chẽ.


Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ chính luận - Bản 3


Nội dung bài học

- Các dạng tồn tại, phạm vi tồn tại của ngôn ngữ chính luận.

   + Ở dạng viết: Dùng trong các tác phẩm lý luận và các tài liệu chính trị.

   + Ở dạng nói: Những lời phát biểu hội nghị, các cuộc thảo luận, tranh luận... mang tính chất chính trị.

- Phân biệt ngôn ngữ chính luận với ngôn ngữ dùng trong các văn bản khác.

   + Ngôn ngữ chính luận: Mang tính chất chính luận, chính trị.

   + Ngôn ngữ dùng trong các văn bản khác: Nhằm diễn giải, phân tích, bình luận… về một vấn đề nào đó trong đời sống xã hội, trong văn chương.


Hướng dẫn soạn bài

a, Đoạn trích: Tuyên ngôn độc lập:

- Thể loại: Văn chính luận: Tuyên ngôn, tuyên bố.

- Mục đích: Tuyên bố độc lập của một đất nước do lãnh đạo cao nhất nước công bố.

- Thái độ, quan điểm:

   + Khẳng định quyền được sống, tự do, quyền bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc của dân tộc ta.

   + Giọng văn hùng hồn, đanh thép, lý luận sắc bén.

   + Người viết đứng trên lập trường, nguyện vọng, quyền lợi của dân tộc.

   + Sử dụng nhiều thuật ngữ chính trị: Nhân quyền, dân quyền, bình đẳng, tự do, độc lập...

   + Câu kết chuyển ý mạnh mẽ, người viết dứt khoát khẳng định: Lý lẽ không ai chối cãi được.

b, Đoạn trích: Cao trào chống Nhật cứu nước:

- Thể loại: Văn chính luận: Bình luận thời sự.

- Mục đích: Chỉ rõ kẻ thù là phát xít Nhật và tổng kết một giai đoạn cách mạng.

- Thái độ, quan điểm:

   + Khẳng định, dứt khoát, đứng trên lập trường của người cộng sản đấu tranh cho sự nghiệp chống đế quốc và phát xít giành độc lập tự do cho dân tộc.

   + Sử dụng nhiều từ ngữ mang sắc thái.

   + Bình luận được sắp xếp chặt chẽ, logic, theo trật tự quy nạp.

c, Đoạn trích: Việt Nam đi tới:

- Thể loại: Văn chính luận: Xã luận trên báo.

- Mục đích:

   + Phân tích thành tựu mới của đất nước trên mọi lĩnh vực.

   + Khẳng định vị thế của đất nước trên trường quốc tế.

   + Nêu triển vọng của Cách mạng dân tộc trong thời gian tới.

- Thái độ, quan điểm:

   + Khẳng định nước Việt Nam đang trỗi dậy sức sống mãnh liệt.

   + Giọng văn hào hứng, sôi nổi, tự hào.


Luyện tập

Câu 1 (trang 99 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2):

Phân biệt khái niệm nghị luận và chính luận

- Khái niệm:

   + Nghị luận: Là phương pháp tư duy (diễn giảng, lập luận, bàn bạc).

   + Chính luận: Là một phong cách ngôn ngữ độc lập.

- Phạm vi sử dụng:

   + Nghị luận:

Được sử dụng ở trong tất cả mọi lĩnh vực, kể cả văn chương.

Một kiểu làm văn trong nhà trường (nghị luận văn chương, nghị luận xã hội)

   + Chính luận: Chỉ trong phạm vi trình bày quan điểm về chính trị.

Câu 2 (trang 99 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2):

Đoạn văn thuộc văn bản chính luận vì:

- Mục đích: Đánh giá vấn đề mang tính thời sự, chính trị: Tinh thần yêu nước của dân tộc ta.

- Cách lập luận:

   + Có sử dụng nhiều từ ngữ chính trị: Lòng yêu nước, truyền thống, xâm lăng,...

   + Câu văn ngắn dài đan xen rất mạch lạc, logic.

   + Sử dụng hình ảnh so sánh cụ thể: "Tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước".

- Thái độ, quan điểm: Quan điểm chính trị về truyền thống yêu nước của dân tộc ta.

Câu 3 (trang 99 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2):

Trong bài Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến:

- Thái độ, quan điểm: Lập trường chính nghĩa của cuộc kháng chiến, kiên quyết chống thực dân Pháp, kêu gọi cả nước quyết tâm đánh giặc.

- Cách lập luận: Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, luận cứ thuyết phục:

   + Tình thế bắt buộc dân tộc ta phải chiến đấu: "Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa".

   + Quyết tâm không khuất phục kẻ thù: “"Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ".

   + Chúng ta chiến đấu bằng tất cả những gì có trong tay: Súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc.

   + Tinh thần quyết tâm chiến đấu để giữ nước và cuộc kháng chiến này là kháng chiến toàn dân: "Bất kì người Việt Nam nào với bất kì phương tiện gì cũng có thể dùng làm vũ khí đều phải đứng lên chống Pháp".

   + Khẳng định niềm tin dân tộc sẽ chiến thắng: "Nhất định thắng lợi, độc lập, thống nhất".

- Giọng văn hùng hồn, đanh thép, có sức truyền cảm hứng mạnh mẽ.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác