logo

Soạn bài: Nhưng nó phải bằng hai mày (ngắn nhất)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày ngắn nhất, đây là phiên bản soạn văn 10 ngắn nhất được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích cô đọng kiến thức, giúp cho các bạn học sinh tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng.


Soạn bài: Nhưng nó phải bằng hai mày


Tìm hiểu chung

Soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày ngắn nhất | Soạn văn 10 ngắn nhất – TopLoigiai


Hướng dẫn học bài

Câu 1 

- Mối quan hệ giữa Cải với thầy lí: là mối quan hệ giữa quan xử và người được đưa ra xét xử, tuy nhiên Cải đã đút lót cho thầy lý để mong được khoan nhượng

- Tính kịch thể hiện rõ ở lời nói và hành động của 2 nhân vật:

+ Cải ung dung, nghĩ mình chắc thắng lẽ phải sẽ về phía mình vì đã đút lót tiền cho quan

+ Thầy lí úp bàn tay trái lên bàn tay phải và nói “nhưng nó phải bằng hai mày”

Câu 2 

- Nghệ thuật gây cười qua lời của thầy lí ở cuối truyện:

+ Lẽ phải được biểu thị qua những ngón tay – tượng trưng cho số tiền mà Cải và Ngô đút lót thầy lí

⇒ Qua đó phê phán tố cáo sự bất công trong đời sống, dùng đồng tiền để mua lẽ phải, tiền nhiều thì lẽ phải nhiều, tiền ít lẽ phải ít.

Câu 3

- Ngô và Cải là 2 nhân vật tượng trưng cho người nông dân trong xã hội xưa:

+ Họ vừa đáng thương vừa đáng trách

+ Là nạn nhân của chế độ phong kiến bất công

Soạn bài: Nhưng nó phải bằng hai mày


Luyện tập

- Phân tích 2 truyện cười đã học:

+ Tam đại con gà: Thông qua chi tiết gây cười để phê phán thói giấu dốt, đã dốt còn huênh hoang

+ Nhưng nó phải bằng hai mày: Tố cáo sự bất công trong xã hội, dùng đồng tiền để mua lẽ phải

- Đặc trưng của thể loại truyện cười:

+ Thông qua tiếng cười hóm hỉnh để phê phán, tố cáo hay châm biếm chế giễu một loại người, một hiện tượng xấu trong xã hội

+ Nghệ thuật gây cười thường tinh tế, khéo léo, chứa đựng những mâu thuẫn trái tự nhiên.


Các bản soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày ngắn nhất khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác