logo

Soạn bài: Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận (chi tiết)


 Soạn Văn 8: Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận


I. Chuẩn bị ở nhà

Đề bài :"Trang phục và văn hóa"

Dàn bài:

a. Mở bài

- Trong đời sống của mỗi người ai cũng có những tính cách và phong cách khác nhau, có người sẽ cá tính có người lại dịu dàng giản dị,… Nhưng để thể hiện được hết những tố chất ấy con người thường bộc lộ qua phong cách ăn mực hằng ngày đó là trang phục. Cha ông ta ngày xưa cũng đã từng nói: “Cái răng cái tóc là góc con người”

- Trang phục thể hiện tính cách của mỗi cá nhân, thể hiện tính cách của bản thân mình thông qua trang phục. Và để những người xung quanh đánh giá nhân phẩm của một người thì ấn tượng đầu tiên đối với mọi người chính là cách ăn mặc có phù hợp với hoàn cảnh, thời tiết hay không.

b. Thân bài

- Trang phục là gì? văn hóa là gì?

      + Trang phục là những đồ dùng chúng ta mặc hằng ngày như một chiếc áo, chiếc váy hay cái quần,… bên cạnh đó thường là những vật dụng đi kèm như trang sức, phụ kiện túi, ví,…Trang phục giúp chúng ta bảo vệ mình tránh được khí hậu của thời tiết, bảo vệ thân thể.

      + Văn hóa là cách chúng ta thể hiện khả năng ứng xử hòa nhập với cộng đồng, được làm việc sinh hoạt dưới môi trường có những quy tắc và chuẩn mực đạo đức xã hội. Ngoài ra cách chúng ta thể hiện bản thân như vẻ ngoài mộc mạc, dịu dàng hay mạnh mẽ cá tính cũng thể hiện nét đẹp văn hóa trong con người của mỗi cá nhân.

- Vậy trang phục và văn hóa có những mối quan hệ mật thiết như thế nào:

+ Cách ăn mặc luôn là yếu tố quan trọng giúp ta nhận biết được bản chất tính cách của mỗi cá nhân, thông qua đó cũng có thể biết được trình độ hiểu biết văn hóa ứng xử với xã hội.

+ Để gây ấn tượng với mọi người việc đầu tiên được thể hiện thông qua trang phục

 + Thông qua trang phục ta biết được thẩm mỹ của mỗi con người, góp phần thể hiện nhân cách bản thân, giúp chúng ta tự tin hơn trong các cuộc giao tiếp ứng xử hàng ngày.

- Sự hài hòa giữa trang phục và văn hóa:

+ Sự phát triển của cuộc sống dẫn theo những nền văn hóa ngày một tiến bộ, vì vậy cách ăn mặc trang phục của mỗi người cũng ngày một thay đổi sao cho phù hợp với điều kiện của mỗi cá nhân. => Tùy theo hoàn cảnh mà chúng ta nên ăn mặc sao cho phù hợp với môi trường, lứa tuổi, tính chất công việc,…

+ Cần tùy hoàn cảnh mà lựa chọn cho bản thân những bộ trang phục phù hợp vóc dáng điều kiện hoàn cảnh , đúng đắn tế nhị sao hợp hoàn cảnh giao tiếp tránh những lối ăn mặc phản cảm, làm lố bản thân.

+ Một bộ trang phục đẹp là bộ trang phục không cần quá hở hang như vẫn thể hiện được nét duyên dáng, thanh lịch và gợi cảm của chủ nhân mang nó

=>Không phải lúc nào trang phục đẹp là chỉ cách sống lối văn hóa đẹp. Để đánh giá một con người cần phụ thuộc cả vào lối sống cái đẹp trong tâm hồn và trong cách ứng xử. Bọ trang phục đẹp nhất chính là bộ trang phục phù hợp với vóc dáng thể hiện sự tôn trọng người xung quanh hài hòa với văn hóa của mỗi cá nhân.

c. Kết bài

- Giữa trang phục và văn hóa luôn tồn tại một mối quan hệ mật thiết với nhau.

- Để bản thân có được một bộ phục trang đẹp đúng nghĩa thì ta cần phải xem xét lựa chọn kỹ càng sao cho mỗi bộ trang phục đó phải thể hiện được sự đúng đắn tế nhị, tạo cho mình một lối văn hóa về trang phục cải thiện nền văn hóa trang phục trong đời sống mỗi người.


II. Luyện tập trên lớp

1. Định hướng làm bài

2. Xác lập luận điểm

- Chọn các luận điểm: a, b, c, e

3. Sắp xếp luận điểm: 1a, 2c, 3b, 4e

4.- Nên đưa tự sự và miêu tả vào quá trình lập luận.

- Vì nhờ đó mà việc trình bày luận điểm trở nên rõ ràng, cụ thể và sinh động hơn.

- Nhận xét:

      + Yếu tố miêu tả trong đoạn văn nghị luận a đã làm rõ hơn, thuyết phục sinh động, hấp dẫn hơn cho luận điểm: Sự thay đổi phong cách ăn mặc của một số bạn học sinh ngày nay.

Tuy nhiên, đoạn này có câu "Lại có bạn quên cả việc học tập,… các trò chơi điện tử" không phù hợp với vấn đề nghị luận.

      + Yếu tố tự sự trong đoạn văn b đã làm rõ hơn cho luận điểm: Sự lầm tưởng của học sinh về cách nhận biết thế nào là ăn mặc văn minh sành điệu.

5. Đoạn văn

      Bản thân mỗi con người từ lúc sinh ra và lớn lên đều có lấy cho mình những bộ trang phục. Nó như một vật dụng tất yếu không thể thiếu trong tủ đồ của con người. Xã hội ngày một phát triển hiện đại hơn nên trang phục cũng dần được cải tiến theo thời gian phát triển song song với nhu cầu tất yếu của con người, được con người cải với nhiều mẫu mã chất lượng khác nhau. Do sự phát triển đó đã tạo ra hàng loạt các loại trang phục mang ý nghĩa và phong cách đặc biệt đã kéo theo sự thay đổi phong cách ăn mặc của tầng lớp học sinh đua đòi chạy theo lối gọi là “mốt”, đã làm cho cách ăn mặc của giới trẻ hiện nay trở thành một chủ đề sôi nổi. Việc học sinh đến trường trang điểm lòe loẹt, váy ngắn không hợp với đồng phục. Đâu đó trong sân trường lại xuất hiện những chiếc quần jeans rách quá mức khiến cho một môi trường giáo dục thiếu tính thẩm mĩ. Mặc dù việc ăn mặc thể hiện tính cách của mỗi học sinh nhưng khi đến trường là nơi học tập có trình độ giáo dục văn hóa cao nên những chiếc quần rách, tóc tai nhuộm màu khiến cho màu trắng tinh khôi áo học trò không còn với vẻ mộc mạc, đơn sơ hồn nhiên như ngày trước. Những học sinh đua nhau chạy theo cái gọi là mốt thời trang sao cho “hợp thời hợp mốt”. Ít có học sinh nào biết được rằng khi đến trường lớp cần chú trọng tới văn hóa môi trường giáo dục, cách ăn mặc như vậy đã khiến cho người khác nhìn vào không đúng tố chất của một học sinh. Nó không phù hợp với lứa tuổi, hoàn cảnh gây ra những góc nhìn không thiện cảm trong một nền giáo dục đầy văn hóa. Đặc biệt, đã có không ít trường hợp, hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng vì a dua học đòi chạy theo mốt, mà các bạn học sinh về đòi cha mẹ thậm chí là trộm cắp để sắm lấy những bộ trang phục chẳng giống ai đó. Thực trạng này thật đáng buồn, vấn đề của chúng ta đặt ra ở đây là cách để giúp những bạn học sinh ấy hiểu rõ được thế nào là lựa chọn trang phục phù hợp khi còn đang tham gia học tập và hiểu được sự gắn kết giữa trang phục và văn hóa để thay đổi cách ăn mặc sao cho phù hợp.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác