logo

Soạn bài: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam (siêu ngắn)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam siêu ngắn gọn, đây là phiên bản soạn văn 11 siêu ngắn được các thầy cô biên soạn nhằm giúp các bạn học sinh tiếp cận bài học một cách dễ dàng nhất. 


Soạn bài: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam - Bản 1


I. NỘI DUNG

Câu 1 (trang 76 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Biểu hiện của nội dung yêu nước trong văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX:

- Tư tưởng canh tân, chấn hưng đất nước: Xin lập khoa luật).

- Tình yêu thiên nhiên đất nước: Câu cá mùa thu, Bài ca phong cảnh Hương Sơn.

- Nỗi đau mất nước, biết ơn những người xả thân vì nước: thơ văn Đồ Chiểu.

- Phê phán cái lố lăng của xã hội Âu hóa, thực dân nửa phong kiến: Vịnh khoa thi hương.

Cái mới của nội dung yêu nước thời kì này là âm hưởng bi tráng, tư tưởng canh tân và sự khẳng định vai trò của người nông dân.

Câu 2 (trang 76 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Trong văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa

- Vì cảm hứng nhân đạo nổi bật và xuyên suốt trong sáng tác của hàng loạt tác giả với hàng loạt tác phẩm đạt giá trị cao, đem lại đóng góp to lớn cho văn học dân tộc.

- Biểu hiện:

 + Thương cảm trước bi kịch và đồng cảm với khát vọng của con người.

 + Đề cao tài năng, nhân phẩm của con người.

 + Tố cáo những thế lực chà đạp con người.

 + Đề cao truyền thống đạo lí, nhân nghĩa của dân tộc.

- So với giai đoạn trước, cảm hứng nhân đạo giai đoạn này hướng vào:

 + Quyền sống của con người, nhất là con người trần thế như thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều.

 + Ý thức cá nhân đậm nét hơn với quyền sống cá nhân, hạnh phúc cá nhân, tài năng cá nhân (Độc Tiểu Thanh kí, Tự tình, Bài ca ngất ngưởng).

 + Vấn đề cơ bản nhất là khẳng định quyền sống của con người.

Câu 2 (trang 77 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Giá trị phản ánh và phê phán hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh thể hiện ở việc khắc họa hai phương diện:

- Trịnh phủ là nơi:

 + Thâm nghiêm, uy quyền: tiếng quát tháo, tiếng truyền lệnh, những tiếng dạ ran, những con người oai vệ và cả những con người khúm núm. 

 + Riêng biệt, người vào phải qua nhiều lần cửa, mọi việc phải có lệnh truyền, thầy thuốc vào phải chờ đợi, nín thở khúm núm lạy tạ. Cuộc sống sinh hoạt xa hoa từ vật dụng đến đồ ăn thức uống.

- Cuộc sống phủ chúa âm u, thiếu sinh khí:

 + Ám khí bao trùm không gian, ngấm sâu vào hình hài, thể tạng con người.

 + Chúa nhỏ Trịnh Cán cái gì cũng bị “quá” trong cảnh sống xa hoa nhưng lại thiếu điều căn bản là sức sống.

Câu 4 (trang 77 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:

- Nội dung:

 + Đề cao đạo lí nhân nghĩa (Truyện Lục Vân Tiên),

 + Tinh thần yêu nước (Ngư Tiều y thuật vấn đáp, Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc).

  - Nghệ thuật: Tính chất đạo đức – trữ tình, màu sắc Nam Bộ qua ngôn ngữ, qua hình tượng nghệ thuật.


II. PHƯƠNG PHÁP

Câu 1 (trang 77 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Tổng kết về tác giả, tác phẩm văn học trung đại trong CT Ngữ văn 11:

Stt

Tác giả

Tác phẩm

Nội dung – nghệ thuật

1

Lê Hữu Trác

Vào phủ chúa Trịnh

Đoạn trích mang giá trị hiện thực sâu sắc. Bằng tài quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết, sắc sảo, tác giả đã vẽ lại bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh, đồng thời bộc lộ thái độ coi thường danh lợi.

2

Hồ Xuân Hương

Tự tình II

Bài thơ thể hiện tâm trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, cố gắng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Bài thơ cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và tài năng độc đáo của bà trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và xây dựng hình tượng.

3

Nguyễn Khuyến

Câu cá mùa thu

Bài thơ thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế và tài thơ Nôm của tác giả.

4

Tú Xương

Thương vợ

Với tình cảm thương yêu, quý trọng, tác giả ghi lại một cách xúc động, chân thực hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh. Bài thơ tiêu biểu cho phong cách trữ tình của Tú Xương: cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc.

5

Nguyễn Khuyến

Khóc Dương Khuê

Tình bạn chân thành, sâu nặng, bền chặt của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê được bày tỏ xúc động qua bài thơ khóc bạn với ngôn ngữ thơ tài tình.

6

Tú Xương

Vịnh khoa thi hương

Bức tranh trường thi nhốn nháo, lố bịch, nhục nhã của cảnh thi cử thời buổi Nho giáo mạt vận, triều đình và các nhà nho chỉ còn là con cờ bù nhìn trên bàn cờ chính trị của thực dân Pháp.

7

Nguyễn Công Trứ

Bài ca ngất ngưởng

Phong cách “ngất ngưởng”, bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống của Nguyễn Công Trứ. Phong cách cá nhân ấy được thể hiện độc đáo, hấp dẫn qua thể loại hát nói tự do phóng khoáng.

8

Cao Bá Quát

Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Biểu lộ thái độ chán ghét của người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đương thời và khát khao thay đổi cuộc sống. Nhịp điệu bài thơ góp phần diễn tả thành công những cảm xúc, suy tư của nhân vật trữ tình về con đường danh lợi gập ghềnh, trắc trở.

9

 

Nguyễn Đình Chiểu

Lẽ ghét thương

Bày tỏ tình cảm ghét, yêu phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của Đồ Chiểu. Lời thơ mộc mạc, chân chất nhưng đậm đà cảm xúc.

10

Chạy giặc

Trước cảnh chạy giặc thương tâm, hoảng loạn của đồng bào, nhà thơ bày tỏ nỗi đau đớn trước thảm cảnh nước mất nhà tan. Tình yêu nước trong bài thơ mang âm hưởng bi thương, đau xót.

11

Chu Mạnh Trinh

Bài ca phong cảnh Hương Sơn

Bài thơ vẽ nên bức tranh phong cảnh Hương Sơn sống động, đầy màu sắc, âm thanh và không khí tâm linh độc đáo. Đầy ắp trong bài thơ là tình yêu thiên nhiên đất nươc say đắm, mãnh liệt của tác giả. Thủ pháp lãng mạn, giọng điệu phóng túng là những nét đặc sắc trong nghệ thuật của bài thơ.

12

Nguyễn Đình Chiểu

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc, là bức tượng đài bất tử về những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm chiến đấu vì Tổ quốc. Bài văn cũng là thành tựu xuất sắc về nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, kết hợp nhuần nhuyễn chất trữ tình và tính hiện thực, ngôn ngữ bình dị, trong sáng, sinh động.

13

Ngô Thì Nhậm

Chiếu cầu hiền

Văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước. Bài chiếu được viết với nghệ thuật thuyết phục đặc sắc và thể hiện tình cảm của tác giả đối với sự nghiệp xây dựng đất nước.

4

Nguyễn Trường Tộ

Xin lập khoa luật

Tầm quan trọng của luật pháp trong trị nước và đem lại đạo đức, công bằng trong xã hội. Đây là đường lối quan trọng để có thể chấn hưng nước nhà.

Câu 2 (trang 77 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Đặc điểm riêng của văn học trung đại:

- Tư duy nghệ thuật: thường mang tính khuôn mẫu.

- Quan niệm thẩm mĩ: hướng về cái đẹp trong quá khứ, thiên về cái tao nhã, cao cả và ưa sử dụng những điển tích, điển cố, những thi liệu Hán học.

- Bút pháp nghệ thuật: thiên về bút pháp ước lệ, tượng trưng.

- Thể loại: giữ vai trò quan trọng trong văn học trung đại.

 + Một số tác phẩm có tên thể loại trong nhan đề: Thượng kinh kí sự, Vịnh khoa thi hương, Sa hành đoản ca, Hương Sơn phong cảnh ca, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Chiếu cầu hiền.

 + Đặc điểm thơ Đường luật:

       > Về hình thức chia thành dạng chuẩn có thất ngôn bát cú, dạng biến thể có thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bát cú.

       > Về quy tắc có đối (đối âm, đối ý), niêm (1-8, 2-3, 4-5, 6-7), vần (1, 2, 4, 6, 8) và bố cục thường là đề, thực, luận, kết trong bài bát cú.

 + Thể văn tế:

       > Gắn với phong tục tang lễ, nhằm bày tỏ lòng tiếc thương đối với người đã mất.

       > Văn tế thường có hai nội dung cơ bản là kể lại cuộc đời, công đức, phẩm hạnh của người đã mất và bày tỏ nỗi đau thương của người sống trong giờ tiễn biệt.

       > Âm hưởng bi thương, giọng điệu thống thiết.

       > Bố cục thường có 4 đoạn là lung khởi, thích thực, ai vãn và kết.

 + Thể hát nói:

       > Một điệu của ca trù, phổ biến từ các thế kỉ trước nhất là thế kỉ XVIII.

       > Hát nói có tính chất phóng túng, tự do.


Soạn bài: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam - Bản 2


I. NỘI DUNG

Câu 1 (trang 76 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

   + Biểu hiện của nội dung yêu nước trong văn học từ XVIII đến hết XIX:

- Chiến đấu, hi sinh để bảo vệ đất nước, nỗi căm tức trước kẻ thù xâm lược.

- Đề ra những chủ trương, cải cách để xây dựng đất nước.

- Yêu mến cảnh sắc của quê hương đất nước.

- Yêu nước lấy thương dân, từ bi làm gốc.

- Lo nghĩ cho vận mệnh dân tộc dù đã sống cuộc sống ẩn dật.

- Đau đáu, trăn trở trước sự nhố nhăng, ô hợp, đánh mất đi những giá trị truyền thống.

   + Phân tích biểu hiện:

- Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu):

→ Sự oán giận, căm thù kẻ xâm lược.

→ Tinh thần xả thân, chiến đấu hi sinh vì quê hương, đất nước.

- Xin lập khoa luật (Nguyễn Trường Tộ): tác giả đề ra những cải cách, thay đổi để thiết lập một xã hội nghiêm minh, công bằng, chí công vô tư.

- Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh):

→ Tình yêu thiên nhiên.

→ Tư tưởng từ bi, nhân ái trong dựng nước, trị quốc.

- Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến):

→ Tình yêu thiên nhiên.

→ Nỗi trăn trở, lo nghĩ cho vận mệnh dân tộc.

- Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương): tác giả thể hiện sự căm ghét, dị ứng trước sự nhố nhăng của thời buổi đầu xã hội phong kiến thực dân đồng thời thể hiện sự trăn trở, lo lắng trước tương lai của đất nước.

Câu 2 (trang 76 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

   + Nói văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa vì: nhiều tác giả đề cập đến tư tưởng nhân đạo trong tác phẩm của mình, lấy tư tưởng này làm tư tưởng biểu hiện trung tâm.

   + Biểu hiện của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa: Đề cao truyền thống đạo lí, khẳng định quyền sống của con người, khẳng định con người cá nhân.

   + Vấn đề cơ bản nhất của nội dung nhân đạo: Khẳng định quyền sống của con người.

- Truyện Kiều (Nguyễn Du): Khắc họa số phận lưu lạc, đau đớn của Thúy Kiều, từ đó lên tiếng đòi quyền sống cho những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đòi công bằng cho những số phận tài hoa bạc mệnh.

- Chinh phụ ngâm (bản diễn nôm của Đoàn Thị Điểm): bày tỏ khát khao hạnh phúc của con người, đặc biệt là người phụ nữ, lên án chiến tranh phong kiến.

- Thơ Hồ Xuân Hương: bày tỏ khao khát hạnh phúc vẹn tròn của con người.

- Trích đoạn Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu): đòi lẽ công bằng cho những người tốt, cho những người chính trực.

- Thương vợ (Trần Tế Xương): thể hiện mong muốn mang lại cho vợ, con một cuộc sống.

- Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến): thể hiện tiếng lòng dành cho người bạn tri kỉ, khẳng định tình cảm, lòng nhân giữa con người với con người.

Câu 3 (trang 77 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Giá trị hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh:

   + Khắc họa bức tranh cuộc sống xa hoa, giàu có trong phủ Chúa.

   + Lật tẩy bản chất của cuộc sống xa hoa nơi đây.

   + Thái độ, quan điểm của tác giả: phê phán.

Câu 4 (trang 77 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

   + Giá trị nội dung thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:

- Chủ nghĩa yêu nước: thương dân, nhân nghĩa.

- Nội dung giáo huấn: về lẽ ghét thương ở đời, về những phẩm chất đạo đức, đạo lí sống.

   + Giá trị nghệ thuật thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:

- Tác phẩm đậm màu sắc Nam Bộ (từ ngữ địa phương, hình ảnh gần gũi,…)

   + Cho đến Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, lần đầu tiên trong thơ văn xuất hiện hình tượng người nông dân, còn là người nông dân nghĩa sĩ.

Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ hiện lên cao cả, lớn lao, đẹp đẽ như những bậc trượng phu, anh hùng hảo hán, là tượng đài bi tráng, bất tử về lòng yêu nước.


II. PHƯƠNG PHÁP

Câu 1 (trang 77 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Bảng thống kê tác giả, tác phẩm:

STT Tên tác giả Tên tác phẩm Những điểm cơ bản về ND và NT
1 Lê Hữu Trác Vào phủ chúa Trịnh ND: Phản ánh hiện thực cuộc sống xa hoa nơi phủ Chúa. NT: ngòi bút tự sự kết hợp miêu tả chi tiết, quan sát tỉ mỉ, trung thực.
2 Hồ Xuân Hương Tự tình (Bài II) ND: Số phận hẩm hiu, dở dang của người phụ nữ, khát vọng hạnh phúc mãnh liệt. NT: Từ ngữ độc đáo kết hợp ngôn ngữ bình dân và bác học, giàu sắc thái biểu cảm.
3 Nguyễn Khuyến Câu cá mùa thu ND: Bức tranh mùa thu ở miền quê; tình yêu thiên nhiên và nỗi trăn trở vì vận nước. NT: Miêu tả tinh tế, gieo vần lạ, thủ pháp lấy động tả tĩnh.
4 Trần Tế Xương Thương vợ ND: Hình ảnh đẹp đẽ về bà Tú, tiếng chửi đời chửi mình, lời tự giễu của nhà thơ. NT: bút pháp trào lộng, tự trào, từ ngữ giản dị, vận dụng ca dao.
5 Nguyễn Công Trứ Bài ca ngất ngưởng ND: Thái độ sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ. NT: thể thơ hát nói phóng khoáng, tự do, điệp từ.
6 Cao Bá Quát Bài ca ngắn đi trên bãi cát ND: Phản ánh con đường danh lợi tầm thường, thiếu thực chất. NT: điệp từ, điệp ngữ, ẩn dụ, xây dựng hình tượng thơ độc đáo.
7 Nguyễn Đình Chiểu Lẽ ghét thương ND: Lẽ ghét và lẽ thương ở đời, tư tưởng của nhà thơ về thương và ghét. NT: liệt kê kết hợp với điệp từ, sử dụng một loạt điển cố điển tích.
8 Nguyễn Đình Chiểu Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ND: Vẻ đẹp bi tráng và bất từ của hình tượng người nông dân nghĩa sĩ; tình cảm xót xa, ngợi ca của tác giả. NT: thể văn biền ngẫu, ngôn từ đậm sắc thái Nam Bộ, kết hợp giữa bình dân và bác học, giàu cảm xúc.
9 Ngô Thì Nhậm Chiếu cầu hiền ND: Thái độ, đường lối cầu hiền; tư tưởng và tấm lòng của vua Quang Trung. NT: ngòi bút lập luận thuyết phục, sắc bén, giọng điệu vừa mềm mỏng vừa cứng rắn

Câu 2 (trang 77 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

   + Một số tác phẩm có tên gắn với tên thể loại: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Chiếu cầu hiền, Bình Ngô đại cáo, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Hoàng lê nhất thống chí, Thượng kinh kí sự,…

   + Đặc điểm hình thức nghệ thuật thơ Đường luật: niêm luật chặt chẽ, đăng đối cân xứng.

Tính chất đối trong thể thất ngôn bát cú:

- Đối âm - Luật bằng/trắc (luật của bài thơ dựa trên chữ thứ 2 của câu đầu tiên); chữ thứ 2 và chữ thứ 6 của một câu phải có cùng thanh và đối thanh với chữ thứ 4.

- Đối ý: ý nghĩa, từ loại ở hai câu 3-4 và 5-6 phải đối nhau.

Tác dụng của phép đối: Tạo nên sự đăng đối, cân xửng, khuôn thước, chuẩn mực cho thể thơ, tạo ra sự hài hòa về thanh điệu, ý nghĩa.

   + Đặc điểm của thể văn tế: gắn với phong tục tang lễ, bố cục bốn phần: Lung khởi – Thích thực – Ai vãn – Kết.

Thể hiện trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:

Phần 1(từ đầu đến “tiếng vang như mõ”) – phần Lung khởi: Khái quát về cuộc đời những người nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Phần 2 (từ “Nhớ linh xưa” đến “tàu đồng súng nổ”) – phần Thích thực: Kể lại cuộc đời, công đức của những người nghĩa sĩ.

Phần 3 (từ “Ôi!” đến “cơn bóng xế dật dờ trước ngõ”) – phần Ai vãn: Lời thương tiếc trước sự ra đi của người đã khuất.

Phần 4 (đoạn còn lại) – phần Kết: Lòng biết ơn, sự khẳng định đối với những công lao, phẩm tiết của những người nghĩa sĩ.

   + Đặc điểm của thể hát nói: là văn bản ngôn từ, phần lời của một bài hát nói, chứa đựng những tình cảm tự do, phóng khoáng, tự do, linh hoạt trong hình thức biểu hiện.

Thể hiện trong Bài ca ngất ngưởng:

- Nội dung: nói về thái độ sống ngất ngưởng, đi ngược với thói thường ở đời, không gì trói buộc được của Nguyễn Công Trứ.

- Nghệ thuật: hình thức tự do linh hoạt, câu thơ dài ngắn đan xen, nhịp thơ thay đổi, vần không cố định.


Ý nghĩa

Bài ôn tập hệ thống lại những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam trung đại đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 11, rèn luyện, bồi dưỡng năng lực đọc – hiểu văn bản văn học, phân tích văn bản theo các cấp độ cho học sinh.


Soạn bài: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam - Bản 3


I. NỘI DUNG

Câu 1 (trang 76 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Nội dung yêu nước trong văn học thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX: là tư tưởng trung quân ái quốc

- Những biểu hiện mới :

+ Ý thức về vai trò của trí thức đối với đất nước

+ Tư tưởng cải cách phát triển đất nước

+ Lòng yêu nước với âm hưởng bi tráng

+ Tìm kiếm hướng đi mới cho người trí thức

- Phân tích những biểu hiện của nội dung yêu nước qua các tác phâm và đoạn trích :

+ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu : lòng căm thù giặc, nỗi xót xa trước cảnh giặc giày xéo quê hương

+ Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) : lòng biết ơn, cảm phục những người hi sinh vì tổ quốc

+ Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh) : ngợi ca vẻ đẹp quê hương

+ Vịnh khoa thi hương (Trần Tế Xương) : Sự lo lắng cho tình hình giáo dục đất nước, lòng căm thù giặc

+ Xin lập khoa luật (Nguyễn Trường Tộ) : tư tưởng canh tân đất nước

+ Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) : ngợi ca vẻ đẹp làng cảnh Việt Nam, tình yêu nước thầm kín

Câu 2 (trang 76 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Nói văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa vì: tác phẩm mang nội dung nhân đạo hướng về con người xuất hiện nhiều

- Biểu hiện của nội dung nhân đạo:

+ Niềm trân trọng vẻ đẹp, khát vọng và cảm thương trước số phận con người

+ Khẳng định nhân phẩm, tài năng, lên án thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người.

+ Đề cao truyền thống đạo lí dân tộc.

- Vấn đề cơ bản nhất trong trào lưu này: Khẳng định quyền sống của con người

- Chứng minh qua các tác giả, tác phẩm tiêu biểu :

+ Truyện Kiều (Nguyễn Du) : sự đề cao con người cá nhân.

+ Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn) : lên án chiến tranh phi nghĩa chà đạp hạnh phúc con người

+ Thơ Hồ Xuân Hương : con người cá nhân bản năng khao khát sống, khao khát hạnh phúc, tình yêu mãnh liệt

+ Truyện Lục Vân Tiên(Nguyễn Đình Chiểu) : khẳng định, đề cao đạo nghĩa

+ Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) : đề cao con người cá nhân

Câu 3 (trang 77 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Giá trị hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh: Phản ánh chân thực bức tranh hiện thực về quang cảnh và cuộc sống sa hoa nơi phủ chúa

- Với ngòi bút tả thực điềm đạm, kín đáo nhưng lạnh lùng, thờ ơ, thậm chí coi thường của tác giả, ta thấy sự phê phán sâu sắc của Lê Hữu Trác

Câu 4 (trang 77 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Giá trị nội dung thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: Lí tưởng nhân nghĩa và tinh thần yêu nước chống giặc

- Giá trị nghệ thuật: Tính chất đạo đức – trữ tình. Màu sắc Nam Bộ qua ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật.

- Vẻ đẹp bi tráng và bất tử của hình tượng người nông dân - nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: Thể hiện qua nguồn gốc xuất thân, cuộc sống nghèo khổ lam lũ và tinh thần chiến đấu hi sinh anh dũng của họ


II. PHƯƠNG PHÁP

Câu 1 (trang 77 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Bảng thống kê tác giả, tác phẩm:

TT Tên tác giả Tên tác phẩm Điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật
1 Lê Hữu Trác Vào phủ chúa Trịnh( Trích Thượng kinh kí sự)

- Bức tranh sinh hoạt sa hoa quyền quý nơi phủ chúa Trịnh và thái độ coi thường danh lợi của Lê Hữu Trác.

- Ghi chép chi tiết, chân thực, tỉ mỉ

2 Hồ Xuân Hương Tự tình (bài 2) - Tâm trạng đau buồn, phần uất trước duyên phận, khẳng định khát vọng sống và khát vọng hành phúc của Hồ Xuân Hương
3 Nguyễn Khuyến

Câu cá mùa thu

Khóc Dương Khuê.

- Bức tranh mùa thu làng cảnh VN và lòng yêu nước thầm kín, NT miêu tả tinh tế

- Bài thơ khắc họa thành công tình bạn thủy chung và nhân cách cao đẹp của Nguyễn Khuyến.

4 Trần Tế Xương

Thương vợ

Vịnh khoa thi Hương

- Với bút pháp trào phúng, bài thơ khắc họa nỗi vất vả và vẻ đẹp của bà Tú, đồng thời là nỗi niềm đồng cảm của TX

- Đoạn trích tái hiện tình trạng thi cử trong buổi đầu chế độ thuộc địa nửa phong kiến, và tâm sự lo nước thương đời của tác giả

5 Nguyễn Công Trứ Bài ca ngất ngưởng Với thể hát nói, bài thơ khẳng định cá tính và nhân cách của NCT
6 Cao Bá Quát Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Bài thơ phản ánh con đường danh lợi tầm thường với nghệ thuật ẩn dụ
7 Nguyễn Đình Chiểu

Lẽ ghét thương

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Chạy giặc.

-Văn bản bàn về lẽ thương, lẽ ghét

-Với ngôn ngữ Nam Bộ, bài thơ khắc họa vẻ đẹp bi tráng và bất tử của hình tượng người nông dân nghĩa sĩ

- Bài thơ giúp khắc họa chân thực cảnh chạy giặc, đồng thời bộc lộ nỗi niềm xót xa cho tình cảnh đất nước và niềm căm phẫn quân xâm lược của NĐC

8 Chu Mạnh Trinh Bài ca phong cảnh Hương Sơn Bài hát nói miêu tả vẻ đẹp phong cảnh Hương Sơn lay động lòng người cùng những suy niệm của nhà thơ. Qua đó thể hiện niềm tự hào trước cảnh đep thiên nhiên, đất nước
9 Ngô Thì Nhậm Chiếu cầu hiền Văn bản trình bày mong muốn chiêu mộ hiền tài của vua Quang Trung, thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước với ngòi bút lập luận thuyết phục, sắc bén
10 Nguyễn Trường Tộ Văn bản thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước Văn bản trình bày mong muốn chiêu mộ hiền tài của vua Quang Trung, thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước với ngòi bút lập luận thuyết phục, sắc bén

Câu 2 (trang 77 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

a. Tư duy nghệ thuật

- Tính quy phạm và việc phá vỡ tính quy phạm trong bài “Câu cá mùa thu ”của Nguyễn Khuyến:

+ Tính quy phạm: Thể loại: thất ngôn bát cú, hình ảnh ước lệ: thu thiên, thu thuỷ, thu diệp, ngư ông…

+ Phá vỡ tình quy phạm: Cảnh thu mang những nét riêng của mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, ngôn ngữ bài thơ viết bằng chữ Nôm.

b. Quan niệm thẩm mĩ:

- Truyện Lục Vân Tiên: điển tích Kiệt Trụ mê dâm, U Lệ đa đoan, đời Ngũ Bá…

- Bài ca ngất ngưởng: phơi phới ngọn đông phong, phường Hàn Phú… khẳng định lối sống ngất ngưởng của mình

- Bài ca ngắn đi trên bãi cát: ông tiên ngủ kĩ, danh lợi… để bộc lộ sự chán ghét của người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường

c. Bút pháp nghệ thuật:

Bài ca ngắn đi trên bãi cát:

- Bãi cát là hình ảnh tượng trưng cho con đường danh lợi nhọc nhằn

- Những người tất tả đi trên bãi cát là những người ham công danh, sẵn sàng vì công danh mà chạy ngược, chạy xuôi

- Con đường cùng: tượng trưng cho con đường công danh thi cử

d. Thể loại:

- Những đặc trưng cơ bản: biểu, chiếu, tấu, sớ, cáo hịch, …thơ tứ tuyệt, ngũ ngôn, thất ngôn…

- Một số tác phẩm trung đại mà tên thể loại gắn liền với tên tác phẩm: Chiếu cầu hiền, Cáo bình Ngô, Hịch tướng sĩ, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc…

- Đặc điểm hình thức nghệ thuật thơ Đường luật: số câu chữ hạn định, niêm luật chặt chẽ, đối cân chỉnh

+ Tính chất đối trong thể thất ngôn bát cú: kết cấu: Đề thực luận kết, chữ thứ 2 và chữ thứ 6 của một câu phải có cùng thanh và đối thanh với chữ thứ 4, câu 3-4 và 5-6 phải đối nhau.

+ Tác dụng của phép đối: Tạo ý thơ đăng đối cân chỉnh

- Đặc điểm của thể văn tế: dùng trong tang lễ, bố cục bốn phần: Lung khởi – Thích thực – Ai vãn – Kết. Biểu hiện cụ thể qua bố cục văn bản VTNSCG

- Đặc điểm của thể hát nói: là văn bản ngôn từ, phần lời của một bài hát nói, chứa đựng những tình cảm tự do, phóng khoáng, hình thức biểu hiện linh hoạt. Biểu hiện trong Bài ca ngất ngưởng: Hình thức tự do linh hoạt, đề cao cái tôi phóng khoáng của tác giả

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác