logo

Soạn bài: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận (siêu ngắn)

Hướng dẫn Soạn bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận siêu ngắn gọn. Với bản soạn văn 11 siêu ngắn gọn này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung bài học dễ dàng nhất.


Soạn bài: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận - Bản 1

I - PHÂN TÍCH ĐỀ

1. Đề số 1 có tính định hướng cụ thể, còn đề 2 và 3 là để mở, yêu cầu người viết phải tự xác định hướng triến khai.

2. Vấn đề cần nghị luận của mỗi đề:

- Đề 1: Việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

- Đề 2: Làm rõ tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình II.

- Đề 3: Vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến

3. Phạm vi dẫn chứng bài viết của các bài:

- Đề 1: dẫn chứng thực tế xã hội là chủ yếu

- Đề 2: thơ Hồ Xuân Hương là chủ yếu => dẫn chứng văn học

- Đề 3: thơ Nguyễn Khuyến là chủ yếu=> dẫn chứng văn học


II. LUYỆN TẬP

Đề 1 (trang 24 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Tìm hiểu đề

- Vấn đề nghị luận: giá trị hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.

- Kiểu bài: nghị luận văn học.

- Thao tác lập luận: phân tích, chứng minh, bình luận.

- Phạm vi tư liệu: đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.

Lập dàn ý

MB: Giới thiệu tác giả Lê Hữu Trác, đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh và dẫn dắt vào vấn đề giá trị hiện thực của đoạn trích.

TB:

- Giải thích: thế nào là giá trị hiện thực.

- Biểu hiện của giá trị hiện thực trong đoạn trích:

 + Cuộc sống xa hoa tột đỉnh của phủ chúa.

 + Cuộc sống âm u, thiếu sinh khí nơi phủ chúa.

 + Thái độ của tác giả.

 + Nghệ thuật phản ánh giá trị hiện thực.

KB: Khẳng định giá trị hiện thực của đoạn trích và tài năng của tác giả.

Đề 2 (trang 24 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Tìm hiểu đề

- Vấn đề nghị luận: tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương.

- Kiểu bài: nghị luận văn học.

- Thao tác lập luận: phân tích, chứng minh, bình luận.

- Phạm vi tư liệu: chọn 1 bài thơ Nôm của Hồ Xuân Hương.

Lập dàn ý

MB: Dẫn dắt vào vấn đề tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương.

TB:

- Giải thích: thế nào là ngôn ngữ dân tộc.

- Biểu hiện của tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc qua bài thơ Tự tình II:

+ Sử dụng văn tự Nôm.

+ Sử dụng các từ ngữ thuần Việt đắc dụng.

+ Sử dụng hình thức đảo trật tự từ trong câu.

KB: Khẳng định tài năng và vị trí của HXH trong văn học trung đại.


Soạn bài: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận - Bản 2


I - PHÂN TÍCH ĐỀ

1. Đề 1 có định hướng cụ thể, đề 2 và đề 3 đòi hỏi người viết phải tự xác định hướng triển khai.

2. Vấn đề nghị luận:

Đề 1: Việc chuẩn bị hành trang vào tương lai.

Đề 2: Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình II.

Đề 3: Một vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến.

3. Phạm vi bài viết, phạm vi dẫn chứng:

Đề 1: Nghị luận xã hội; dẫn chứng thuộc lĩnh vực đời sống xã hội.

Đề 2, đề 3: Nghị luận văn học; dẫn chứng thuộc lĩnh vực văn học.

Lập dàn ý


II. LUYỆN TẬP

Đề 1: Cảm nghĩ của anh (chị) về giá trị hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác).

Phân tích đề

   + Đề nghị luận văn học.

   + Vấn đề nghị luận: Giá trị hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.

Lập dàn ý

Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận (Khẳng định tác phẩm có giá trị hiện thực sâu sắc) 

Thân bài:

Luận điểm 1: Giá trị hiện thực của một tác phẩm là gì? 

- Là toàn bộ hiện thực được nhà văn phản ánh trong tác phẩm.

Luận điểm 2: Biểu hiện của giá trị hiện thực trong đoạn trích.

- Cuộc sống xa hoa, giàu có quá mức trong phủ Chúa.

- Cuộc sống tuy giàu có nhưng lại chỉ tạo ra những sinh mệnh bệnh tật, yếu ớt.

Luận điểm 3: Đánh giá, bình luận về giá trị hiện thực.

- Giá trị hiện thực sâu sắc, phản ánh cuộc sống của tầng lớp thống trị trong xã hội phong kiến thời bấy giờ.

- Thể hiện thái độ, cách đánh giá của tác giả. 

Kết bài: Khẳng định thể hiện được tài năng của tác giả, khẳng định vai trò của văn chương trong việc phản ánh đời sống.

Đề 2: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương qua một bài thơ Nôm (Bánh trôi nước hoặc Tự tình II).

Phân tích đề

   + Đề nghị luận văn học.

   + Vấn đề nghị luận: Đặc sắc trong việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương qua bài thơ Bánh trôi nước/ Tự tình II.

Lập dàn ý

Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận (khẳng định tài năng sử dụng ngôn ngữ, cách sử dụng ngôn ngữ dân tộc độc đáo của Hồ Xuân Hương).

Thân bài:

Luận điểm 1: Biểu hiện của việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc qua bài thơ đã chọn (liệt kê các từ ngữ, phân loại nếu có thể).

Luận điểm 2: Phân tích giá trị của những từ ngữ ấy.

- Về mặt biểu đạt ý nghĩa, nội dung, tư tưởng,

- Về măt biểu cảm.

Luận điểm 3: Nét độc đáo, đặc biệt của tác giả trong việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc.

- Ở cách vận dụng sáng tạo.

- Cách kết hợp từ

- Tạo nghĩa mới cho từ

- ... 

Kết bài: Khẳng định tài năng sáng tạo nghệ thuật, tình yêu với ngôn ngữ dân tộc của nhà thơ Hồ Xuân Hương.

Ý nghĩa

   + Học sinh nắm được cách thức phân tích đề văn nghị luận.

   + Biết cách lập dàn ý bài văn nghị luận.


Soạn bài: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận - Bản 3


I - PHÂN TÍCH ĐỀ

1. Đề 1 có định hướng cụ thể, đề 2 và 3 đòi hỏi người viết phải tự xác định, định hướng triển khai

2. Vấn đề nghị luận:

- Đề 1: Việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

- Đề 2: Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình II

- Đề 3: Vẻ đẹp trong bài thơ Câu cá mùa thu

3. Đề 1 thuộc nghị luận xã hội, đề 2 và 3 thuộc nghị luận văn học


II. LUYỆN TẬP

Đề 1

Phân tích đề

- Dạng đề: Có định hướng về nội dung

- Vấn đề cần nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

- Nội dung:

+ Bức tranh cụ thể sinh động về cuộc sống xa hoa nhưng thiếu sinh khí nơi phủ chúa

+ Thái độ phê phán nhẹ nhàng, thấm thía của tác giả

- Phương pháp: thao tác lập luận phân tích kết hợp với nêu cảm nghĩ

- Phạm vi dẫn chứng: văn bản Vào phủ chúa Trịnh là chủ yếu

Lập dàn ý

* Mở bài

- Cuộc sống giàu sang, xa hoa, phù phiếm đầy giả tạo của chúa Trịnh

- Khắc họa rõ nét chân dung ốm yếu đầy bệnh hoạn của Trịnh Cán, điển hình sự suy đồi của tập đoàn PK Đàng Ngoài

* Thân bài

- Cuộc sống giàu sang, xa hoa, phù phiếm của chúa Trịnh

+ Cảnh giàu sang nơi phủ chúa

+ Chúa Trịnh Sâm: ăn mặc sa hoa

+ Bức chân dung Trịnh Cán: ốm yếu, vây quanh là gấm vóc lụa là, người hầu kẻ hạ

- Thái độ và dự cảm của tác giả: Phê phán cuộc sống ích kỷ, giàu sang, phè phỡn của nhà chúa, hiện thực phản ánh sự suy đồi của XHPK Đàng Ngoài

* Kết bài:

- Nhìn lại một cách khái quát

- Nêu nhận xét.

Đề 2

Phân tích đề

- Dạng đề: Có định hướng về nội dung

- Vấn đề cần nghị luận: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của HXH

- Yêu cầu về nội dung:

+ Sử dụng văn tự Nôm

+ Sử dụng các từ ngữ thuần Việt

+ Sử dụng hình thức đảo trật tự từ trong câu

- Yêu cầu về pp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với bình luận

- Phạm vi dẫn chứng: thơ HXH là chủ yếu

Lập dàn ý

* Mở bài

Giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề: Hồ Xuân Hương bà chúa thơ Nôm với tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc

* Thân bài

- Đề tài: Viết về khát vọng sống của con người

- Sử dụng ngôn ngữ điêu luyện và tài hoa

- Từ ngữ đa nghĩa mà nghĩa nào cũng hợp

- Tả vật để nói tâm trạng con người – người phụ nữ trong XHPK với chế độ đa thê.

* Kết bài

- Có tính sáng tạo trong ngôn ngữ thơ: bài thơ bình dị, trong sáng đậm đà bản sắc dân tộc

- Bài thơ nhỏ mà đặc ra vấn đề lớn: số phận bất hạnh và sức sống mãnh liệt của người phụ nữ.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác