logo

Soạn bài: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

Tuyển tập soạn bài Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục lớp 8 bằng BA CÁCH tuyệt hay. Cách soạn bài độc đáo với 3 nội dung NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT hứa hẹn sẽ giúp bạn soạn văn 8 xuất sắc nhất


Khái quát tác phẩm: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục


Tóm tắt

Ông Giuốc-đanh là một tên cục mịch, xấu xí, dốt nát lại vô cùng ngờ nghệch… Nhờ vào công việc kinh doanh buôn bán đồ da mà ông trở nên giàu có. Ông muốn được trở thành một nhà quý tộc với sự ngờ nghệch của mình.. Ông mời thầy triết về nhà để học tiếng La-tinh, học lô-gic, học luân lí,..học những kiến thức từ cơ bản đến thực tế bằng việc viết thư tỏ tình cho một bà quý tộc mà ông đã siêu lòng. Học hỏi đủ tri thức để trở thành nhà bác học, xong ông muốn mình có đầy đủ các bộ lễ phục đẹp nhất mà trong triều đình không ai có. Ông cho gọi phó may cùng với bốn tên thợ phụ đến sắm sửa may cho mình những bộ lễ phục đẹp nhất để mặc thử. Với bản chất ưa thần nịnh nọt vì thế mà Giuốc-đanh đã được bọn chúng tâng bốc như một ông lớn rồi trở thành một “đức ông”. Sự ngốc nghếch của mình đã khiến cho ông dễ dàng bị kẻ khác lừa bịp, lợi dụng.  Nhiều người vì thế mà coi ông như tên ngờ nghệch trưởng giả luôn săn đón nịnh hót ông để moi tiền. Giuốc-đanh có một cô con gái tên là Luy-xin vốn xinh đẹp. nàng và Cleong vốn đã đem lòng yêu nhau, nhưng vì Giuốc-đanh thấy Cleong không phải thuộc con nhà quý tộc vì thế mà từ chối gả con gái cho. Thấy vậy tên đầy tớ của Cleoong là Cô-vi-en đã dùng mưu mẹo hiến kế cho chủ. Anh lập mưu để Cleong cải trang giả thành hoàng từ Thổ Nhĩ Kì đến hỏi thăm Giuốc-đanh muốn được gả con gái cho. Thấy vị hoàng tử đến hỏi vợ ông vô cùng sung sướng vui vẻ chấp nhận gả con gái cho vị hoàng tử giả Cleong.

Soạn bài: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT


Bố cục

* Bố cục: 2 phần

- Đoạn 1: Từ đầu đến… "cho các nhà quý phái": Đoạn đối thoại giữa ông Giuốc – đanh và bác phó may.

- Phần 2: Còn lại: Cuộc đối đáp của ông Giuốc-đanh và những tay thợ phụ.


Soạn bài Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục 3 cách


Câu 1 (trang 121 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Căn cứ vào các chỉ dẫn (những chữ được in nghiêng trong văn bản), cho biết lớp kịch gồm mấy cảnh. Xem xét số lượng nhân vật tham gia ở mỗi cảnh và các loại động tác, âm thanh trên sân khấu để chứng minh rằng càng về sau kịch càng sôi động. 

Soạn ngắn nhất

Lớp kịch gồm hai cảnh:

- Cảnh 1: Ông Giuốc-đanh và phó may

+ Số lượng nhân vật: 4 người (ông Giuốc-đanh, bác phó may, gia nhân,thợ phụ mang lễ phục)

- Cảnh 2: Ông Giuốc-đanh và thợ phụ

+ Số lượng nhân vật: 6 người (ông Giốc-đanh, thợ phụ, 4 tên thợ phụ giúp ông mặc lễ phục)

Soạn siêu ngắn

Lớp kịch gồm hai cảnh:

Cảnh đầu: Cuộc đối thoại giữa ông Giuốc- đanh và bác phó máy. Cảnh này có 4 nhân vật.

Cảnh sau: Cuộc đối thoại giữa ông Giuốc- đanh và tay thợ phụ. Cảnh này có nhiều hơn số lượng nhân vật ở cảnh trước.

Cảnh sau không chỉ nghe được các lời đối thoại mà còn nghe được tiếng xao động khi đến cảnh mặc lễ phục, cởi quần áo cũ cho Giuốc đanh. Cảnh sau kịch tính và sôi động hơn.

Soạn chi tiết

Vở kịch được tác giả chia làm cảnh, văn bản là đoạn chỉ dẫn sân khấu "Bốn tay thợ phụ bước vào...". Không gian của 2 cành xoay quanh căn phòng khách của nhà ông Giuốc-đanh.

+ Cảnh đầu tiên là lời đối thoại của hai nhân vật ông Giuốc-đanh và bác phó may, mặc dù bị tên phó may lợi dụng lừa gạt nhưng chỉ bằng những lời lẽ khéo léo nịnh nọt của mình mà bác phó may đều tránh khỏi sự tức giận của ông Giuốc-đanh, thậm chí còn được ông khen ngợi. cảnh sau là những lời đối thoại của ông Giuốc-đanh với 4 tên tay thợ phụ.

=>Tình huống kịch bất ngờ, thú vị ⇒ Chỉ vì quá ham muốn học làm sang nên mất khôn, ngờ nghệch ⇒ trở nên nực cười

+ Cảnh trước trên sân khấu chỉ xuất hiện ông Giuốc-đanh, bác phó may và một gia nhân mang lễ phục, ở cảnh 2 lại có sự xuất hiện thêm của những tay thợ phụ, chúng là những người đã giúp ông may lễ phục.

 + Cảnh trước cử chỉ, động tác của các nhân vật ít hơn, đến đoạn sau những tay thợ phụ bắt đầu vui vẻ nhộn nhịp hơn chúng cởi quần áo cũ và mặc những bộ lễ phục mới cho Giuốc-đanh. Xung quanh căn phòng là tiếng vui vẻ ca hát âm nhạc và còn có cả nhảy múa.

=> Ông Giuốc- đanh trở thành kẻ mê muội, ngu dốt, ngờ nghệch dễ bị dụ dỗ vì bản tính thích đòi học làm sang nên đã bị lợi dụng.

=> Mỗi một lớp kịch cho thấy một không khí kịch hấp dẫn và lôi cuốn, kịch càng về sau càng sôi động, cuối kịch thì không khí hài kịch thực sự náo nhiệt.


Câu 2 (trang 121 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Ở cảnh đầu, tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh thể hiện như thế nào và bị lợi dụng ra sao?

Soạn bài: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT

Soạn ngắn nhất

Cảnh 1:

- Tính cách đòi làm sang của Giuốc-đanh được thể hiện qua những chuyện về đôi bít tất,chuyện bộ tóc giả, lông đính mũ,bộ lễ phục mới với bông hoa ngược.

- Giuốc- đanh bị lợi dụng thể hiện ở chỗ:

+ khi ông phát hiện ra phó may ăn bớt vải nhưng bác thợ phụ hướng ông đến bộ lễ phục là ông quên ngay.

+ Khi ông phát hiện ra lỗi trên bộ lễ phục thì bác phó may dễ dàng lấp liếm chuyện đó "người quý phái đều mặc như vậy cả."

+ Bác phó may mặc cái áo bằng vải ăn bớt của Giuốc-đanh đến nhà ông một cách tự tin.

Soạn siêu ngắn

Tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc – đanh được thể hiện:

+ Khi nghe người thợ may nói về câu chuyện những người giàu sang, quý phái thường may áo ngược thì ông Giuốc đanh cũng thuận lòng nghe theo, chấp thuận việc mang chiếc áo ngược hoa để tỏ ra mình quý phái

Người chuộng hình thức, thích khoe khoang, ăn diện, ưa tỏ ra quý phái nhưng lại ngu muội, bị sự xảo trá của người khác lừa lọc, người thợ may từ thế là người thụ động, sai trái chuyển sang thế chủ động với những lời đề nghị của mình.

Soạn chi tiết

Ở cảnh đầu, tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh được thể hiện và bị lợi dụng:

+ Cuộc đối thoại giữa hai người xoay quanh những vấn đề liên quan tới trang phục như đôi bít tất, bộ tóc giả, lông đính mũ nhưng chủ yếu là xoay quanh bộ lễ phục.

+ Thông thường, ai may áo cũng phải may hoa hướng lên trên nhưng do sự sơ xuất bất cẩn hay là cố tình mà tên phó may đã biến Giuốc-đanh trở thành trò cười khi may lên bộ lễ phục với bông hoa lộn ngược. Vẫn may là ông vẫn đủ tỉnh táo để nhận ra điều đó, nhưng có lẽ có nhận ra thì cũng không có bộ lễ phục mới nào được may lại vì chỉ với những lí lẽ mà bác phó may bịa ra đã đủ sức thuyết phục được ông Giuốc-đanh ngờ nghệch ấy. Phó may kể với ông rằng những người quý tộc đều mặc áo ngược hoa là ông ưng thuận ngay.

+  Đoạn kịch có kịch tính cao: bác phó may đang ở thế bị động (bị chê trách may áo ngược hoa), nay chuyển sang thế chủ động tấn công lại: "Nếu ngài muốn thì sẽ xoay hoa xuôi lại thôi mà", "Ngài chỉ việc bảo thôi". Và thế là ông Giuốc-đanh phải nịnh lại bác phó may: "Không, không", "Đã bảo không mà, Bác làm thế này được rồi", rồi cứ thể cái bông hoa ngược bị đẩy sang một bên phó may cố tình đánh lảng ông xem bộ lễ phục có vừa vặn không.

+ Khi ông Giuốc-đanh lại tiếp tục phát hiện ra bác phó may đã cắt xén ăn bớt vải của mình. Ông trách bác phó may. Sự khôn khéo của bác phó may đã chống đỡ cho sự trách móc của Giuốc-đanh bằng việc hỏi xem ông có muốn mặc thử không. Việc thử bộ lễ phục này là điều mà Giuốc-đanh đã muốn từ lâu vì thế mà phó may đã đánh trúng được tâm lí của kẻ muốn học đòi làm sang nên ông quên ngay chuyện bị ăn bớt vải.

=>  Đoạn trích chỉ ra ông Giuốc-đanh là một kẻ ngờ nghệch, ngu ngốc dễ bị lợi dụng, chỉ với những lời lẽ nịnh nọt của bác phó may mà khiến ông phải quay sang khen tấm tắc quên mất những sai sót và ăn bớt vải mà bác phó may gây ra.


Câu 3 (trang 121 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Tính cách đó của ông thể hiện như thế nào và bị lợi dụng ra sao ở cảnh sau?

Soạn ngắn nhất

Cảnh 2:

- Tính cách đòi làm sang được thể hiện ở việc thợ phụ liên tục gọi Giuốc-đanh là "ông lớn", "cụ lớn" khi ông đang mặc lễ phục, ông thấy mình như trở thành tầng lớp quý tộc.

- Giuốc- đanh bị lợi dụng khi tay thợ phụ liên tiếp đưa ra những câu nịnh nọt để moi tiền thưởng thưởng của ông.

Soạn siêu ngắn

Tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh:

+ Tay thợ phụ gọi là “ông lớn” sau khi Giuốc – đanh mặc lễ phục -> Giuốc – đanh suy nghĩ cứ khoác lên bộ lễ phục là nghiễm nhiên thành người quý phái

+ Khi tay thợ phụ tiếp tục xua nịnh gọi Giuốc – đanh với các danh xưng “ ông lớn”; “ cụ lớn” ; “ đức ông”,….thì Giuốc đanh sẵn sàng vung túi tiền của mình ra để thưởng cho hắn

Là người sẵn sàng bỏ tài sản của mình để được người đời khen sang, để mình được “ làm sang”, trở nên quý phái trong mắt người khác-> hám danh, chuộng hình thức.

Soạn chi tiết

Tính cách của ông bị lợi dụng thể hiện trong cảnh sau:

- Lớp kịch trước thì bọ phó may lợi dụng sự ngu dốt của mình thì ở lớp kịch sau ông Giuốc-đanh lại tiếp tục bị bốn tay thợ phụ moi tiền.

- Bản tính của Giuốc-đanh vốn đã có tính sĩ dởm  vì thế mấy tay thợ phụ tha hồ nịnh hót gọi ông là "ông lớn. Mặc thử bộ lễ phục khiến ông thích thú, đang say sưa ngắm mình trong bộ lễ phục mới học cách trở thành nhà quý tộc. Với hai tiếng nịnh nọt trong tâm trạng vui vẻ thế là Giuốc-đanh đã moi tiền ra thưởng cho thợ phụ chỉ vì được gọi là “ông lớn”. Thấy vậy mấy tay thợ phụ được nước lấn tới tinh ranh nâng như nhà quý tộc thực sự để moi tiền thưởng. Tưởng mình đã trở thành trưởng giả sang trọng ông lại càng hành diện.

- Không phải ông Giuốc-đanh không nghĩ đến tiền của mình, ông cũng biết rằng nếu chúng tiếp tục nịnh nữa thì ông sẽ cháy túi mất nhưng ông vẫn bỏ tiền ra, vì theo ông những sự tâng bốc của bọn chúng xứng đáng được nhận thưởng số tiền ấy, đổi lấy những lời tung hô ông sẵn sàng bỏ tiền ra.


Câu 4 (trang 121 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Lớp kịch này gây cười cho khán giả ở những khía cạnh nào?

Soạn bài: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT

Soạn ngắn nhất

Lớp kịch này gây cười cho người đọc ở những khía cạnh:

- Tác giả tạo nên nhân vật gây cười cho thấy cái ngu dốt,ngớ ngẩn với giấc mộng học đòi làm sang.

- Khéo léo tạo tình huống gây cười

- Giấc mộng muốn trở thành thượng lưu nhưng không có kiến thức đẩy Giuốc-đanh trở thành mẻ lố bịch.

Soạn siêu ngắn

Lớp kịch gây cười:

+ Cười ở nhân vật Giuốc- đanh, hàm làm sang lại ngu dốt, bị kẻ khác lợi dụng mà không biết

+ Trong bộ trang phục đầy diêm dúa của những kẻ làm việc vô trách nhiệm lại ranh mãnh, Giuốc –đanh lại đầy tự hào và hãnh diện khi nghĩ rằng mình đang rất “ quý phái”.

Soạn chi tiết

Lớp kịch này gây cười cho khán giả ở nhiều khía cạnh:

- Thiếu tính đối xứng giữa hai mặt nội dung và hình thức, giữa cái được biểu hiện bên trong và bên ngoài.

- Sự ngu dốt, ngớ ngẩn của nhân vật đem ra so sánh với sự sang trọng học đòi làm quý tộc.

- Những chi tiết trong lớp kịch như: bông hoa ngược trên áo, thưởng tiền cho những tiếng tung hô ông lớn, vẻ hợm hĩnh khi mặc lễ phục cũng như khi được tôn xưng... Từ đó tác giả phê phán chế giễu những con người có thói học đòi làm sang vẫn thường thấy trong xã hội.

=>Thông qua lớp hài kịch đầy châm biếm của tác giả  đã mang đến cho người đọc một trận cười sảng khoái. Cười là vì sự ngu dốt ngờ nghệch của ông Giuốc-đanh nhưng lại thích học đòi trở thành một nhà quý phái, khiến cho thầy trò bác thợ may lợi dụng kiếm chác,cười ông ngớ ngẩn tưởng rằng mặc áo hoa ngược thì mới sang trọng, cười vì ông mất tiền không vì những tiếng tôn xưng hão huyền cho bọn lừa bịp.


Nội dung chính bài Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

Khắc họa tài tình tính cách lố lăng của một tay trưởng giả muốn học đòi làm sang, gây nên tiếng cười sảng khoái cho khán giả.

Trên đây TOPLOIGIAI đã giới thiệu đến các bạn nội dung phần soạn bài Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục bằng 3 cách, giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn và cách diễn đạt khi soạn một tác phẩm. Mời các bạn xem thêm các bài liên quan nhé:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác