logo

Soạn bài: Người trong bao (ngắn nhất)

Để đáp ứng được mong muốn của các bạn học sinh có 1 bản Soạn văn 11 ngắn nhất, dễ hiểu nhưng vẫn phải đầy đủ các ý chính, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI đã biên soạn bài Người trong bao ngắn nhất theo phương pháp đó. Hi vọng bản soạn văn này sẽ giúp các bạn hiểu bài nhanh chóng hơn.


Khái quát tác phẩm Người trong bao

Soạn bài Người trong bao ngắn nhất | Soạn văn 11 ngắn nhất – TopLoigiai


Soạn bài Người trong bao


Câu 1

Nhân vật Bê-li-cốp được miêu tả khá kỹ với bộ mặt được giấu trong áo bành tô bẻ cao và mắt đeo kính râm, luôn mặc áo màu đen, đi giày cao su, mặc áo bông trần. Đồ dùng của hắn luôn không đổi là cái ô, đồng hồ quả quýt, chiếc dao nhỏ để gọt bút chì,… Tất cả đồ dùng ấy đều được hắn để trong bao. Con người này chỉ dùng một từ lập dị để hình dung. Hắn luôn trốn tránh thực tại, co bó bản thân mình lại, y như đang nằm trong một cái bao.

Về tính cách, nhà văn miêu tả hắn cũng như vẻ bề ngoài, gò bó, lập dị. Hắn luôn trốn tránh thực tại, ca ngợi quá khứ “Ngợi ca tiếng Hy-lạp cổ”, luôn bảo thủ, giáo điều, sùng bái cấp trên, nghe lời như một cái máy. Bên cạnh đó hắn cũng là người luôn cô độc, lo lắng, sợ hãi. Bằng chứng là hắn “ở nhà đóng kín cửa, cài then, buồn ngủ chật như một cái hộp, khi ngủ thì trùm đầu kín mít”, câu cửa việc của hắn là “nhỡ lại xảy ra chuyện gì”. Ta có thể nhận thấy, Bê-li-cốp là một con người cô độc, lạc lõng, luôn sợ hãi thay đổi, hắn thích sự rập khuôn có sẵn như một cái máy, tự hài lòng với cuộc sống của mình.

Lối sống ấy không chỉ ảnh hưởng đến mình hắn, mà nó còn ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Hắn khiến mọi người sợ hắn, cả thầy hiệu trưởng cũng sợ hắn,… Hắn khiến cả thành phố sợ khi hắn xuất hiện.

Có thể nói, Bê-li-cốp là đại diện cho những chỉ thị, thông tư cứng ngắc, cho những kiếp người, hiện tượng xã hội tồn đọng đã lâu trong một bộ phận tri thức Nga cuối thế kỉ XIX.


Câu 2

- Cái chết của Bê- li- cốp có hai nguyên nhân chính:

+ Nguyên nhân trực tiếp là do cú ngã cầu thang khi va chạm với Cô- va-len-cô và sự sốc trước thái độ của Va-re-ca – người mà hắn thầm mến.

+ Nguyên nhân sâu xa hơn là hắn lo sợ cú ngã ơ nhà Va-ren-ca sẽ truyền đến tai người khác, ảnh hưởng đến danh tiếng của hắn.

Tóm lại, hắn chết vì chính tính cách của bản thân. Hắn đã chui vào cái bao mà hắn tìm kiếm, cũng không ai có thể kéo được hắn ra khỏi cái bao ấy nữa.

- Trước cái chết của Bê-li-cốp, mọi người thờ ơ, nhẹ nhõm, thoải mái bởi trước khi chết, hắn đã khiến mọi người sợ hãi, căm ghét, bị ảnh hưởng rất nhiều. Tuy nhiên, chỉ sau một tuần, mọi chuyện lại đâu vào đấy, bởi lẽ, ngoài hắn ra, còn rất nhiều người trong bao, và tương lai có lẽ sẽ còn nhiều người như thế.

- Cái chết của Bê-li-cốp đánh lên một hồi chuông về nguy cơ của cuộc sống rập khuôn chán ngắt, cứ tiếp diễn đi, tiếp diễn lại và chúng ta cần phải tìm cách thay đổi cuộc sống đó đi.


Câu 3

Truyện sử dụng hình ảnh cái bao với hàm ý rất sâu sa. Cái bao vốn là vật dụng để đựng đồ vật, nhưng ở đây đã được tác giả khéo sử dụng để chỉ sự gò bó, tự thu hẹp chính mình của một số người trong xã hội Nga cuối thế kỉ XIX mà ở đây là Bê-li-cốp.

Đối tượng chính là những con người tự biến mình thành một cái bao, tự gò bó mình vào một chỗ, biến mình thành một cái máy. Từ đó, nhà văn mở rộng ra vấn đề của xã hội, đó là sự trì trệ, khủng hoảng về mọi mặt, không khác gì đang mắc kẹt trong một cái bao.


Câu 4

Đặc sắc nghệ thuật của Người trong bao thể hiện trước hết qua việc xây dựng nhân vật. Nhà văn đã xây dựng lên nhân vật Bê-li-cốp có cả ngoại hình, tính cách, lối sống,… chúng đồng bộ với nhau. Nó trở thành hình tượng điển hình cho “cái bao”.

Đặc sắc nghệ thuật còn thể hiện qua cách chọn ngôi kể và giọng kể. Tác giả đã rất thông minh khi chọn ngôi kể là người thầy giáo ở phòng đối diện của Bê-li-cốp, nó vừa tạo góc nhìn khách quan, vừa đủ gần để tạo sự tin tưởng cho người đọc, kết hợp giọng kể mỉa mai, châm biếm, đi kèm bình luận đã thể hiện được suy nghĩ của tác giả.

Bên cạnh đó, nghệ thuật tương phản, xây dựng hình tượng Bê-li-cốp trái ngược hoàn toàn mọi người xung quanh cũng góp phần tạo nên thành công của tác phẩm.


Câu 5

Người trong bao đã đề cập đến rất nhiều vấn đề thời sự. Nó phản ánh sự bế tắc, trì trệ xã hội Nga những năm cuối thế kỉ XIX. Đó là một xã hội gò bó với những luật lệ, thông cáo, con người trong xã hội ấy thu mình lại như ở trong một cái bao. Từ đó tác phẩm gióng lên hồi chuông nhắc nhở về sự thay đổi của xã hội, đồng thời nhắc nhở mọi người về lối sống trong bao cần phải từ bỏ, nhắc chúng ta phải sống cởi mở hơn, thân thiện với mọi người.


LUYỆN TẬP


Câu 3

Không thể thay nhan đề bằng nhan đề khác bởi về hình thức, nó thể hiện sự sáng tạo của tác giả và đây là cách dịch sát nghĩa nhất, về nội dung, nó khái quát được chủ đề chính của tác thẩm, đồng thời nó cũng tạo ấn tượng cho độc giả.


Câu 4

Một số tục ngữ, thành ngữ Việt Nam nói về lối sống và kiểu người trong bao:

- Nhát như thỏ đế

- Sống như rùa rụt cổ, như rắn mất đầu

- Nước trong không có cá

- Khép nép quá không có bạn

….

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác