logo

Soạn bài: Những trò lố hay Va-ren và Phan Bội Châu (siêu ngắn)

Ngoài 2 bản Soạn bài Chi tiết và Ngắn nhất, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAi giới thiệu đến các bạn thêm bản Soạn bài Những trò lố hay Va-ren và Phan Bội Châu siêu ngắn gọn, hi vọng bản soạn văn 7 siêu ngắn sẽ giúp các bạn chuẩn bị bài trước khi đến lớp và nắm vững nội dung bài học dễ dàng nhất

Soạn bài Những trò lố hay Va-ren và Phan Bội Châu | Soạn văn 7 siêu ngắn tại TopLoigiai


Tóm tắt tác phẩm

Tác phẩm khắc họa hai hình tượng nhân vật vơi hai tính cách hoàn toàn trái ngược nhau, đặt hai nhân vật tỏng một hoàn cảnh đặc biệt. Truyện ngắn được HCM viết ngay sau khi cụ Phan Bội Châu bị bắt cóc (1925) ở Trung Quốc giải về giam ở Hỏa Lò (Hà Nội) và sắp bị xử án, tuy nhiên do sức ép của công luận Pháp ở Đông Dương, cụ đã được ân xá. Trong thời gian đó, thì Va – ren chuẩn bị sang nhậm chức toàn quyền ở Đông Dương. Va –ren, một người Pháp từng tham gia Đảng xã hội, nhưng rồi phản Đảng. Phan Bội Châu một người hết lòng yêu nước, luôn bôn ba tìm đường cứu nước, tránh khỏi ách thống trị của thực dân. Trong tác phẩm, đã cho thấy những sự bịm bợp, giải tạo của Va –ren nhằm mua chuộc và mưu đồ dụ dỗ Phan Bội Châu quy thuận Đảng Pháp. Đáp lại hành động đó, người ta chỉ thấy Phan Bội Châu im lặng, miệng nhếch mép rồi lại hạu xuống, đó là sự khinh bỉ những ý đồ dơ bẩn cũng như khẳng định tâm thế quyết tâm của Phan Bội Châu.


Đọc - Hiểu văn bản

Câu 1 

Tác phẩm là sự tưởng tượng của Hồ Chí Minh, tuy nhiên dựa trên sự kiện có thật là sau khi cụ Phan Bội Châu bị bắt cóc năm 1925. Tác giả đã tưởng tưởng tượng và sáng tạo nên tình huống truyện là khi Va – ren sang nhậm chức ở Đông Dương và những lời tuyên bố của Va – ren đối với cụ Phan Bội Châu.

Chi tiết tưởng tượng thể hiện qua câu văn: “nhưng chúng ta hãy theo dõi, theo dõi bằng đôi cánh tưởng tượng những trò lố chính thức của ông Va – ren”.

Câu 2

a. Những điều mà Va – ren hứa về vụ Phan Bội Châu là: sẽ chăm sóc vụ Phan  BỘi Châu.

b. Thực chất lời hứa của Va- ren là để trấn an dư luận, là để cho ông có thể thuận lợi nhậm chức toàn quyền Đông Dương, nhằm làm yện lòng nhân dân Việt Nam đang ra sức đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu

- Va-ren hứa bằng cách “nửa chính thức”, câu hứa trở nên mập mờ, không quyết đoán, có thể nó sẽ không được thực hiện.

- Tác giả đặt câu “giả thử” và “ra làm sao” đã thể hiện rõ bản chất của bọn thực dân. Chính quyền thực dân đã từng hứa với nhân dân thuộc địa rất nhiều, nhưng cuối cùng là ra sức vơ vét tài sản, bóc lột nhân dân, chứ không hề giúp đỡ các nhân dân thuộc địa phát triển. Do đó, lời hứa của Va – ren cũng chỉ là câu nói của  những kẻ không giữ vững lời hứa của mình.

Câu 3 

a. Trong cuộc gặp gỡ của hai nhân vật ở Hà Nội, tác giả đã khắc họa hình ảnh, tính cách hai nhân vật hoàn toàn đối lập thông qua những ngôn ngữ, lời thoại, hình ảnh.

- Nhân vật Va –ren với hàng loạt từ ngữ trần thuật để khắc họa tính cachs của ông ta. Nói là cuộc đối thoại, nhưng ở đây, chúng ta thấy dường như chỉ là những lời độc thoại, vạch rõ sự bịp bợm, xảo trá của tên quan thực dân.

- Đáp lại những lời nói của Va – Ren, phan Bội Châu chỉ giữ nguyên mootju vẻ mặt, và im lặng không đáp.

b. Qua những lời độc thoại của Va – Ren cho thấy cái thái độ, tính cách bịm bợp, chiêu trò của ông ta. Ông ta nói hàng loạt những dẫn chứng, lĩ lẽ nhằm dụ dỗ một cách ngon ngọt với Phan Bội Châu.

c. Trước những lời dụ dỗ đường mật của Va – ren, Phan Bội Châu hiện lên với khí phách thanh cao, tâm thế bất biến trước những trò bịm bợp của tên quan thực dân. Như vậy, cụ Phan Bội Châu luôn giữ cho mình ý chí cũng như tâm hồn thanh cao, lòng yêu nước của một nhà cách mạng luôn hướng về nước về dân .

Câu 4

Nếu tác phẩm chỉ dừng lại ở đoạn “… cũng như va –ren không hiểu Phan Bội Châu” thì ý nghĩa ý nghĩa tác phẩm sẽ đi sai hướng so với tư tưởng của tác giả, làm hạn chế giá trị của tác phẩm. Khi dừng ở đoạn đó, hai nhân vật sẽ bị quy chụp thành một, vấn đề nêu lên sẽ được thay đổi là hai nhân vật không hiểu ý nhau về ngôn ngữ, hoặc về cách nói chuyện. Chi tiết của anh lính là lời giải thích cho thái độ của Phan Bội Châu, đó là sự khinh bỉ, là lời giải thích cho việc không hiểu của Va – ren. Qua đó thể hiện ý chí kiên cường của PBC trước chính quyền thực dân và trước toàn quyền Đông Dương.

Câu 5 

- Giá trị của lời T.B là sự tiếp nối cho đoạn kết, cũng như khẳng định thái độ quả quyết của Phan Bội Châu. Nếu như đoạn kết là thái độ khinh bỉ của PBC, thì lời T.B là sự quả quyết và quyết đoán bằng hành động  nhổ vào mặt Va –ren chấm dứt cái trò bịm bợp của Va – ren

Câu 6 

- Tính cách của Va –ren: Một tên bịm bợp, dối trá, nhan hiểm, đại diện cho quyền lực thống trị của bọn thực dân Pháp

- Tính cách của Phan Bội Châu: Một nhà cách mạng kiên cường, ý chí quyết tâm không bị lung lay bởi những lời dụ dỗ, chiêu trò của va – ren, hơn thế nữa, còn khinh rẻ hành động, thái độ của va –ren


Luyện tập

Bài 1. Miêu tả nhân vật PBC không qua ngoại hình, lời nói, tuy nhiên thông qua việc khắc họa hai nhân vật ở hai sự đối lập, tương phản đã bộc lộ lên thaí  độ trân trọng, quý mến, cảm phục và ngưỡng mộ của tác giả đối với một nhà cách mạng kiên cường.

Bài 2

Giải thích nghĩa của cụn từ “những trò lố” trong nhan đề tác phẩm được ghép lại bởi các từ :

- Trò: cách nói mỉa mai, châm biếm bằng những hành động không chính đáng

- Lố: lố lăng, giả tạo

=> Những trò lố: những hành động thể hiện sự giả tạo, chiêu trò bịp bợm của Va –ren, cuối cùng chịu sự khinh rẻ của PBC

Nhận xét – ý nghĩa:

Qua tác phẩm, cho chúng ta thấy được hai nhân vật đại diện cho hai lực lượng đối lập trong xã hội. Một bên hiện lên với hình ảnh, tính cách của Va-ren cho thấy sự dối trá, giả tạo, bịp bợm chiêu trò. Trái lại Phan Bội Châu với tầm vóc và khí chất kiên cường, bất khuất của một nhà cách mạng yêu nước. Như vậy, chúng ta càng cảm phục biết bao về tầm vóc, hình ảnh của cụ Phan Bội Châu.

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác