logo

Soạn bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận (ngắn nhất)


Soạn bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Câu 1(trang 112 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

a,

- Vấn đề được nhắc đến trong đoạn trích là ảnh hưởng của văn học Pháp đến thơ Việt Nam.

- Tác giả đã bày tỏ quan điểm vừa thừa nhận sự ảnh hưởng của Pháp, vừa khẳng định những giá trị riêng của văn học Việt Nam.

b, Thao tác lập luận được sử dụng chủ yếu là phân tích. Ngoài ra, tác giả còn kết hợp thao tác so sánh, bác bỏ, bình luận.

c, Một bài (đoạn) văn sử dụng nhiều thao tác lập luận chưa chắc đã hay. Cái làm nên một bài văn hay là vấn đề mà nó truyền tải, kết hợp cùng cách viết. Chính vì thế, để tạo được một bài (đoạn) văn hấp dẫn ta cần phải xác định được thao tác lập luận phù hợp. Muốn làm được điều đó, ta cần phải xác định rõ vấn đề và mục đích của bài viết. Khi xác định được phương thức chính, trong quá trình lập luận, sử dụng thêm các phương pháp khác để phát triển nội dung. Khi đó ta sẽ đạt được bài viết thành công.

Câu 2(trang 113 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Trong xã hội ngày càng phát triển ngày nay, đòi hỏi thanh niên phải có rất nhiều phẩm chất để bắt kịp thời đại như năng động, kiên trì, có tri thức,… Một trong những đức tính khá quan trọng là cần cù, chăm chỉ. Cần cù chăm chỉ là phẩm chất mỗi thanh niên cần có từ trước, nhưng trong xã hội ngày nay. Nó chiếm một vai trò khá quan trọng trong việc quyết định thành công. Bên cạnh những yếu tố để thành công khác, chăm chỉ cần cù giữ một vai trò khá quan trọng. Bởi lẽ, mọi việc trong cuộc sống ngày nay không dễ dàng thực hiện, và để hoàn thành nó, bạn cần có thời gian dài. Nếu bạn lười biếng, thời gian bạn làm công việc đó sẽ kéo dài mãi, và có khi chẳng bao giờ thực hiện được. Chăm chỉ kết hợp cùng kiên trì sẽ tạo thành bộ đôi vô địch. Khi thất bại, cứ làm lại, vừa kiên trì, vừa chăm chỉ, rất nhanh bạn sẽ chạm đến thành công. Thế mới nói, chẳng thể sai khi cần cù có thể bù thông minh. Ta có thể bù khuyết thiếu bằng cách chăm chỉ không ngừng để tìm lối ra. Chăm chỉ, chính là một phẩm chất quan trọng mà thanh niên ngày nay lên có.

Câu 3(trang 113 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Vấn đề: Nên hay không nên bàn về những nhược điểm của người Việt Nam.

Nên hay không nên bàn về những nhược điểm của người Việt Nam? Đây là một vấn đề hay nhưng thật sự không khó để trả lời. Là con người, bên cạnh những điểm tốt, chắc chắn không thoát khỏi những điểm xấu, và con người Việt Nam chắc chắn cũng như vậy. Bên cạnh những đức tính tốt đẹp như cần cù lao động, đoàn kết,… ta phải thừa nhận người Việt Nam còn khá nhiều điểm xấu như trì trệ trong công việc, tránh né giải quyết tiêu cực,… Việc bàn về những nhược điểm của người Việt Nam thật sự là một việc nên làm, bởi lẽ, để cải thiện được nhược điểm, con người cần thẳng thắn đối diện, không được chối bỏ nó. Trước tình hình muốn khắc phục đất nước, việc bàn về những nhược điểm để tìm được hướng đi là điều cấp thiết phải làm. Tuy nhiên, bàn về nhược điểm không có nghĩa là bới móc ra mọi khuyết điểm, bởi lẽ con người sẽ chẳng bao giờ hoàn hảo được, nên thứ ta cần bàn đến là những khuyết điểm có ảnh hưởng to lớn đến quá trình phát triển đất nước và hình ảnh của nước ta trong mắt bạn bè. Bàn về những khuyết điểm như thế thì việc đưa ra nhược điểm và giải quyết là việc nên làm.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác