logo

Soạn bài: Nghị luận trong văn tự sự (ngắn nhất)


Soạn bài: Nghị luận trong văn tự sự (ngắn nhất)


I, Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự

Câu 1 (trang 137 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Đọc các đoạn văn

Câu 2 (trang 137 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

a, Những câu văn nghị luận trong các đoạn trích là:

- Đoạn trích (a):

+ Vấn đề nghị luận: những người quanh ta, nếu không chịu tìm hiểu rõ về họ, thì ta thấy họ toàn những điều gàn dở, ngu ngốc

+ Dẫn chứng : “vợ tôi đau chân …nghĩ đến một cái gì khác đâu”

+ Lí lẽ: “ khi người ta khổ quá rồi … che lấp mất”

+ Kết luận vấn đề: “tôi chỉ buồn chứ tôi không giận”

- Đoạn trích (b)

+ Các vấn đề nghị luận:

. Vấn đề ghen tuông hay xảy ra giữa  những người phụ nữ “ ghen tuông thì cũng người ta thường tình”

. Gợi ra một đạo lý làm người : “Nghĩ cho khi gác viết kinh – Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo”

. Vấn đề hợp pháp của mối quan hệ xã hội: “chồng chung cho dễ ai chiều cho ai”

b) Phân tích từng đoạn trích:

- Đoạn trích (a) luận điểm: “ đối với những người quanh ta, nếu ta không cố … không bao giờ ta thấy họ đáng thương”

- Đoạn trích (b) luận điểm là: 3 vấn đề chính mà nhân vật nhắc đến : quan hệ xã hội, đạo lý làm người, thói ghen tuông thường tình.

=> Đề làm rõ luận điểm, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể (Lão Hạc lấy vợ lão làm dẫn chứng) và đưa ra những lý lẽ đầy đủ ( trong đoạn trích Kiều báo ân báo oán)

- Các câu văn trong văn bản tự sự thường là những câu trần thuật.

- Các từ ngữ được dùng để lập luận thương mang tính chất khẳng định và chắc chắn.


II. Luyện tập

Câu 1 (trang 139 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Trong đoạn trích (a), đó lời của ông giáo, ông giáo đang thuyết phục tất cả các đọc giả về vấn đề hãy cố gắng tìm hiểu, cảm thông những người xung quanh, đừng đánh giá con người qua vẻ bề ngoài.

Câu 2 (trang 139 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

-  Ở từng vấn đề, Hoạn Thư đều đưa ra những lí lẽ lập luận hết sức thuyết phục: trước tiên Hoạn Thư lập luận về vấn đề ghen tuông, đó là chuyện thường tình hay có ở những người đàn bà => sau đó lại khéo léo gợi lại việc Hoạn Thư đã nương tay với Thúy Kiều khi ở gác chép kinh và không đuổi bắt Thúy Kiều khi nàng chạy trốn. Cuối cùng Hoạn Thư lập luận về vấn đề chồng chung, là không ai có thể nhường cho ai được. => Những lí lẽ lập luận đã khiến nàng Kiều phải tỏ rõ lời khen ngợi bởi sự khôn ngoan, và cách lập luận tài tình của Hoạn Thư.

Soạn bài: Nghị luận trong văn tự sự (ngắn nhất) | Soạn văn 9 ngắn nhất – TopLoigiai

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác