logo

Soạn bài: Ôn tập phần làm văn lớp 11 học kì 2 (siêu ngắn)

Hướng dẫn Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 11 học kì 2 siêu ngắn gọn. Với bản soạn văn 11 siêu ngắn gọn này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm dễ dàng nhất.


Soạn bài: Ôn tập phần làm văn lớp 11 học kì 2 - Bản 1


I. Những nội dung kiến thức cần ôn tập

Câu 1 (trang 124 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Thống kê, phân loại và hệ thống hóa các bài học Làm văn trong SGK.

Bài học về văn bản

Bài học về thao tác lập luận

Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

Thao tác lập luận phân tích

Bản tin

Thao tác lập luận so sánh

LT viết bản tin

Thao tác lập luận bác bỏ

Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

Thao tác lập luận bình luận

LT phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

LT thao tác lập luận phân tích

Tiểu sử tóm tắt

LT thao tác lập luận so sánh

LT viết tiểu sử tóm tắt

LT vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Ôn tập phần Làm văn

LT thao tác lập luận bác bỏ

 

LT thao tác lập luận bình luận

Câu 2 (trang 124 SGK Ngữ văn 11 tập 2):

Trình bày các thao tác lập luận:

Thao tác lập luận

Khái niệm

Yêu cầu

Cách thức tiến hành

Phân tích

Chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố để đi sâu xem xét một cách kĩ càng nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng.

+ Hiểu rõ bản chất đối tượng, xác định được tiêu chí, mối quan hệ để phân tích.

+ Phân tích phải gắn với tổng hợp.

 

Chia đối tượng thành các yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định.

 

 

So sánh

Làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác.

+ Xác định rõ mục đích so sánh.

+ Xác định rõ tiêu chí so sánh.

+ Đặt các đối tượng trên cùng bình diện, đánh giá trên cùng tiêu chí.

+ Từ kết quả so sánh, rút ra ý kiến về đối tượng.

Bác bỏ

Dùng lí lẽ và dẫn chứng gạt bỏ quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác. Từ đó nêu ý kiến đúng để thuyết phục người nghe.

+ Nắm chắc sai lầm trong quan điểm cần bác bỏ.

+ Lí lẽ và dẫn chứng chính xác, thuyết phục.

+ Thái độ thận trọng, phù hợp.

Nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích nhưng khía cạnh sai lệch của luận điểm/luận cứ/lập luận ấy.

Bình luận

Bàn bạc, nhận xét, đánh giá nhằm thuyết phục người khác tin theo quan điểm của mình về một vấn đề nào đó.

+ Trình bày rõ ràng, trung thực.

+ Đề xuất và chứng tỏ được ý kiến của mình là xác đáng.

+ Có lời bàn sâu rộng.

+ Nêu vấn đề cần bình luận.

+ Đánh giá vấn đề.

+ Bàn về vấn đề.

Câu 3 (trang 124 SGK Ngữ văn 11 tập 2):

Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản nghị luận

- Yêu cầu tóm tắt văn bản nghị luận:

+ Phản ánh trung thành các tư tưởng, luận điểm của văn bản gốc, không tự ý xuyên tạc hay thêm những nội dung không có trong văn bản gốc.

+ Diễn đạt ngắn gọn, súc tích, phù hợp với mục đích tóm tắt.

- Cách thức tóm tắt văn bản nghị luận:

+ Đọc kĩ văn bản gốc.

+ Lựa chọn các luận điểm, luận cứ, chi tiết phù hợp với mục đích tóm tắt.

+ Diễn đạt lại các ý đã lựa chọn một cách mạch lạc, ngắn gọn.

Câu 4 (trang 124 SGK Ngữ văn 11 tập 2):

Yêu cầu và cách thức viết tiểu sử tóm tắt và bản tin

 

Tiểu sử tóm tắt

Bản tin

Yêu cầu

+ Thông tin chính xác, khách quan.

+ Nội dung, độ dài phù hợp với mục đích viết.

+ Văn phong cần cô đọng, trong sáng, không dùng biện pháp tu từ.

+ Có tính chất thời sự kịp thời.

+ Tin phải có ý nghĩa trong đời sống.

+ Tin cần cụ thể, chính xác.

+ Ngắn gọn, tránh rườm rà.

Cách thức viết

+ Giới thiệu khái quát về nhân thân.

+ Trình bày các hoạt động xã hội của người được giới thiệu.

+ Đóng góp, thành tựu tiêu biểu.

+ Đánh giá chung.

+ Khai thác và lựa chọn tin.

+ Viết bản tin (đảm bảo các phần như tiêu đề, mở đầu, triển khai chi tiết).


II. Luyện tập

Câu 1 (trang 124 SGK Ngữ văn 11 tập 2):

Trong văn bản “Về luân lí xã hội ở nước ta”, Phan Châu Trinh vận dụng chủ yếu các thao tác lập luận bác bỏ, phân tích, bình luận. Tác giả đã vận dụng kết hợp hiệu quả các thao tác lập luận, trong đó thao tác bác bỏ là chủ yếu và các thao tác còn lại hỗ trợ đắc lực.

Câu 2 (trang 124 SGK Ngữ văn 11 tập 2):

Phân tích câu cách ngôn “Thất bại là mẹ thành công”:

- Phân tích nguyên nhân dẫn đến việc đúc kết câu cách ngôn đó:

+ Cơ sở thực tế:

        > Đạt được thành công không dễ dàng, ai cũng từng trải qua một hoặc nhiều thất bại.

        > Không có ai ngay từ đầu đã giỏi giang, dày dặn kinh nghiệm và suôn sẻ trong mọi việc.

        > Câu nói trên đúc kết từ kinh nghiệm của biết bao thế hệ đi trước trên mọi lĩnh vực đời sống.

+ Cơ sở lí luận: mối quan hệ giữa thất bại và thành công.

        > Thất bại đem lại bài học, kinh nghiệm và hiểu biết bổ ích nếu biết vượt qua.

       > Từ những lần rút kinh nghiệm, lấy thất bại làm bài học, con người sẽ trở nên trưởng thành hơn và vươn đến thành công dễ hơn.

- Lấy dẫn chứng để làm sáng tỏ:

+ Trong kinh doanh: Trước khi Jack Ma trở thành người đàn ông giàu có thứ 14 trên thế giới, ông từng trải qua nhiều thất bại trong sự nghiệp, ông cho rằng “Thất bại càng nhiều càng chứng tỏ bạn cách thành công không xa nữa”.

+ Trong khoa học: nhà phát minh Ê-đi-sơn phải trải qua gần 2000 thí nghiệm thất bại trước khi tìm ra dây tóc bóng đèn điện.

Câu 3 (trang 124 SGK Ngữ văn 11 tập 2):

Tác dụng của việc vận dụng thao tác lập luận bác bỏ:

- Làm nổi bật giá trị của truyện “Chữ người tử tù”: dạy cho ta rằng muốn nên người phải biết kính sợ ba điều là cái tài, cái đẹp, cái thiên lương bằng cách bác bỏ hai loại người:

+ Bác bỏ loại quỷ sứ: không biết sợ cái gì trên đời.

+ Loại người sợ nhiều thứ, nhất là quyền và tiền nhưng lại không biết sợ cái tài, cái đẹp, cái thiên lương.

- Viết đoạn văn với chủ đề tự chọn:

+ Lựa chọn hiện tượng/vấn đề sai trái hoặc thiếu chính xác muốn bác bỏ.

+ Bác bỏ vấn đề/luận điểm/luận cứ.

+ Đưa ra quan điểm đúng đắn, tiến bộ.


Soạn bài: Ôn tập phần làm văn lớp 11 học kì 2 - Bản 2


I. Những nội dung kiến thức cần ôn tập

Câu 1 (Trang 124 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Loại bài học Kiến thức Kĩ năng
1. Nghị luận xã hội Khái niệm, đặc điểm Phân tích đề, lập dàn ý, viết bài hoàn chỉnh
2. Nghị luận văn học Thực hành
3. Tóm tắt văn bản ng.luận Mục đích, đặc điểm Tóm tắt
4. Viết tiểu sử tóm tắt Thực hành
5. Viết bản tin Mục đích, đặc điểm Thực hành
6. Trả lời phỏng vấn Mục đích, đặc điểm

7. Các thao tác lập luận

- Phân tích

- So sánh

- Bác bỏ

- Bình luận

Khái niệm, đặc điểm Khái niệm, đặc điểm Thực hành Thực hành

Câu 2+3+4 (trang 124 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Thao tác Nội dung Yêu cầu và cách làm
So sánh So sánh để tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai hay nhiều đối tượng. Đặt đối tượng so sánh trên cùng một bình diện. Đánh giá trên cùng một tiêu chí. Nêu rõ quan điểm của người viết.
Phân tích Chia tách, tháo gỡ một vấn đề ra thành những vấn đề nhỏ, để chỉ ra bản chất của chúng. Phân tích để thấy được bản chất của sự việc. Phân tích phải đi liền với tổng hợp.
Bác bỏ Dùng lí lẽ, dẫn chứng để phê phán, bác bỏ những quan điểm và ý kiến sai lệch. Từ đó nêu ý kiến đúng, thuyết phục người nói, người nghe. Bác bỏ luận điểm, luận cứ. Phân tích chỉ ra cái sai. Diễn đạt rành mạch, rõ ràng.
Bình luận Đề xuất ý kiến thuyết phục người đọc, người nghe đồng tình với nhận xét đánh giá của mình về đời sống văn học. Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề bàn luận. Đề xuất được những ý kiến đúng. Nêu ý nghĩa, tác dụng của vấn đề.
Tóm tắt văn bản nghị luận Trình bày ngắn gọn, nội dung của văn bản gốc theo một mục đích nào đó. Lựa chọn văn bản gốc. Lựa chọn ý phù hợp với mục đích tóm tắt. Tìm cách diễn đạt lại luận điểm.
Viết tiểu sử tóm tắt Văn bản chính xác cụ thể về cuộc đời, sự nghiệp và quá trình sống của người được giới thiệu. Nguồn gốc. Quá trình sống. Sự nghiệp. Những đóng góp.

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 124 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Trong văn bản Về luân lí xã hội ở nước ta, Phan Câu Trinh đã sửu dụng các thao tác lập luận:

- Luận lập bác bỏ.

- Lập luận phân tích.

- Lập luận bình luận.

Câu 2 (trang 124 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Tiến hành phân tích câu danh ngôn: “Thất bại là mẹ thành công”:

- Phân tích những lí do có thể nói “Thất bại là mẹ thành công”.

   + Mỗi lần thất bại lại rút ra được những bài học kinh nghiệm.

   + Thất bại mà gượng dậy được cũng rèn luyện bản lĩnh con người.

...

- Chứng minh tính đúng đắn của câu danh ngôn bằng những dẫn chứng cụ thể trong đời sống hiện thực:

- Bác bỏ những luận điểm sai lầm:

   + Sợ thất bại nên không dám làm gì.

   + Bi quan, chán nản khi gặp thất bại.

   + Không biết cách rút ra bài học khi gặp thất bại.

- Dẫn chứng đưa ra có thể lấy trong lịch sử, trong cuộc đời, trong thực tế cuộc sống... cần phải có sức thuyết phục.

Câu 3 (trang 124 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

∗ Tác dụng của việc vận dụng thao tác lập luận bác bỏ:

- Quan niệm tác giả bác bỏ: Những kẻ không biết coi trọng cái tài, cái đẹp, cái “thiên lương” cũng là những người bình thường.

- Mục đích:

   + “Muốn nên người phải biết kính sợ....con người “thiên lương”.

   + Những kẻ lăng mạ, giày xéo ba thứ ấy, “đấy là những hạng người hèn hạ nhất, thô bỉ nhất, đồi bại nhất”.

- Để bác bỏ thành công tác giả đưa ra những chân lí:

   + Con người sống trên đời mà không biết sợ điều gì là quỷ sứ.

   + Loại người như thế rất hiếm hoi, hoặc nói đúng hơn là không thể có.

   + Loại người sợ quyền thế và đồng tiền nhưng lại sẵn sàng chà đạp cái đẹp, cái tài, cái “thiên lương” thì không ít.

⇒Tác dụng: khẳng định tư tưởng của truyện.

∗ Viết đoạn văn lập luận bác bỏ với chủ đề tự chọn:

- Chọn ý kiến, quan niệm cần bác bỏ và một vấn đề quen thuộc nào đó trong cuộc sống hoặc trong học tập.

- Xác định cách thức bác bỏ (bác bỏ luận điểm, bác bỏ luận cứ hoặc cách lập luận).

- Viết đoạn văn bác bỏ dựa trên kết quả xác định.


Soạn bài: Ôn tập phần làm văn lớp 11 học kì 2 - Bản 3


I. Nội dung bài học

- Văn nghị luận

        + Khái niệm văn nghị luận.

        + Các đặc trưng cơ bản của văn nghị luận.

        + Các yếu tố cấu thành văn nghị luận.

        + Các phương thức biểu đạt của văn nghị luận.

- Thao tác lập luận

        + Các thao tác lập luận.

        + Vận dụng kết hợp các thao tác lập luận.

- Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản nghị luận, viết tiểu sử tóm tắt và bản tin.


II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (Trang 124 SGK ngữ văn 11 tập 2):

Học kì 1 Học kì 2
- Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
- Thao tác lập luận phân tích
- Luyện tập thao tác lập luận phân tích
- Thao tác lập luận so sánh
- Luyện tập thao tác lập luận so sánh
- Luyện tập vận dụng c kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh
- Phong cách ngôn ngữ báo chí
- Bản tin
- Luyện tập viết bản tin
- Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
- Luyện tập Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
- Thao tác lập luận bác bỏ
- Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
- Tiểu sử tóm tắt
- Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
- Thao tác lập luận bình luận
- Luyện tập thao tác lập luận bình luận
- Phong cách ngôn ngữ chính luận
- Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
- Tóm tắt văn bản nghị luận
- Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
- Ôn tập phần làm văn

Câu 2 (trang 124 SGK ngữ văn 11 tập 2):

Thao tác Khái niệm Yêu cầu Cách tiến hành
Thao tác lập luận phân tích Làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng - Xác định vấn đề phân tích.
- Chia vấn đề thành những khía cạnh nhỏ.
- Thái độ, đánh giá của người phân tích.
- Phân tích phải đi với tổng hợp
- Phân tích đối tượng theo những tiêu chí, quan hệ nhất định.
- Đi sâu vào từng yếu tố, khía cạnh của đối tượng.
- Lưu ý quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể thống nhất.
Thao tác lập luận bác bỏ Dùng lý lẽ, dẫn chứng để gạt bỏ quan niệm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác và nêu ý kiến cá nhân nhằm thuyết phục người đọc. - Cần chỉ rõ tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích cụ thể cái sai, cái lệch của cách lập luận, luận điểm, luận cứ.
- Thái độ bác bỏ cần đúng mực, khách quan.
Có 3 cách bác bỏ thường dùng:
- Bác bỏ luận điểm
- Bác bỏ luận cứ
- Bác bỏ cách lập luận
Thao tác lập luận so sánh So sánh để tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai hay nhiều đối tượng. - Tiêu chí so sánh.
- Đối tượng so sánh.
- Kết luận, đánh giá.
- Đặt đối tượng so sánh trên cùng một bình diện.
- Đánh giá trên cùng một tiêu chí.
- Nêu rõ quan điểm của người viết.
Thao tác lập luận bình luận Là thao tác lập luận của văn nghị luận nhằm đưa ra ý kiến, đánh giá một vấn đề, sự kiện nào đó. - Phải có lí lẽ, dẫn chứng rõ ràng.
- Thuyết phục, lôi cuốn.
- Trình bày mạch lạc, bộc lộ rõ thái độ.
- Nêu vấn đề bình luận.
- Đánh giá vấn đề.
- Bàn bạc vấn đề.

Câu 3 (trang 124 SGK ngữ văn 11 tập 2):

- Yêu cầu khi tóm tắt văn bản nghị luận:

    + Đọc kĩ văn bản gốc để nắm rõ nội dung chính.

    + Xác định mục đích tóm tắt.

    + Dựa nội dung đã nắm, chọn những ý, những chi tiết phù hợp với mục đích tóm tắt và xác định luận điểm, luận cứ quan trọng.

    + Lựa chọn phương thức diễn đạt phù hợp, ngắn gọn, mạch lạc và có nội dung sát với văn bản gốc.

- Cách tóm tắt văn bản nghị luận:

    + Bước 1: Đọc kỹ văn bản gốc, chọn những ý, những chi tiết phù hợp với mục đích tóm tắt.

    + Bước 2: Xác định luận điểm, luận cứ quan trọng, bỏ những yếu tố diễn giải không quan trọng.

    + Bước 3: Lập một dàn ý.

    + Bước 4: Chọn phương thức diễn đạt phù hợp để nhắc lại nội dung văn bản gốc nhưng lưu ý giữ nguyên bố cục và những câu văn mang ý nghĩa nội dung quan trọng.

Câu 4 (trang 124 SGK ngữ văn 11 tập 2):

- Yêu cầu khi viết tiểu sử tóm tắt:

    + Thông tin chân thực, chính xác, tiêu biểu.

    + Lời văn cô đọng, súc tích, không có các biện pháp tu từ.

- Cách viết tiểu sử tóm tắt :

    + Chọn tài liệu viết tiểu sử tóm tắt phải đầy đủ, chính xác.

    + Bản tiểu sử tóm tắt gồm các phần:

      ● Họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, gia đình, học vấn, sự nghiệp,... của người được giới thiệu.

      ● Hoạt động trong xã hội, các mối quan hệ xã hội của người được giới thiệu.

      ● Đóng góp, cống hiến tiêu biểu của người được giới thiệu.

      ● Đánh giá chung


III. Luyện tập

Câu 1 (trang 124 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2):

Trong văn bản Về luân lí xã hội ở nước ta, Phan Châu Trinh đã sử dụng các thao tác lập luận:

- Lập luận bác bỏ: Bác bỏ cách hiểu nông cạn, hời hợt, thiếu đúng đắn về luân lí xã hội"

    + "Một tiếng bè bạn không thể thay cho xã hội luân lí được nên không cần cắt nghĩa".

    + Cách hiểu sai lệch về học thuyết Nho gia.

- Lập luận phân tích: Làm sáng tỏ luận điểm qua việc phân tích luận cứ.

- Lập luận bình luận: Thông qua những đánh giá, nhận xét của tác giả trong văn bản để vấn đề nghị luận được sáng tỏ, rõ ràng.

- Lập luận so sánh: So sánh luân lí xã hội nước ta với quốc gia luân lí ở phương Tây để làm nổi bật sự nông cạn cũng như mức độ quan trọng cần phải có luân lí để duy trì trật tự xã hội.

→ Những thao tác lập luận rất phù hợp, đã làm sáng tỏ được nội dung nghị luận, qua đó thể hiện được tư tưởng, tình cảm của tác giả.

Câu 2 (trang 124 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2):

- Tiến hành phân tích câu danh ngôn "Thất bại là mẹ thành công" bắt đầu từ cơ sở khiến câu nói xuất hiện:

    + Sau thất bại mỗi người tự rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân mình.

    + Thất bại không thể khiến con người nản chí, chỉ là cách để mỗi người tự rèn luyện ý chí, bản lĩnh.

    + Từ thất bại có thể dẫn tới thành công bằng việc nảy sinh ra những ý tưởng mới.

- Cơ sở và ví dụ để chứng minh "Thất bại là mẹ thành công":

    + Bác bỏ những quan niệm sai lầm: Vì lo sợ thất bại nên không dám thể hiện năng lực bản thân, thất bại nhưng lại không rút được kinh nghiệm cho mình.

    + Ví dụ đưa ra có thể lấy trong lịch sử, trong cuộc sống thực tế.

Thomas Edison bị nhận định rằng ông "quá chậm để học bất cứ thứ gì" và bị sa thải khỏi hai công việc đầu tiên vì "không đủ năng lực". Nhưng từ thất bại, ông nỗ lực cố gắng từng ngày. Và ngày nay Thomas Edison được biết đến là một trong những nhà sáng tạo vĩ đại nhất của mọi thời đại.

Câu 3 (trang 124 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2):

- Tác dụng của việc vận dụng thao tác lập luận bác bỏ:

    + Bác bỏ hạng người không biết sợ cái gì trên đời này. Khẳng định đó là quỷ chứ không phải người.

    + Bác bỏ loại người thứ hai: Sợ quyền thế, sợ thế lực của đồng tiền nhưng lại sẵn sàng đối xử tệ bạc với cái thiên lương.

→ Đề cao giá trị tư tưởng của tác phẩm. Cái đẹp, cái thiên lương chắc chắn sẽ phải khiến con người kính sợ.

- Viết đoạn văn lập luận bác bỏ với chủ đề tự chọn:

Gợi ý:

    + Nên chọn ý kiến, quan niệm liên quan đến vấn đề quen thuộc trong cuộc sống, trong học tập.

Ví dụ: Không nên chơi với bạn học yếu, kém vì sẽ khiến bản thân không thể tiến bộ.

    + Xác định thao tác lập luận được sử dụng là thao tác bác bỏ.

    + Xây dựng dàn ý, xác định luận điểm, luận cứ.

      ● Khẳng định: Không kết bạn với những người học yếu là quan niệm sai lầm.

      ● Học yếu không phải là tính cách xấu. Học yếu chỉ là nhược điểm do tố chất của bản thân hoặc do điều kiện khách quan chi phối.

      ● Kết bạn với những người học yếu là đúng, giúp bạn tiến bộ hơn, tăng tình đoàn kết.

    + Sử dụng lời văn trong sáng, giàu sức gợi, câu văn mạch lạc, gắn ý.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác