logo

Soạn bài: Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường (siêu ngắn)


Soạn bài: Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường

1. Một số đề cùng loại:

- Kể về một việc làm tốt của em.

- Kể về một lần em mắc khuyết điểm.

- Kể về một người bạn tốt của em.

- Kể về một chuyến đi chơi cùng lớp.

2. Theo dõi quá trình thực hiện một đề tự sự.

- Bài làm sát với yêu cầu của đề.

- Các sự việc đều xoay quanh chủ đề nói về người ông hiền từ, yêu hoa, yêu cháu.

=> Bài văn đáp ứng được yêu cầu của đề, các sự việc bám sát với chủ đề.

3. Lập dàn ý cho đề văn tự sự.

a) Kể về một kỉ niệm đáng nhớ.

Mở bài:

– Giới thiệu về ngày đi học đầu tiên đáng nhớ.

– Cảm xúc, ấn tượng chung của em trong ngày đầu tiên đi học ấy.

Thân bài:

  • Trước khi tới trường:

– Cảnh sắc thiên nhiên, tâm trạng (miêu tả cảnh và miêu tả nội tâm).

– Chuẩn bị đến trường: Bút thước, sách vở, các đồ dùng khác...

– Trên đường đi tới trường: Cảnh vật, tâm trạng, bạn bè...

  • Tới trường:

– Cảnh ngôi trường: Cổng trường, sân trường, không khí náo nức, đông vui rộn rã của các bạn học sinh và các bậc phụ huynh...

– Lớp học: Phòng học, cô giáo, bạn bè, đồ dùng trong lớp...

– Tâm trạng, cảm xúc trước những điều mới lạ.

  • Các sự việc gây ấn tượng sâu sắc:

– Cô giáo, một vài bạn trong lớp.

– Sự việc hoặc người bạn cùng bàn đáng ghi nhớ.

– Bài học đầu tiên.

Kết bài:

– Ý nghĩa của trường lớp đối với tuổi thơ.

– Ấn tượng, cảm xúc sâu sắc của bản thân, lời hứa của bản thân.

b) Kể về một chuyện vui sinh hoạt.

Mở bài:

- Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

Thân bài:

- Kể lại diễn biến của câu chuyện.

     + Thời gian địa điểm xảy ra câu chuyện?

     + Tình huống đáng cười trong câu chuyện là gì?

     + Câu chuyện kết thúc ra sao?

- Em rút ra được điều gì từ câu chuyện đó?

Kết bài: Ấn tượng mà câu chuyện để lại trong em là gì?

 c) Kể về một người bạn mới quen.

  Mở bài: giới thiệu khái quát về người bạn mới quen đó.

  Thân bài: kể về người bạn mới quen.

* Kể về lần đầu gặp gỡ:

- Lần đầu tiên gặp bạn ấy là trong hoàn cảnh nào? Có đặc biệt không?

- Ấn tượng đầu tiên của em trong lần đầu gặp mặt đó. (Tính cách, ngoại hình...)

* Miêu tả ngoại hình của bạn đó:

- Dáng người.

- Cách ăn mặc.

- Khuôn mặt, đôi mắt, mái tóc.

* Nói về tính cách và tình cảm của bạn ấy:

- Bạn ấy rất là chăm chỉ.

- Học cực giỏi.

- Bạn ấy luôn tận tình giúp đỡ bạn bè.

- Chịu khó học hỏi, thích tìm hiểu, quan sát.

- Tự giác giúp đỡ bố mẹ.

- Được mọi người xung quanh yêu mến.

* Mối quan hệ của bạn đối với thầy cô, bạn bè:

- Hay quan tâm giúp đỡ bạn bè.

- Ngoan lễ phép với thầy cô giáo.

Kết bài:

- Nêu cảm nghĩ của em về người bạn ấy.

- Em rất mến bạn.

- Em sẽ giữ gìn tình bạn tốt này.

d) Kể về một cuộc gặp gỡ.

Mở bài:

- Giới thiệu về cuộc gặp gỡ.

Thân bài: Kể về cuộc gặp gỡ.

* Cuộc gặp như thế nào?

- Tụi em đi thành một tốp thẳng hàng vào bên trong quân đội.

- Chúng em đi thăm mọi nơi của quân khu.

- Khi đến thao trường, em nhìn thấy các chú tập luyện.

- Em ấn tượng nhất với chú cầm cây súng đứng yên canh gác không hề động đậy.

- Em tò mò và ngạc nhiên đứng nhìn.

- Bỗng chú đến bên em và hỏi em nhìn gì.

* Diễn biến cuộc gặp:

- Em và chú nói chuyện với nhau.

- Chú hỏi tên em, ba mẹ em.

- Em và chú nói chuyện rất vui.

- Chú kể về công việc của chú cho em nghe.

- Em và chú nói chuyện mà không biết đến giờ em phải về.

* Kết thúc cuộc gặp gỡ:

- Em chào chú về.

- Chú xoa đầu em nói em gắng học và nghe lời ba mẹ.

- Chú hứa sẽ đến thăm em.

* Ấn tượng về người gặp:

- Chú rất đẹp trai và oai phong.

- Chú rất vui tính, hoà đồng và thân thiện.

- Chú vô cùng ân cần, dịu dàng.

Kết bài: Cảm nghĩ của em về cuộc gặp gỡ.

- Đây là cuộc gặp gỡ thú vị.

- Cuộc gặp gỡ cho em biết nhiều điều về những điều em chưa biết.

 e) Kể về những đổi mới ở quê em.

Mở bài:

- Giới thiệu quê em: Ở đâu? (Thành thị? Nông thôn? Tỉnh? Vùng đồng bằng? Miền núi? Miền biển?)

- Trong một năm qua quê em có nhiều đổi mới.

Thân bài:

* Trước khi đổi mới:

- Cơ sở vật chất (nhà cửa, đường xá...)

     + Nhà: Nhỏ thấp, lụp xụp...

     + Đường: Bằng đất, mưa thì lầy lội, nắng thì bụi bặm...

     + Chợ: Ít hàng hóa, chưa có nhiều hàng quán...

     + Trường học: Nhỏ, ít phòng học, tối tăm...

- Đời sống của người dân:

     + Chủ yếu làm nghề nông, rất vất vả.

  + Thu nhập thấp.

     + Cuộc sống gặp nhiều khó khăn: Trẻ em phải bỏ học hoặc không chú ý tới học hành, không có điều kiện khám chữa bệnh tốt.

* Hiện nay:

- Cơ sở vật chất:

     + Nhà cửa khang trang, có nhiều nhà cao tầng...

     + Đường được sửa chữa, xây dựng mới, đi lại thuận tiện...

     + Chợ: Đông vui, nhộn nhịp, nhiều loại hàng hóa...

     + Trường học: Trường cũ được sửa chữa, nhiều trường mới được xây thêm..., phòng học có đèn, có quạt... (miêu tả thêm về những thứ mới trong trường mình)

     + Có thêm ngân hàng, bệnh viện, công viên... (miêu tả những nơi đó)

- Đời sống của người dân:

     + Cải thiện hơn: Thu nhập cao hơn nhờ biết áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, tăng năng suất...

     + Trong gia đình có nhiều tiện nghi như: Ti vi, tủ lạnh, điều hòa, xe máy...

     + Trẻ em được quan tâm hơn trong việc học hành...

     + Người dân đã có nơi khám chữa bệnh...

Kết bài:

- Quê em đã có nhiều thay đổi.

- Yêu mến quê hương.

- Quyết tâm học tốt để xây dựng quê hương...

e) Kể về thầy cô giáo.

Mở bài:

– Giới thiệu vài nét về thầy hoặc cô giáo mà em dự định kể.

– Kể lại vài ấn tượng của em về người thầy/cô giáo mà em yêu mến.

Thân bài:

– Hãy tả đôi nét về thầy/cô giáo như về ngoại hình, tính cách, nếu một số ấn tượng rõ nét của em về thầy cô giáo.

– Kể lại kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy/ cô giáo đó.

– Em đã trở thành học sinh lớp 6, nêu cảm nhận về thầy/ cô giáo cũ của mình.

Kết bài:

– Cảm nghĩ của em thầy cô giáo đó. Từ đó nêu ra sự kính trọng khi không còn được học với thầy/ cô giáo cũ.

– Nêu lên quyết tâm phấn đấu học tập để không phụ lòng thầy/cô của mình.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác